Lưu ý cho doanh nghiệp trước thềm ‘chung kết’ RCEP
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế là điều quan trọng doanh nghiệp cần quan tâm để tận dụng triệt để cơ hội từ RCEP và các hiệp định thương mại (FTA) khác.
Tạp chí điện tử Nhà quản trị - TheLEADER Magazine
Cơ quan báo chí của Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam - VACD
Website: www.theleader.vn (tiếng Việt); e.theleader.vn (tiếng Anh)
Tổng biên tập: Nguyễn Cao Cương
Phó tổng biên tập: Trần Ngọc Sơn
Tòa soạn: Tầng 7, tòa nhà HCMCC số 249A Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội
Điện thoại: (024) 3244 4359 - Hotline: 08887 08817
Email: toasoan@theleader.vn (tiếng Việt); editor@theleader.vn (tiếng Anh)
ISSN: 2615-921X
Trải qua chặng đường 6 năm đàm phán RCEP, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, đây là một cuộc đàm phán thương mại phức tạp do cả 16 nước cùng đạt được một mức độ mở cửa thị trường chung là điều rất khó.
Phiên đàm phán chính thức Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực RCEP lần thứ 28 do Bộ Công thương Việt Nam đăng cai tổ chức tại Đà Nẵng đã chính thức khai mạc hôm nay và dự kiến được diễn ra trong 5 ngày tới.
Đây là phiên đàm phán chính thức cuối cùng trong năm 2019 với mục tiêu xử lý nốt những vấn đề còn tồn đọng để hướng tới mục tiêu kết thúc việc đàm phán hiệp định.
Tại đó, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã đánh giá cao nỗ lực của các trưởng đoàn và tất cả các nhà đàm phán của 16 nước tham gia đàm phán Hiệp định đã đạt được nhiều tiến bộ rõ nét, đặc biệt là từ đầu năm 2019 đến nay.
Thêm nữa, Bộ trưởng cho rằng đàm phán Hiệp định RCEP đang đi vào giai đoạn cuối cùng đòi hỏi quyết tâm chính trị cao của các nước để có thể kết thúc đàm phán và đề nghị các nước hết sức nỗ lực tìm giải pháp sáng tạo, linh hoạt nhằm hướng đến sự thống nhất để xử lý những vấn đề còn tồn đọng.
"Là nước chủ nhà của phiên đàm phán này và sẽ là nước Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam sẽ cố gắng hết sức và phối hợp với tất cả các nước phấn đấu đạt mục tiêu trên cũng như hướng tới mục tiêu ký kết Hiệp định RCEP trong năm 2020", Bộ trưởng cho biết.
Theo đó, Hiệp định RCEP được 16 quốc gia (ASEAN và các đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ) tham gia đàm phán với sự dẫn dắt của ASEAN.
Dự kiến, Hiệp định RCEP sẽ thành lập khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với 47,4% dân số, trên 30% GDP, 29,1% giá trị thương mại và 32,5% luồng vốn đầu tư toàn cầu.
Các nước thành viên sẽ cam kết mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan và thiết lập quy tắc xuất xứ tạo thuận lợi cho thương mại, giảm thiểu các rào cản thương mại.
Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ tạo ra một khu vực thương mại tự do có quy mô lớn nhất thế giới với sự phát triển của các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu, giúp thúc đẩy hơn nữa phát triển kinh tế của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam và các đối tác.
Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực đang gặp phải những trở lực nhất định của bảo hộ mậu dịch, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, thành công của Hiệp định sẽ đóng góp vào việc tạo lập cấu trúc thương mại mới trong khu vực, thúc đẩy toàn cầu hóa theo hướng tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.
Mức độ bao phủ của RCEP lớn hơn khá nhiều so với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Bộ trưởng cho rằng dù đàm phán đang đi vào "giai đoạn cuối", tuy nhiên không loại trừ những khó khăn, phát sinh vào bất cứ thời điểm nào bởi đây là quá trình phức tạp đòi hỏi các bên phải tìm ra giải pháp, điểm cân bằng về lợi ích của các thành viên.
Cho đến nay, các nhà đàm phán từ 16 quốc gia đã kết thúc đàm phán được 7 trong số 20 chương, bao gồm hải quan và thuận lợi hóa thương mại, mua sắm nhà nước, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, và các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
13 chương còn lại liên quan đến nhiều vấn đề từ thương mại điện tử tới cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, viễn thông và mở cửa thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư.
RCEP là một hiệp định thương mại kết nối 2 quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ; cũng là lần đầu tiên kết nối hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Nhật Bản.
Đặc biệt, RCEP có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang nhập siêu khá lớn từ khu vực này.
Khi RCEP được ký kết và đi vào hiệu lực, nguồn nguyên liệu sản xuất doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ các nước trong khối 'ASEAN + 6' cũng sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước có ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam.
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế là điều quan trọng doanh nghiệp cần quan tâm để tận dụng triệt để cơ hội từ RCEP và các hiệp định thương mại (FTA) khác.
Chênh lệch lớn trình độ phát triển dẫn tới mâu thuẫn trong ưu đãi thuế quan được nhận định là nguyên nhân khiến đàm phán RCEP kéo dài.
Các quốc gia Đông Nam Á mới đây tiếp tục khẳng định sự ủng hộ đối với thương mại tự do trong bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu có khả năng gây tổn thương xuất khẩu.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.