Quốc tế

Căng thẳng thương mại dâng cao ‘đốt’ nóng RCEP

Thu Uyên Thứ hai, 03/09/2018 - 18:51

Các quốc gia Đông Nam Á mới đây tiếp tục khẳng định sự ủng hộ đối với thương mại tự do trong bối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu có khả năng gây tổn thương xuất khẩu.

Căng thẳng thương mại có thể gây ảnh hưởng đến xuất khẩu - động lực phát triển của nhiều quốc gia ASEAN. Ảnh: Pei Xin/Xinhua/Getty Images

Bộ trưởng kinh tế các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã đồng ý tăng cường hiệp định thương mại (FTA) trên nền tảng Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm đảm bảo các rào cản thương mại được giảm dần xuống.

"Thành viên ASEAN và RCEP đều tin vào hệ thống đa phương và một hệ thống dựa trên luật lệ. Chúng tôi tin rằng đây là cách tốt nhất để vượt qua nhiều thách thức đang phải đối mặt trong môi trường kinh tế toàn cầu như hiện nay", Asian Nikkei Review dẫn lời Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing.

Một trong những kết quả đàm phán cuối tuần là cam kết thúc đẩy và làm sâu sắc hơn FTA giữa ASEAN và Trung Quốc. Vào tháng 1 tới, hai bên sẽ cùng sửa đổi quy tắc cho một số sản phẩm cụ thể để phù hợp với mục tiêu tiếp tục thúc đẩy thương mại.

Bên cạnh đó, khối này cũng sẽ kết thúc nghiên cứu khả thi liên quan đến FTA với Canada. FTA với Úc và New Zealand cũng được cập nhật và cải thiện.

Tái tập trung vào các FTA song phương diễn ra trong bối cảnh ASEAN đang nỗ lực đạt được "kết luận đáng kể" đối với RCEP vào cuối năm nay.

Ông Chan cho biết "thỏa thuận lớn đang trong tầm nhìn", ám chỉ các thành viên RCEP có khả năng đạt được thỏa thuận này vào cuộc họp thượng đỉnh ASEAN vào tháng 11 tới nhưng sự lo lắng về những trở ngại có thể phát sinh trong giai đoạn cuối vẫn hiện hữu.

Đàm phán RCEP đã kéo dài trong vòng 5 năm nay và các quốc gia thành viên cần phải có những thỏa hiệp đáng kể để có thể kết thúc trong năm nay. Những nỗ lực trước đó mong muốn đạt được thỏa thuận vào cuối 2015 và 2016 đều thất bại và điều này có thể xuất phát từ những ý tưởng khác nhau về thương mại tự do giữa các quốc gia.

Trong khi Trung Quốc và Ấn Độ khá cảnh giác với tự do hóa thương mại, các nền kinh tế đang phát triển như Lào lại gặp khó khăn khi phải đối mặt với những quốc gia có vị thế kinh tế cao hơn như Nhật Bản.

Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực đang có sự bất đồng khi Nhật Bản và Úc muốn sự tự do hơn trong di chuyển dữ liệu xuyên biên giới, Trung Quốc lại mong muốn sự quản lý của Nhà nước. Trong khi Nhật Bản muốn tăng cường bảo vệ tài sản trí tuệ thì Ấn Độ lại muốn nới lỏng quy chế.

Nếu các điều khoản thương mại tự do của RCEP yếu hơn so với các điều khoản được bảo đảm bởi các FTA khác, hiệp định này sẽ mất dần ý nghĩa. ASEAN hiện đã có FTA riêng với sáu thành viên RCEP khác nên việc nâng cấp các điều khoản của các FTA này được xem là việc đặt nền móng cho một hiệp định rộng hơn.

"Chúng tôi phải đảm bảo rằng sẽ tiếp tục xây dựng mối liên kết với nhiều quốc gia hơn nhằm đa dạng hóa, không phụ thuộc vào bất kỳ thị trường cụ thể nào, giúp các doanh nghiệp không phải đối mặt với sự gián đoạn ngay cả khi một thị trường cụ thể bị gián đoạn", Asian Nikkei Review dẫn lời vị bộ trưởng của Singapore.

Trong bối cảnh gia tăng chủ nghĩa bảo hộ, các nhà lãnh đạo ASEAN hướng tới thúc đẩy tự do hóa thương mại nhưng lo lắng rằng chiến tranh thương mại sẽ làm chậm đi những nỗ lực này.

Đầu tháng 7 vừa qua, RCEP được cho là có khả năng đạt được ký kết vào cuối năm nay. Với số lượng thành viên như hiện tại, RCEP đang tạo ra một khu vực thương mại tự do chiếm một nửa dân số thế giới và khoảng 30% giá trị thương mại toàn cầu.

Hiện ASEAN đang tiếp tục hạ thấp các hàng rào thương mại trong khu vực, bao gồm hơn 20% thương mại toàn cầu, 98,6% thuế quan nội khối được dỡ bỏ, tăng lên so với con số 96,01% trước đó.

Thỏa thuận thương mại RCEP có thể được ký cuối năm nay

Thỏa thuận thương mại RCEP có thể được ký cuối năm nay

Quốc tế -  6 năm
16 quốc gia tham gia hiệp định đang tìm kiếm một thỏa thuận nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng từ Mỹ.
Thỏa thuận thương mại RCEP có thể được ký cuối năm nay

Thỏa thuận thương mại RCEP có thể được ký cuối năm nay

Quốc tế -  6 năm
16 quốc gia tham gia hiệp định đang tìm kiếm một thỏa thuận nhằm chống lại chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng từ Mỹ.
TPP-11 chuẩn bị 'mở cửa', hàng loạt quốc gia mới góp mặt

TPP-11 chuẩn bị 'mở cửa', hàng loạt quốc gia mới góp mặt

Quốc tế -  6 năm

Nhiều cái tên mới đang cho thấy khả năng gia nhập TPP 11 ngay sau khi hiệp định này dự kiến có hiệu lực vào năm sau.

Nỗ lực từ AmCham liệu có thể kéo Mỹ quay trở lại TPP?

Nỗ lực từ AmCham liệu có thể kéo Mỹ quay trở lại TPP?

Quốc tế -  6 năm

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (AmCham) khẳng định Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một thỏa thuận tốt cho cả nước Mỹ và người dân Mỹ.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Grab Việt Nam thay tướng sau khi nhận 'gáo nước lạnh' từ Xanh SM

Hồ sơ quản trị -  48 phút

Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Động lực mới cho phát triển kinh tế

Tiêu điểm -  2 giờ

Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu

Phát triển bền vững -  2 giờ

Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng

Vàng -  2 giờ

Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  4 giờ

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.