Tiêu điểm
Lưu ý cho doanh nghiệp trước thềm ‘chung kết’ RCEP
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa để hưởng ưu đãi thuế là điều quan trọng doanh nghiệp cần quan tâm để tận dụng triệt để cơ hội từ RCEP và các hiệp định thương mại (FTA) khác.
Khởi động đàm phán năm 2013, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) nhằm mục đích thiết lập nền tảng hợp tác kinh tế sâu sắc hơn giữa 10 nước ASEAN với các đối tác, bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.
Hiệp định này dự kiến sẽ kết thúc đàm phán trong năm nay.
Nếu được ký kết, RCEP sẽ tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới với khoảng 3,5 tỷ dân, chiếm tới 30% GDP toàn cầu.
Chia sẻ bên lề hội thảo “RCEP: Tình hình đàm phán và những vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm”, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định RCEP sẽ kết nối vùng kinh tế năng động và phát triển nhất hiện nay.
Thị trường này đang bao phủ toàn bộ hoặc gần như toàn bộ chuỗi sản xuất của nhiều sản phẩm mà Việt Nam có thế mạnh.
Ví dụ như sản phẩm điện tử được nhập khẩu chíp từ Hàn Quốc, Nhật Bản, sản xuất tại Việt Nam và sau đó xuất khẩu sang các nước. Dệt may cũng như vậy khi nguyên liệu được nhập từ Trung Quốc rồi đến sản xuất trong nước và cuối cùng là xuất khẩu.
“Đây là khu vực có thể nói đang tạo ra điều kiện gần như lớn nhất cho Việt Nam để tận dụng các ưu đãi thuế quan, tạo ra sự khác biệt lớn với các hiệp định khác”, bà Trang nhấn mạnh.
RCEP sở hữu nhiều thị trường lớn với mức yêu cầu và độ khó tính không quá cao nên phù hợp với khá nhiều doanh nghiệp của Việt Nam.
Lợi ích của RCEP nằm chủ yếu ở việc hài hòa các quy tắc xuất xứ hàng hóa và thuế quan, do đó doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu và đáp ứng, bà Trang khuyến nghị.
Theo vị đại diện VCCI, RCEP sẽ tạo ra cạnh tranh mạnh hơn, không chỉ trong Việt Nam mà còn tại các nền kinh tế tham gia hiệp định này.
Hiện nay giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Trung Quốc với Nhật Bản chưa có hiệp định thương mại nào nhưng với RCEP, các quốc gia này sẽ được kết nối với nhau. Điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ bị gia tăng cạnh tranh tại Ấn Độ và Nhật Bản.
Bà Trang cho rằng các doanh nghiệp cần cải thiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa để cạnh tranh tốt hơn.
Một trong những lợi ích lớn nhất một hiệp định thương mại tự do mang lại chính là việc cắt giảm thuế quan giữa các thành viên, thúc đẩy xuất khẩu dễ dàng hơn.
Tuy vậy, để có thể hưởng ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp cần chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đảm bảo yêu cầu thông qua chứng nhận xuất xứ (C/O).
Tại hội thảo, bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết mỗi FTA lại có lộ trình giảm thuế khác nhau.
Do đó, khi doanh nghiệp xuất hàng sang cùng một đối tác nhập khẩu, hiệp định nào có thuế thấp hơn đồng thời doanh nghiệp có thể đáp ứng quy tắc xuất xứ thì lựa chọn.
Doanh nghiệp không nhất thiết phải sử dụng C/O của hiệp định mới nếu mức thuế không thấp bằng hiệp định vốn có.
Bà Hiền lưu ý C/O là chứng từ khai báo quốc tế nên ngôn ngữ trên C/O bắt buộc là tiếng Anh.
Vị đại diện của Cục Xuất nhập khẩu lấy ví dụ một doanh nghiệp Hải Phòng cho biết trong quá trình đề nghị cấp C/O, doanh nghiệp khai báo mặt hàng là “voi song” và trong tờ cũng khai thiếu mã HS.
Khi được yêu cầu bổ sung, doanh nghiệp này cũng đưa nhầm mã HS thay vì mã chính xác của mặt hàng đá vôi là “vôi sống”.
Mặc dù cả hai sản phẩm đều có xuất xứ thuần túy và trọng lượng tính bằng tấn nhưng bản chất hàng hóa lại sai hoàn toàn.
Sở hữu nhiều mặt hàng đáp ứng được quy tắc xuất xứ nhưng Việt Nam lại “mắc” trong việc chứng minh đáp ứng trong bối cảnh nhiều mặt hàng là nông, lâm, thủy sản được thu mua qua thương lái, hộ nông dân.
“Hóa đơn giá trị gia tăng không được coi là chứng từ xuất xứ, chỉ thể hiện giao dịch chứ không thể hiện hàng hóa đó được trồng tại đâu, nuôi tại đâu, làm ra tại đâu”, bà Hiền phân tích.
C/O cũng khác với khái niệm Made in Vietnam hay Product of Vietnam bởi đây là chứng từ nộp cho cơ quan hải quan của nước ngoài để hưởng ưu đãi thuế với hàng xuất khẩu.
“Đối với hàng sản xuất và tiêu dùng trong nước thì không ai xin C/O. Rất nhiều cửa hàng Made in Vietnam ngoài đường, chỉ có mác Made in Vietnam chứ không có C/O của Việt Nam”, bà phân tích.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần lưu ý vấn đề lưu trữ chứng từ cả bản cứng lẫn bản mềm, tránh trường hợp được yêu cầu chứng minh lại.
Vì sao RCEP chưa thể ‘cán đích’?
Tận dụng ưu đãi của Hiệp định AANZFTA để tăng xuất khẩu
Theo Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), các nước thống nhất cắt giảm từ 90-100% tổng số các dòng thuế theo lộ trình từ năm 2010 đến năm 2020.
Ba hiệp định thương mại bao trùm khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Các bộ trưởng thương mại của diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đã tiến hành thảo luận về các hiệp định thương mại khác nhau tại Hà Nội vào cuối tuần này.
Vĩnh Long khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án của T&T Group
UBND tỉnh Vĩnh Long đã khai trương tuyến phố đi bộ tại dự án Khu dân cư Phước Thọ để phục vụ Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh lần 1.
Khai trương Phu Long Pavilion và nhà mẫu Essensia Sky
Phú Long vừa khai trương Phu Long Pavilion, nhằm giới thiệu các dự án trên toàn quốc và trải nghiệm căn hộ mẫu Essensia Sky thuộc quần thể Essensia Nam Sài Gòn.
Be Group lấn sân mảng dịch vụ giúp việc theo giờ
Dịch vụ mới của Be Group đặt mục tiêu tạo ra hàng chục nghìn cơ hội tăng thu nhập cho người giúp việc tại Việt Nam, đặc biệt là lao động nữ.
Khi văn hóa doanh nghiệp ‘bắt trend’ cùng gen Z
Gen Z với phong cách sống năng động và cá tính đã tạo nên một làn gió mới đầy màu sắc và năng lượng trong văn hóa doanh nghiệp, thúc đẩy sự cởi mở, kết nối và sáng tạo mạnh mẽ, đưa các giá trị cốt lõi đến gần hơn với mỗi cá nhân trong tổ chức.
Cuộc chơi mới của Tập đoàn Bühler tại Việt Nam
Tập đoàn Bühler đẩy mạnh phát triển thiết bị ngành vật liệu công nghệ cao vào thị trường Việt Nam với kỳ vọng thúc đẩy ngành sản xuất công nghiệp xe điện tại đây.
Bí mật sau đà tăng trưởng thần tốc của thương mại điện tử
Thương mại điện tử được dự báo có thể tăng trưởng tới 35% mỗi năm trong bốn năm tới.
Gỡ nút thắt nguồn lực cho chuyển đổi xanh
Chuyển đổi xanh trong doanh nghiệp cần được kích hoạt thông qua tháo gỡ nút thắt trong triển khai các công cụ tài chính xanh.