Dành 10.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp xây nhà máy bán dẫn

Việt Hưng Thứ tư, 05/03/2025 - 15:14
Nghe audio
0:00

Nghị quyết 193 của Quốc hội có nhiều nội dung "cởi trói" cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do Nhà nước giao, cấp kinh phí.

3 điểm đột phá của Nghị quyết 193

Sau Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, tới lượt Quốc hội vào cuộc tạo cơ chế, chính sách đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia với Nghị quyết 193/2025/QH15 được thông qua vào ngày 19/02.

Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội gồm 4 chương và 17 Điều, quy định cụ thể về: hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; hoạt động chuyển đổi số quốc gia; và điều khoản thi hành.

Điểm đột phá của Nghị quyết 193 là chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Theo đó, tổ chức, cá nhân hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn trách nhiệm dân sự nếu gây ra thiệt hại cho Nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, khi đã thực hiện đầy đủ các quy trình, quy định liên quan.

Bên cạnh đó, tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước nhưng không đi đến kết quả như dự kiến thì không phải hoàn trả kinh phí đã sử dụng. Nhiệm vụ khoa học, công nghệ cũng được thực hiện theo phương thức khoán chi đến sản phẩm cuối cùng, khi đã có cam kết về sản phẩm của nhiệm vụ với chỉ tiêu chất lượng chủ yếu cần đạt được.

Đây được xem là những nội dung "cởi trói" cho hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện nay, nhất là đối với nghiên cứu do Nhà nước giao, cấp kinh phí. Trước đây, bài toán "nghiệm thu và quyết toán" luôn là trở ngại lớn nhất cho các nhà khoa học. Rất nhiều nhà khoa học từng lên tiếng về việc khó hợp thức hóa các khoản chi trong nghiên cứu khoa học theo quy định.

Điểm đột phá thứ hai của Nghị quyết 193 là từ Bộ Chính trị, Chính phủ cho tới Quốc hội đều đạt được sự thống nhất cao trong việc coi bán dẫn là "xương sống" của kỷ nguyên số, từ đó dành tối đa nguồn lực cho lĩnh vực này.

Nghị quyết 193 quy định doanh nghiệp Việt Nam đầu tư xây dựng nhà máy đầu tiên sẽ được hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư dự án trực tiếp từ ngân sách Trung ương trong trường hợp nhà máy nghiệm thu đưa vào sản xuất trước ngày 31/12/2030. Tổng mức hỗ trợ không vượt quá 10.000 tỷ đồng.

Một điểm đột phá khác là Nghị quyết 193 sẽ mở đường cho hạ tầng số, cụ thể là mạng 5G. Quốc hội thống nhất sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ doanh nghiệp triển khai mạng 5G với mức hỗ trợ một trạm phát sóng 5G là 15% chi phí thiết bị bình quân.

Tất nhiên, doanh nghiệp được hỗ trợ cũng đi kèm với những điều kiện ràng buộc là phải đạt tối thiểu 20.000 trạm phát sóng 5G được nghiệm thu đưa vào sử dụng từ ngày nghị quyết có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025.

Nghị quyết số 193/2025/QH15 được Quốc hội thông qua tạo cơ chế, chính sách đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: QH

Phản ứng nhanh với những vướng mắc

Ngoài những điểm đột phá trên, Nghị quyết 193 cũng quy định về thành lập, điều hành doanh nghiệp từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; cấp kinh phí nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo cơ chế quỹ; quyền sở hữu, quản lý, sử dụng đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trang bị để thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ; thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ưu đãi thuế cho doanh nghiệp và cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ...

Cùng với đó là quy định về chỉ định thầu trong quá trình mua sắm tài sản thực hiện các nhiệm vụ, dự án, hoạt động thuê dịch vụ công nghệ thông tin, chuyển đổi số; sử dụng ngân sách trung ương triển khai các nền tảng số dùng chung; miễn giảm thuế với thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học; ưu tiên đầu tư về khoa học công nghệ, nhất là những công nghệ chiến lược; doanh nghiệp được phép thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước…

Theo TS. Trần Hồng Nguyên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và tư pháp, Nghị quyết 193 quy định nhiều nội dung chưa có tiền lệ và "rất khó có thể khẳng định Chính phủ và các bộ, ngành đã lường hết được tất cả các nội dung".

Chẳng hạn, với quy định miễn trách nhiệm dân sự khi gây ra thiệt hại cho Nhà nước nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình, quy định trong quá trình nghiên cứu, Chính phủ cần phải quy định rất chi tiết, cụ thể; trường hợp sai một phần hoặc sai toàn bộ thì như thế nào? Cần phải ban hành khẩn trương các hướng dẫn đó như việc khẩn trương ban hành Nghị quyết 193, bà Nguyên nhấn mạnh.

Cùng với đó, cần tiếp tục rà soát văn bản pháp luật có liên quan. Ngoài ra, do Nghị quyết 193 có những chính sách thí điểm, đặc thù nên quá trình thực hiện sẽ có vướng mắc, khó khăn, Chính phủ cần giao cho một đơn vị nào đó phản ứng nhanh, thường xuyên tổng hợp thông tin, báo cáo Chính phủ để kịp thời xử lý.

Cuối cùng, cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố quyết định sự thành công khi thực hiện Nghị quyết 57 và Nghị quyết 193; có chính sách thu hút nhân tài ở nước ngoài một cách linh hoạt hơn, để họ dù ở nước ngoài vẫn có thể cống hiến cho đất nước chứ không phải chỉ là thu hút họ về Việt Nam.

Đồng tình với ý kiến trên, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn, đại biểu quốc hội hoạt động chuyên trách thuộc Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nêu, hiện các chính sách liên quan tới khoa học, công nghệ bị vướng cả ở luật và văn bản dưới luật.

Về phía Chính phủ cần rà soát các nghị định, thông tư hiện hành để tháo gỡ. Ông mong muốn Chính phủ cần nghiên cứu kỹ Điều 16 liên quan đến các quy định khác nhau về cùng một vấn đề và Điều 17 về quy định chuyển tiếp của Nghị quyết 193, làm rõ để thể chế hóa thành các quy định cụ thể, tạo cơ sở minh bạch, rõ ràng.

"Nghị quyết 193 đã có hiệu lực ngay khi Quốc hội bấm nút thông qua. Do vậy, Chính phủ cần tập trung quyết liệt để triển khai nghị quyết hiệu quả nhất bằng nhiều giải pháp đồng bộ cùng với các giải pháp đề ra trong Nghị quyết 57. Có như vậy mới rõ được về hiệu lực, tính khả thi của nghị quyết", ông Sơn bày tỏ.

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế công nghệ cao

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế công nghệ cao

Tiêu điểm -  1 tháng
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, nhu cầu về một Trung tâm đào tạo kỹ năng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cấp thiết.
Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế công nghệ cao

Động lực thúc đẩy phát triển kinh tế công nghệ cao

Tiêu điểm -  1 tháng
Trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số, nhu cầu về một Trung tâm đào tạo kỹ năng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn quốc tế ngày càng cấp thiết.
Lãnh đạo Pharma Group: Nghị quyết 57 là một chiến lược ấn tượng

Lãnh đạo Pharma Group: Nghị quyết 57 là một chiến lược ấn tượng

Tiêu điểm -  2 tháng

Lãnh đạo Pharma Group, ông Burak Pekmezci tin rằng, những chuyển đổi mạnh mẽ trong ngành dược phẩm sẽ giúp Việt Nam hoàn thành mục tiêu trong Nghị quyết 57.

Tinh thần 'Đảng viên tiên phong' của Nghị quyết 57

Tinh thần 'Đảng viên tiên phong' của Nghị quyết 57

Tiêu điểm -  3 tháng

Nghị quyết 57 đề cao chuyển đổi số là yêu cầu tất yếu của Đảng trong việc không ngừng đổi mới, giữ vững vai trò lãnh đạo đất nước trong thời đại mới.

Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn

Chủ tịch Viettel: Nghị quyết 57 tháo gỡ điểm nghẽn của điểm nghẽn

Leader talk -  3 tháng

Chủ tịch Viettel đánh giá cao cơ chế thí điểm công nghệ mới, cơ chế đặc biệt trong nghiên cứu, mua các bí mật công nghệ của nước ngoài có trong Nghị quyết 57.

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Vướng mắc giá FIT cho điện tái tạo: Bộ Công thương thúc EVN xử lý

Tiêu điểm -  1 ngày

Bộ Công thương yêu cầu EVN khẩn trương báo cáo giải quyết vấn đề hưởng giá FIT các dự án điện gió, điện mặt trời theo đúng yêu cầu Nghị quyết 233 của Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Thủ tướng đưa ra 3 sứ mệnh cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên chuyển đổi số

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp xây chiến lược dài hạn, đổi mới văn hoá, quản trị, tự sáng tạo đột phá thay vì chỉ ứng dụng và làm chủ công nghệ…

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Đối diện 'cơn sóng thần' thuế quan, bản đồ nào dẫn lối tránh cho doanh nghiệp Việt?

Tiêu điểm -  2 ngày

Giữa những bất định vì thuế quan, các hiệp định thương mại có sẵn là bước đệm giúp doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển hướng.

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Vasep đề xuất 2 gói hỗ trợ cứu xuất khẩu thủy sản trước biến động thuế quan từ Mỹ

Tiêu điểm -  3 ngày

Vasep kiến nghị loạt giải pháp nhằm duy trì xuất khẩu thủy sản trong bối cảnh Mỹ thay đổi chính sách thuế, doanh nghiệp đối mặt nguy cơ giảm đơn hàng và hàng tồn kho.

Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại

Hội Nhà báo Việt Nam 75 năm đồng hành cùng đất nước, vươn mình cùng thời đại

Tiêu điểm -  4 ngày

Khi đất nước đứng trước những cơ hội lịch sử để bứt phá, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đang vươn mình thay đổi, đồng hành cùng dân tộc.

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

PAN Group liên tục thay 'ghế nóng' ở công ty thành viên: Chiến lược đầy toan tính

Doanh nghiệp -  1 giờ

Thay đổi lãnh đạo ở PAN Group không đơn thuần là sự chuyển giao quyền lực mà còn là chuyển hướng kinh doanh, làm mới bộ máy điều hành và nâng cấp năng lực quản trị toàn diện.

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bùng nổ đại đô thị, nguồn cung nhà ở ngập thị trường

Bất động sản -  2 giờ

Các đại đô thị từ hàng trăm đến hàng nghìn ha đang bùng nổ khắp cả nước, mang đến nguồn cung bất động sản khổng lồ khuấy đảo thị trường.

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Loạt dự án lớn làm nóng thị trường nhà ở thấp tầng Hà Nội

Bất động sản -  3 giờ

Đầu năm 2025, thị trường bất động sản thấp tầng tại Hà Nội ghi nhận sức bật rõ rệt với tâm điểm là các đại đô thị lớn phía Đông và Tây.

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Sai lầm trong lãnh đạo: Khi trợ lực hóa trở lực

Leader talk -  3 giờ

Trong bối cảnh thế giới liên tục biến động, vấn đề không còn nằm ở việc lãnh đạo có mặt hay không mà là hiện diện một cách đúng đắn và kịp thời hay chưa.

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

CEO FPT tiết lộ 3 nguyên tắc vàng giúp doanh nghiệp thực hành ESG hiệu quả

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

FPT với triết lý lấy con người làm trung tâm đang từng bước gây dựng và nuôi dưỡng lực lượng nhân tài trẻ hùng hậu, thông qua thực hành ESG.

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Mai Việt Land phát triển kinh doanh tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Ecoland, chủ đầu tư tổ hợp căn hộ cao cấp Epic Tower, vừa ký hợp tác chiến lược với Mai Việt Land ngày 24/4 vừa qua để phát triển kinh doanh dự án này.

Đọc nhiều