'Đánh thức' Tây Nguyên bằng cao tốc liên kết vùng

Phương Anh Thứ hai, 21/11/2022 - 13:09

Lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên sẽ góp phần từng bước tạo lập cơ cấu vận tải hợp lý, hiệu quả, tạo tiền đề phát huy tất cả tiềm năng và lợi thế vốn có của vùng.

Phát biểu tại Hội nghị Triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn cho biết, do đặc điểm về địa hình nên hệ thống giao thông kết nối vùng Tây Nguyên với các vùng lân cận không thể phát triển giao thông đường thủy, hạn chế trong việc phát triển đường sắt (đặc biệt là đường sắt vận tải hàng hóa), chỉ có hàng không và đường bộ là phương thức vận tải phù hợp.

'Tắc' trong kết nối giao thông

Hiện nay, về giao thông đường bộ, Tây Nguyên có hệ thống đường giao thông liên vùng tương đối phát triển, với 19km đường cao tốc và hơn 3.100km đường quốc lộ.

Thời gian qua, hệ thống giao thông vùng Tây Nguyên  đã được cải thiện đáng kể, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại. Đơn cử như việc nâng cấp, khai thác tốt các tuyến đường trục và đường ngang xuống các tỉnh ven biển miền Trung, các tuyến đường sang Lào và Campuchia.

Về quy hoạch, hệ thống kết nối nội vùng và kết nối liên vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ đã được hoạch định. Tuy nhiên, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Các trục ngang kết nối có mật độ thấp, quy mô nhỏ, đèo dốc quanh co.

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, mặc dù đã được quan tâm đầu tư cải tạo, nâng cấp, nhưng tốc độ khai thác thấp mới chỉ đáp ứng nhu cầu vận tải thông thường, chưa có tuyến cao tốc kết nối nhanh với các vùng lân cận và cảng biển, sân bay. Duy nhất chỉ có tuyến cao tốc nội vùng Liên Khương - Prenn khai thác từ năm 2008 với chiều dài 19 km.

Do vậy, vùng chưa có hệ thống giao thông kết nối đóng vai trò tiền đề, động lực để khai thác đặc điểm, tiềm năng, lợi thế vốn có, và nâng cao đời sống người dân vốn còn gặp nhiều khó khăn.

a
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn.

Theo ông Tuấn, những hạn chế, khó khăn xuất phát từ bốn nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất là công tác lập quy hoạch thiếu tính liên kết, chưa đồng bộ giữa các chuyên ngành. Thứ hai là kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giữa các địa phương trong vùng còn thiếu đồng bộ, chưa chú trọng đến kết nối vùng, liên vùng.

Thứ ba là thiếu các cơ chế, chính sách đột phá trong huy động nguồn lực và nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn chế.

Thứ tư là việc kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP các dự án giao thông vận tải chưa thực sự hiệu quả.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các tuyến đường bộ cao tốc kết nối vùng Tây Nguyên dự kiến khoảng 156.000 tỷ đồng, và kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng chia thành hai giai đoạn.

Giai đoạn 1 (2021 - 2025) sẽ triển khai bốn dự án đường bộ cao tốc có tính chất liên vùng, với kinh phí khoảng 28.000 tỷ đồng, trong đó Bộ GTVT đã bố trí khoảng 12.300 tỷ đồng nguồn ngân sách trung ương, và ngân sách địa phương dự kiến bố trí khoảng 6.500 tỷ đồng. Số còn lại kêu gọi vốn ngoài ngân sách.

Giai đoạn 2 (2026 - 2030), nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí để triển khai các dự án cao tốc đã hoạch định trong quy hoạch có tính liên kết vùng, với tổng nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu gần 90.000 tỷ đồng.

Cao tốc cần tạo thêm không gian mới

Bộ GTVT xác định vùng Tây Nguyên còn rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, trong khi đó phải đối mặt với rất nhiều thách thức lớn.

Vì vậy, triển khai các tuyến đường bộ cao tốc theo quy hoạch và kế hoạch đề ra nhằm kết nối vùng Tây Nguyên gắn với các vùng lân cận và cảng biển sân bay, đáp ứng mục tiêu Nghị quyết số 23-NQ/TW Bộ Chính trị đề ra là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Nan giải trong phát triển cơ sở hạ tầng

"Thực tế thời gian qua cho thấy, các địa phương có đường bộ cao tốc đi qua đều có mức tăng trưởng kinh tế cao hơn bình quân cả nước, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nguồn thu, tạo thế và lực mới cho các địa phương", Thứ trưởng nhận định.

Trên cơ sở đó, đại diện lãnh đạo Bộ GTVT đề xuất một số giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong thời gian tới.

Một là, cần đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo của các địa phương trong quy hoạch, quản lý, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng.

Cùng với đó, đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng trong quản lý, đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ để tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, tăng năng lực cạnh tranh.

Hai là, huy động, phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các công trình động lực, có tính lan tỏa, kết nối giữa các phương thức, đặc biệt là các tuyến cao tốc trong quy hoạch.

Bên cạnh đó, khai thác có hiệu quả nguồn lực từ tài sản kết cấu hạ tầng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua hình thức nhượng quyền khai thác.

Ba là, các địa phương khẩn trương hoàn thành quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp, đồng bộ với các quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch vùng; khai thác có hiệu quả quỹ đất sau khi các dự án đường bộ cao tốc được đầu tư.

Bốn là, khi xây dựng các công trình đường bộ cao tốc cần đi xa các tuyến đường cũ để tạo thêm không gian mới làm động lực để phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp mới trong vùng, khai thác quỹ đất hình thành từ hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông để tái đầu tư phát triển.

Năm là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng do trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh để phát huy tính chủ động của các địa phương, huy động tối đa mọi nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

Sáu là, các địa phương hỗ trợ đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đường bộ cao tốc đang triển khai trên địa bàn; chỉ đạo quyết liệt công tác giải phóng mặt bằng và quản lý chặt chẽ hành lang an toàn giao thông; tạo điều kiện thuận lợi về nguồn vật liệu, công bố giá kịp thời, sát thực tế để phục vụ triển khai các dự án đầu tư xây dựng.

"Bộ GTVT tin tưởng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là các tuyến đường bộ cao tốc trong vùng Tây Nguyên sẽ được đẩy mạnh đầu tư, từng bước đồng bộ, hiện đại, tạo lập được cơ cấu vận tải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đánh thức vùng đất đai trù phú này trở thành một vùng kinh tế phát triển, phát huy được tất cả tiềm năng và lợi thế vốn có”, Thứ trưởng Lê Anh Tuấn nhấn mạnh. 

Khai phá tiềm năng Tây Nguyên

Khai phá tiềm năng Tây Nguyên

Tiêu điểm -  1 năm
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW với nhiều nội dung đột phá, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho Tây Nguyên phát triển bền vững.
Khai phá tiềm năng Tây Nguyên

Khai phá tiềm năng Tây Nguyên

Tiêu điểm -  1 năm
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW với nhiều nội dung đột phá, hứa hẹn mở ra cơ hội mới cho Tây Nguyên phát triển bền vững.
Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên

Tập đoàn TH đề xuất 4 lĩnh vực chủ chốt phát triển Tây Nguyên

Doanh nghiệp -  1 năm

“Chúng ta có thể phát triển rất nhiều thứ ở Tây Nguyên nhưng phải có được mô hình sản xuất lớn và tạo ra được những thương hiệu tầm cỡ quốc gia, sản xuất theo chuẩn quốc tế, phải sử dụng công nghệ cao, hướng tới kinh tế xanh, mang hàm lượng chất xám nhiều”, bà Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH chia sẻ.

Ra mắt trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ khởi nghiệp miền Trung – Tây Nguyên

Ra mắt trung tâm đổi mới sáng tạo hỗ trợ khởi nghiệp miền Trung – Tây Nguyên

Khởi nghiệp -  2 năm

Vừa qua, BK Holdings và trường Đại học Duy Tân đã phối hợp ra mắt Trung tâm Đổi mới Sáng tạo BK Holdings Duy Tân nhằm tăng cường kết nối “3 nhà” bao gồm Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp, tạo hệ sinh thái toàn diện hỗ trợ đổi mới sáng tạo khu vực miền Trung – Tây Nguyên.

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên

Tập đoàn TH khởi công Dự án chăn nuôi bò sữa công nghệ cao lớn nhất Tây Nguyên

Doanh nghiệp -  3 năm

Dự án là bước tiếp theo trong lộ trình tạo dựng bản đồ sữa TH true MILK trải dài khắp đất nước với các trang trại tại Nghệ An, Hà Giang, Phú Yên, Thanh Hóa và sắp tới là An Giang, Cao Bằng, với mục tiêu tới năm 2025, tổng đàn bò sữa chăn nuôi tập trung và liên kết với nông dân của Tập đoàn TH đạt 400.000 con.

Trồng thêm cây khác để phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên

Trồng thêm cây khác để phát triển bền vững ngành cà phê Tây Nguyên

Phát triển bền vững -  4 năm

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một số loại cây ăn quả, tỏa bóng mát có thể thúc đẩy quá trình phục hồi đất trồng thông qua tăng cường những hoạt động sinh học bên trong lòng đất và nâng cao khả năng giữ nước, đồng thời giúp cây cà phê chống chịu sâu bệnh tốt hơn.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  29 phút

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  15 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

FPT Software cùng Vilja đẩy mạnh số hóa ngành ngân hàng

Thương trường -  20 giờ

FPT Software đã công bố hợp tác chiến lược với Vilja, nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng lõi hàng đầu Bắc Âu, đáp ứng nhu cầu ngân hàng số đang ngày càng gia tăng.

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Bộ Công thương nói khó ưu đãi cho điện khí Sơn Mỹ I và II

Phát triển bền vững -  1 ngày

Theo lãnh đạo Bộ Công thương, các điều kiện ưu đãi, đảm bảo đầu tư để thực hiện dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ I và II chưa có trong quy định hiện hành.

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tạo cơ chế đẩy nhanh giải ngân vốn ODA

Tiêu điểm -  1 ngày

Vốn ODA có vai trò rất quan trọng, đòi hỏi xây dựng cơ chế để thúc đẩy hiệu quả và tăng tiến độ giải ngân các dự án.