Tiêu điểm
Đâu là điểm sáng của sản xuất công nghiệp năm 2021?
Đóng góp nhiều nhất vào mức tăng chung của ngành công nghiệp, lĩnh vực chế biến, chế tạo ghi nhận mức tăng 6,37% trong năm nay.
Sản xuất công nghiệp trong quý IV/2021 khởi sắc ngay sau khi các địa phương thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 từ ngày 11/10 với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 6,52% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung cả năm 2021, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 4,82% so với năm 2020 (quý I tăng 6,44%; quý II tăng 11,18%; quý III giảm 4,4%).
Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng mạnh nhất 6,37% (quý I tăng 8,9%; quý II tăng 13,35%; quý III giảm 4,09%; quý IV tăng 7,96%), góp gần 1,61 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 5,24%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm.
Ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 4%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm.
Riêng ngành khai khoáng giảm 6,21% (do sản lượng khai thác dầu thô giảm 5,7% và khí đốt tự nhiên giảm 19,4%), làm giảm 0,23 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Năm 2021, chỉ số sản xuất của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước, dẫn đầu là sản xuất kim loại (22%); sản xuất xe có động cơ (10,2%); sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (9,6%).
Tiếp sau đó là khai thác than cứng và than non; dệt; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế; sản xuất trang phục.
Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm, trong đó mạnh nhất là sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu (17%); khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị; thoát nước và xử lý nước thải; khai thác quặng kim loại.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong năm 2021 tăng cao so với cùng kỳ năm trước, bao gồm thép cán (tăng 33,5%); linh kiện điện thoại (tăng 29,5%); xăng dầu (14,4%).
Các sản phẩm khác cũng ghi nhận tốc độ tăng hai chữ số là sữa bột, khí hóa lỏng LPG, sắt thép thô.
Trong khi đó, một số sản phẩm cho thấy sự sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước, bao gồm tivi (38,6%); khí đốt thiên nhiên dạng khí (19,4%); bia (7%).
Xét theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2021 của 47 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 10 địa phương tăng cao, dẫn đầu là Ninh Thuận với gần 24,6%.
Một số địa phương khác cũng ghi nhận mức dịch chuyển tích cực là Đắk Lắk, Gia Lai, Hải Phòng, Bình Phước, Thanh Hóa.
Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP năm 2021 so với cùng kỳ năm trước giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chủ yếu ở khu vực phía Nam như TP.HCM, Cần Thơ, Trà Vinh, Đồng Tháp.
Mặt khác, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng ghi nhận tích cực khi tăng 4,5% so với năm 2020 (năm trước tăng 3,3%).
Tại thời điểm 31/12/2021, chỉ số tồn kho của ngành này ước tính tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 21,9% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 25,3%).
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân năm 2021 là 79,1% (năm 2020 là 71,9%).
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/12/2021 tăng 1,7% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,9% so với cùng thời điểm năm trước.
Nền kinh tế chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp giá trị cao
Nền kinh tế chuyển dịch mạnh sang các ngành công nghiệp giá trị cao
Từ một nền kinh tế với các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có giá trị cao.
Khu công nghiệp ở Bắc Trung bộ hưởng lợi từ dịch chuyển nguồn lao động
Những khu vực đang trong xu hướng đón dòng vốn đầu tư nước ngoài như Bắc Trung bộ đang được hưởng lợi từ những chuyến hồi hương của người lao động.
Hạ tầng, công nghiệp “hâm nóng” thị trường bất động sản Tây Sài Gòn
Lấy hạ tầng làm đòn bẩy, tăng trưởng kinh tế làm nền móng, bất động sản Long An nói chung và khu vực TP. Tân An nói riêng đang có cơ hội tăng sức bật trong những tháng cuối năm.
Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội để hoang đất ruộng gần thập kỷ
Gần 10 năm sau khởi công, khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội đang bị người dân sở tại phản ánh không thể canh tác diện tích ruộng rất lớn, gây lãng phí tài nguyên.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.
Hết 'room' cho vay ký quỹ, công ty chứng khoán dồn dập tăng vốn
Bên cạnh việc có thêm “room” cho vay để đảm bảo mức trần quy định, hàng nghìn tỷ đồng từ các đợt tăng vốn cũng giúp các công ty gia tăng nội lực tài chính.