Tiêu điểm
Đẩy giao dịch đất đai, kế thừa lên môi trường số có thể gặp rủi ro pháp lý
Bởi nhiều tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai mà khi đẩy giao dịch lên môi trường mạng, môi trường ảo có thể gặp rủi ro về mặt pháp lý, không đảm bảo tính khả thi trong phương thức quản lý, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh.
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm đưa ra trong Phiên họp pháp luật tháng 9/2022 là cân nhắc mở rộng phạm vi áp dụng của hoạt động giao dịch điện tử tới lĩnh vực đất đai, thừa kế.
Đặc biệt lưu ý đến việc thực hiện các lĩnh vực này trong môi trường mạng cũng như hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Lê Quang Huy cho biết, về cơ bản, Thường trực Ủy ban tán thành với việc mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật trong bối cảnh công nghệ số đã và đang phát triển mạnh mẽ, ứng dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam.
Pháp luật của một số quốc gia trên thế giới cũng đã mở rộng phạm vi điều chỉnh giao dịch điện tử đối với nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, ông Huy cũng chỉ ra rằng, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh tạo thêm áp lực đối với nguồn nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin. Việc thực hiện giao dịch điện tử trong các lĩnh vực được mở rộng, đặc biệt như lĩnh vực đất đai, thừa kế hiện nay vẫn có nhiều nước không áp dụng…
Vì vậy, ông đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục cân nhắc kỹ lưỡng, thấu đáo về mức độ mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật và lộ trình thực hiện để bảo đảm tính khả thi.
Cũng băn khoăn về việc đẩy giao dịch đất đai lên môi trường số, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nhận định, điều này có thể gây nên khó khăn về phương thức quản lý của các cơ quan nhà nước.
"Bởi nhiều tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến lĩnh vực đất đai mà khi đẩy giao dịch lên trên môi trường mạng, môi trường ảo thì có thể gặp rủi ro về mặt pháp lý, không đảm bảo tính khả thi trong phương thức quản lý", ông Thanh nói.
Ông Thanh đề nghị cơ quan soạn thảo và thẩm tra dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi) phải đặt vấn đề an toàn, phòng chống rủi ro trong giao dịch lên trên hết.
Hiện Luật Đất đai chỉ quy định về nội dung, còn phương thức thực hiện giao dịch điện tử đối với đất đai chưa được đề cập, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế thông tin.
Quốc hội cũng đang tiến hành sửa đổi Luật Đất đai và một số luật khác nên cần có sự rà soát và quy định rõ phương thức giao dịch điện tử để đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.
Liên quan đến việc kế thừa, ông Thanh cũng băn khoăn khi việc thực hiện di chúc ở môi trường thực đã được triển khai rõ từ nhiều năm nhưng khi thực hiện giao dịch điện tử, thông qua môi trường mạng thì sẽ triển khai như thế nào?
Đối tượng áp dụng thực hiện di chúc có liên quan đến các vụ việc tại tòa án thì liệu hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, tiếp nhận xác thực các tài liệu đã được ký bằng chữ ký điện tử, sự trộn lẫn các dạng chứng từ trong hồ sơ và thủ tục xác thực để xử lý các tranh chấp ở các cơ quan của tòa án có bảo đảm tính khả thi hay không?
Đồng thuận với quan điểm trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, trong việc thừa kế liên quan đến đất đai cũng có những mối quan hệ rất riêng tư, đòi hỏi các thành viên trong gia đình phải có sự gặp mặt, thỏa thuận để thể hiện được sự đồng thuận, ý chí của các bên.
Ngoài ra, trong thực hiện thừa kế còn liên quan đến có sự xác nhận của bên thứ ba hay của bên công chứng. Vì vậy, cần có sự đánh giá tác động khi mở rộng giao dịch điện tử liên quan đến thừa kế, đất đai.
Trong khi đó, ở nhiều nước phát triển không mở rộng giao dịch điện tử ở tất cả lĩnh vực, trong đó không mở rộng các giao dịch liên quan đất đai.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, nếu mở rộng phạm vi thì mở rộng đến đâu, trong thời gian là bao nhiêu năm và phải đảm bảo tính khả thi khi luật được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
Chính phủ cần tập trung vào rà soát để bảo đảm nguyên tắc thống nhất xuyên suốt là Luật Giao dịch điện tử chỉ quy định để đảm bảo các giao dịch điện tử an toàn, tin cậy, có giá trị pháp lý, thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ giao dịch điện tử, tạo thành tố để chuyển môi trường thực sang môi trường số, không quy định lại nội dung pháp luật khác quy định; không làm thay đổi trách nhiệm quản lý của các bộ, ngành trong các lĩnh vực; không quy định nội dung, điều kiện, hình thức của giao dịch điện tử, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị.
Đồng thời, Bộ Thông tin và truyền thông chỉ quản lý các nội dung mang tính công nghệ, kỹ thuật của giao dịch điện tử còn nội dung giao dịch, tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến giao dịch điện tử thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan quản lý chuyên ngành đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai; môi trường số tạo lập theo quy định của luật phải phong phú hơn môi trường thực, thời gian nhanh hơn, không phát sinh thêm thủ tục hành chính, chi phí thấp hơn, tiếp cận dễ dàng hơn, bảo đảm an toàn, tin cậy hơn.
Có nên mở rộng phạm vi giao dịch điện tử tới tất cả hoạt động của đời sống?
Bà chủ Ba Huân: 10 năm trước FPT từng ngỏ lời hỗ trợ chuyển đổi số
"Chuyển đổi số trước hết là ở con người, người vận hành. Đến nay, tôi tự tin đội ngũ Ba Huân có thể đáp ứng được, có thể bắt tay anh Trương Gia Bình làm công nghệ", Chủ tịch Ba Huân chia sẻ.
Chuyển đổi số ở Việt Nam bước vào giai đoạn tăng tốc
Chủ tịch VINASA đánh giá, tiến trình chuyển đổi số Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng tốc từ cơ quan, đến doanh nghiệp, người dân, tạo đà cho sự phát triển toàn diện của Việt Nam.
Ngân hàng cạnh tranh khốc liệt ‘hút’ nhân sự chuyển đổi số
Các vị trí về công nghệ thông tin – một trong những nền tảng quan trọng trong việc chuyển đổi số, luôn khan hiếm ứng viên.
Doanh nghiệp nhỏ khó chuyển đổi số
Nhiều doanh nghiệp nhỏ băn khoăn về tiến trình chuyển đổi số, bởi các thông tin về công nghệ số khá mơ hồ, đồng thời những hạn chế về nguồn nhân lực và tài chính cũng đang là rào cản rất lớn.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.