Đế chế nghìn tỷ Eurowindow của người đầu tiên đưa cửa nhựa về Việt Nam

Trần Anh Thứ sáu, 17/08/2018 - 09:00

Đóng vai trò là người ‘educate’ thị trường, Eurowindow được hưởng lợi lớn khi thị trường bùng nổ và cửa nhựa lõi thép trở thành sản phẩm phổ biến trong những năm gần đây.

Trụ sở Eurowindow tại Hà Nội

Những năm đầu của thập niên 2000, tại Việt Nam chưa có khái niệm về cửa nhựa lõi thép mà người dân chủ yếu sử dụng cửa gỗ truyền thống hay cửa nhôm. Nhìn thấy khoảng trống thị trường, một doanh nhân trở về từ Đông Âu, ông Nguyễn Cảnh Sơn đã thành lập công ty Eurowindow để cung cấp giải pháp tổng thể về cửa tại thị trường Việt Nam.

Tới năm 2007, cùng với việc nhận đầu tư từ quỹ Private Equity New Markets (PENM), hoạt động kinh doanh cửa của Eurowindow được vận hành với tên Công ty cổ phần Eurowindow.

Trong những năm đầu, Eurowindow phải đầu tư lớn cho việc quảng bá, giới thiệu về công năng và chất lượng sản phẩm cửa nhựa uPVC. Đây là sản phẩm mới lại có giá thành cao, nên thời gian đầu cửa Eurowindow dùng để phục vụ cho các dự án thuộc Eurowindow Holding – tập đoàn mẹ quản lý các tài sản đầu tư của ông Nguyễn Cảnh Sơn tại Việt Nam. Năm 2003, Eurowindow chỉ có doanh thu khiêm tốn khoảng 20 tỷ đồng/năm. 

Tuy nhiên, đóng vai trò là người ‘educate’ thị trường, Eurowindow được hưởng lợi lớn khi thị trường bùng nổ và cửa nhựa lõi thép trở thành sản phẩm phổ biến. Năm 2008, công ty cho biết, doanh thu của Eurowindow đã đạt 475 tỷ đồng.

Sau 15 năm hoạt động, Eurowindow chiếm thị phần lớn về sản phẩm cửa tại thị trường trong nước. Công ty cung cấp cửa nhôm, vách nhôm kính lớn, cửa gỗ, cửa nhôm gỗ, cửa gỗ chống cháy, cửa cuốn, cửa tự động, cửa thủy lực, các sản phẩm kính...

Eurowindow đã có hệ thống phân phối trên toàn quốc với 5 nhà máy và 40 showroom. Hoạt động càng thuận lợi khi Eurowindow trở thành đơn vị cung cấp cửa, kính cho hàng loạt các tòa nhà của Chính phủ như tòa nhà Quốc hội, Văn phòng Chính phủ, Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ...

Mặc dù vậy, cũng như nhiều đơn vị cung cấp vật liệu xây dựng khác, Eurowindow chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 và giai đoạn đóng băng bất động sản. Phải tới những năm gần đây, hoạt động của công ty mới khởi sắc trở lại.

Năm 2016, doanh thu của Eurowindow đạt 1.830 tỷ đồng, tăng trưởng 60% so với năm 2015. Công ty báo lãi 128 tỷ đồng, tăng 47% so với năm trước đó. Lãi sau thuế chưa phân phối tính đến năm 2016 đạt gần 500 tỷ đồng. 

Đổi lại, để kích thích doanh số, các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng và trả trước cho người bán của Eurowindow cũng tăng mạnh, lên lần lượt là 1.118 tỷ đồng và 616 tỷ đồng.

Thời điểm Eurowindow bứt phá doanh thu cũng là lúc đơn vị này bắt tay hợp tác với đối tác cùng ngành đến từ Nhật Bản. Năm 2016, Quỹ đầu tư PENM đã bán 30% cổ phần cho công ty Bunka Shutter, một doanh nghiệp cũng chuyên về sản xuất cửa của Nhật Bản. 

Hiện tại, Bunka Shutter là một trong những cổ đông lớn nhất tại Eurowindow. Nhà sáng lập Eurowindow, ông Nguyễn Cảnh Sơn, chỉ nắm hơn 1% cổ phần tại công ty. Em ông Sơn, ông Nguyễn Cảnh Hồng, giữ vị trí tổng giám đốc và thường xuất hiện dưới vai trò người đại diện công ty. 

Sau khi bắt tay với đối tác Nhật, những năm tiếp theo, Eurowindow đặt mục tiêu kinh doanh tăng trưởng nhảy vọt. Công ty công bố doanh thu năm 2017 đạt trên 3.232 tỷ đồng và 2018 dự kiến đạt trên 4.500 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm nay, Eurowindow cho biết công ty đạt trên 1.300 tỷ đồng doanh thu. 

Đế chế nghìn tỷ Eurowindow của người đầu tiên đưa cửa nhựa về Việt Nam
Sản xuất cửa nhựa Eurowindow

Triển vọng của thị trường cửa nhựa trong thời gian tới khá tích cực nhờ thị trường bất động sản căn hộ phát triển mạnh và xu hướng sử dụng cửa nhựa ngày càng tăng. Ước tính cửa nhựa chiếm 35% diện tích hệ thống cửa sử dụng trong các ngôi nhà sẽ tạo ra nhu cầu tăng thêm 15 triệu m2 cửa nhựa mỗi năm.

Đánh giá tích cực, song tốc độ tăng trưởng của Eurowindow có thể chịu ảnh hưởng khi thị trường vật liệu cửa và kính những năm gần đây cũng cho thấy sức cạnh tranh quyết liệt với sự xuất hiện của các loại cửa nhập khẩu nước ngoài.

Ở các phân khúc cao cấp và trung cấp, ngoài cửa của Eurowindow thị trường còn có sự tham gia của các thương hiệu Đồng Tâm Window, EBM Window, Smartwindow, Aust Door, Viet Window...

Riêng thị trường kính công nghiệp năm nay được dự báo không được thuận lợi như những năm trước do tình trạng dư cung sau khi nhà máy kính CFG tại Ninh Bình, với công suất 1.200 tấn kính/ngày đi vào hoạt động. Trước đó, nguồn cung nội địa bao gồm 4 nhà máy sản xuất kính có tổng công suất vào khoảng 2.200 tấn/ngày.

Trở về từ Đông Âu, ông Nguyễn Cảnh Sơn không chỉ đầu tư vào lĩnh vực cửa. Tập đoàn Eurowindow Holding hiện nay còn là nhà đầu tư lớn trên thị trường bất động sản bao gồm đầy đủ các phân khúc: Căn hộ, văn phòng, trung tâm thương mại và resort tại Hà Nội, Nghệ An, Cam Ranh.

Tên tuổi của tập đoàn này còn gắn liền với Melinh Plaza, trung tâm thương mại, kinh doanh vật liệu xây dựng và nội thất nằm gần sân bay Nội Bài, Hà Nội. Đây được xem là mô hình đầu tiên ở Việt Nam và đã hoạt động được 12 năm.

Trong lĩnh vực tài chính, Eurowindow Holding từng là cổ đông lớn của Techcombank trong một thời gian dài. Ông Nguyễn Cảnh Sơn hiện vẫn là Phó chủ tịch HĐQT của ngân hàng này.

Ngành vật liệu xây dựng hướng mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

Ngành vật liệu xây dựng hướng mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

Tiêu điểm -  6 năm
Việt Nam từ nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, trở thành quốc gia, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư ra tầm 10% đến 30% công suất cho xuất khẩu.
Ngành vật liệu xây dựng hướng mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

Ngành vật liệu xây dựng hướng mục tiêu xuất khẩu 2 tỷ USD

Tiêu điểm -  6 năm
Việt Nam từ nước phải nhập khẩu gần như toàn bộ vật liệu xây dựng, trở thành quốc gia, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn dư ra tầm 10% đến 30% công suất cho xuất khẩu.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  19 giờ

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  1 ngày

Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.

Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD

Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD

Doanh nghiệp -  1 ngày

Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.

Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn

Petrovietnam tăng tốc triển khai chuỗi dự án Lô B – Ô Môn

Doanh nghiệp -  1 ngày

Petrovietnam vừa ký hợp đồng EPC dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn IV, tăng tốc hiện thực hóa chuỗi dự án khí – điện Lô B – Ô Môn.

'Lá bài tẩy' giúp Chủ tịch DIC hoàn thành lời hứa với cổ đông

'Lá bài tẩy' giúp Chủ tịch DIC hoàn thành lời hứa với cổ đông

Doanh nghiệp -  1 ngày

Kế hoạch kinh doanh của Tập đoàn DIC năm 2025 thể hiện tham vọng vượt bậc, tuy nhiên cũng khiến các cổ đông không khỏi hoài nghi về khả năng hoàn thành kế hoạch.

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Giá vàng hôm nay 10/6: Giằng co giữa đàm phán thương mại và tham vọng vàng của Trung Quốc

Vàng -  13 phút

Giá vàng hôm nay 10/6 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC, trong khi thị trường quốc tế có sự hồi phục.

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Doanh nghiệp Việt đầu tư ra nước ngoài: Nặng gánh thủ tục vì Luật Đầu tư

Tiêu điểm -  21 phút

Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn u ám trước thời hạn thuế quan

Tiêu điểm -  28 phút

Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Cú nhảy ESG: Khởi động hành trình bền vững cho SMEs

Diễn đàn quản trị -  32 phút

ESG không còn là cuộc chơi riêng của các tập đoàn lớn. Cú nhảy ESG chính là sự kiện giúp SMEs Việt chủ động tiếp cận ESG một cách linh hoạt.

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?

Ống kính -  14 giờ

Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL

Doanh nghiệp -  19 giờ

HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.