Tiêu điểm
Đề xuất mở lại đường bay quốc tế từ tháng 8/2020
Bộ Giao thông vận tải kiến nghị mở lại đường bay thương mại hàng tuần đến một số nước châu Á từ tháng 8/2020.

Theo báo cáo vừa gửi Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị chủ trương phương án tổ chức các chuyến bay quốc tế thường lệ đến các khu vực ưu tiên gồm Quảng Châu (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào), Phnôm-pênh (Campuchia) với tần suất 1 chuyến/tuần/điểm đến.
Cụ thể, mỗi tuần sẽ có hai chuyến bay của hãng hàng không Việt Nam và đối tác. Khách được chấp nhận trên các chuyến bay này phải có visa hợp lệ khi làm thủ tục check-in. Toàn bộ khách nhập cảnh sẽ thực hiện cách ly theo quy định về phòng, chống dịch.
Do đó, dự kiến mỗi tuần sẽ có khoảng 2.500 - 3.000 khách từ nước ngoài nhập cảnh trên các chuyến bay thường lệ này, bên cạnh các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam do Bộ Ngoại giao tổ chức.
Bộ cho biết chuyến bay thường lệ đầu tiên dự kiến được thực hiện sớm nhất vào đầu tháng 8/2020.
Cụ thể, các chuyến bay từ Quảng Châu sẽ hạ cánh tại sân bay Đà Nẵng; chuyến bay từ Tokyo, Seoul sẽ xuống sân bay Nội Bài; từ Đài Loan sẽ đến Tân Sơn Nhất; từ Lào và Campuchia sẽ đến Vân Đồn và Cần Thơ.
Tuy nhiên, Bộ Giao thông vận tải cho biết, việc khôi phục chuyến bay thương mại quốc tế khi đưa khách vào Việt Nam hiện đang vướng một số khó khăn.
Thứ nhất, theo quy định hiện tại, tổ bay sau khi phục vụ chuyến bay quốc tế phải đảm bảo cách ly tối thiểu 14 ngày mới được phép phục vụ chuyến bay nội địa.
“Sẽ lãng phí lớn về nguồn nhân lực khi khôi phục hoạt động quốc tế thường lệ mới ở mức hạn chế”, Bộ Giao thông vận tải đánh giá.
Thứ hai, do sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang đóng 1 đường hạ cất cánh để cải tạo nên năng lực khai thác tại mỗi cảng này chỉ còn 60-70%. Nếu tăng đột biến các chuyến bay quốc tế chở khách đến sẽ gia tăng sự quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ như chậm, hủy chuyến của các chuyến bay nội địa.
Thứ ba, việc thiết lập các chuyến bay thường lệ quốc tế trên cơ sở có đi có lại còn phụ thuộc vào các đối tác nước ngoài.
Theo đánh giá, phần lớn các nước sẽ có phản hồi tích cực về đề nghị mở lại đường bay của phía Việt Nam.
Riêng với Trung Quốc, Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần đề nghị nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi. Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đề nghị hỗ trợ mở đường bay quốc tế thường lệ đến Quảng Châu và gửi thư đến Bộ trưởng Giao thông vận tải Trung Quốc đề nghị xem xét hỗ trợ này.
Do ảnh hưởng Covid-19, từ ngày 1/4, Việt Nam dừng toàn bộ đường bay thương mại với các nước.
Được biết, hiện nay, toàn bộ các Cảng hàng không quốc tế của Việt Nam đều đã được đưa vào khai thác bình thường.
Trong đó, sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất đang có các hoạt động vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ và không thường lệ (chỉ vận chuyển khách từ Việt Nam đi, riêng hàng hoá vận chuyển 2 chiều).
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Thủ tướng đồng ý mở lại đường bay đến Trung Quốc
Giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay đến hết năm 2020
Quốc hội đồng ý giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay về 2.100 đồng/ lít đến hết năm 2020.
Thủ tướng đồng ý mở lại đường bay đến Trung Quốc
Thủ tướng đồng ý khôi phục hoạt động vận chuyển hàng không giữa Việt Nam và Trung Quốc và yêu cầu nghiên cứu mở chuyến bay thương mại với các nước.
Bài toán giá dịch vụ du lịch hậu Covid-19
Các doanh nghiệp du lịch khẳng định, với chiến lược giá mới, du khách hoàn toàn có cơ hội trải nghiệm những dịch vụ cao cấp với mức giá phải chăng mà trước đây họ khó có đủ khả năng chi trả.
Thận trọng mở cửa đón khách du lịch quốc tế
Trước mắt, khách du lịch nội địa vẫn là bà đỡ cho việc phục hồi ngành du lịch.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.