Bất động sản
Điểm bất thường của bất động sản Hà Nội
Nhiều chủ đầu tư vẫn vắng bóng trên thị trường, nguồn cung mới phụ thuộc vào một vài dự án lớn.

'Ông lớn' chi phối nguồn cung
Mặc dù ít có tiếng nói từ doanh nghiệp về những khó khăn pháp lý làm tắc dự án bất động sản như ở TP. HCM nhưng thực tế cho thấy số lượng căn nhà hình thành trong tương lai đủ điều kiện mở bán ở Hà Nội liên tục suy giảm trong những năm gần đây.
Danh sách các dự án nhà ở đủ điều kiện để đưa vào kinh doanh do Sở Xây dựng Hà Nội công bố cho thấy, trong tám tháng đầu năm nay chỉ có chín dự án với 5.300 sản phẩm đủ điều kiện chào bán ra thị trường.
Con số này thấp hơn 15 dự án với gần 8.000 căn nhà đủ điều kiện mở bán năm trước đó và chỉ bằng một nửa nguồn cung năm 2022 khi có 20 dự án với tổng số 11.000 sản phẩm cả chung cư và nhà thấp tầng.
Trong bốn năm qua, năm 2021 có nguồn cung dồi dào nhất khi có 26 dự án với gần 14.000 căn, bao gồm cả thấp tầng và cao tầng đủ điều kiện mở bán.
Trong bức tranh suy giảm nguồn cung của toàn thị trường, số lượng nhà ở đủ điều kiện mở bán phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các dự án đại đô thị.
Ước tính có đến 70 - 80% nguồn cung toàn thị trường bất động sản Hà Nội đến từ những dự án lớn. Các dự án còn lại có quy mô rất nhỏ, chỉ từ vài chục đến vài trăm căn.
Đơn cử năm 2021 có 9.000 căn hộ điều kiện mở bán thì chỉ tính riêng bảy tòa chung cư thuộc đại dự án Vinhomes Smart City đã cung cấp hơn 6.500 căn hộ, chiếm đến hơn 70% nguồn cung toàn thị trường.
Các dự án còn lại chủ yếu chỉ có quy mô vài trăm căn hộ như Han Jardin, khu Đoàn ngoại giao 560 căn hộ; dự án trung tâm thương mại, văn phòng chung cư cao tầng Hesco, Văn Quán, Hà Đông 545 căn; hay The Grand Hanoi 104 căn.
Tương tự, năm 2022, tám tòa chung cư thuộc đại đô thị Vinhomes Ocean Park cung cấp ra thị trường gần 5.000 căn hộ.
Năm ngoái, trong tổng số hơn 7.000 căn hộ được phép mở bán, Vinhomes Smart City chiếm hơn 3.500 căn hộ và Vinhomes Ocean Park gần 2.000 căn hộ.
Đáng chú ý, trong tám tháng đầu năm 2024, căn hộ chung cư chiếm hơn 90% nguồn cung toàn thị trường với gần 5.000 căn. Trong đó, bảy toà thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City chiếm đến gần 4.000 căn hộ.
Không chỉ chung cư cao tầng, đối với phân khúc bất động sản thấp tầng, các dự án lớn cũng chiếm đa số nguồn cung mở bán ra thị trường.
Hai năm qua, thị trường thấp tầng gần như không có dự án mở bán mới cho đến khi dự án Vinhomes Global Gate có tới 4.100 căn biệt thự, liền kề được Sở Xây dựng công bố đủ điều kiện mở bán.
Nguồn cung mới từ đại dự án Vinhomes Global Gate và Vinhomes Smart City cũng góp phần cải thiện mạnh mẽ nguồn cung nhà ở tại Hà Nội.
Nếu như tám tháng đầu năm mới có 5.300 căn đủ điều kiện mở bán thì đến gần hết tháng 10, con số này đã tăng vọt lên 12.600 căn, chủ yếu là do nguồn cung mới đến từ Vinhomes Global Gate và các toà nhà cao tầng thuộc đại đô thị Vinhomes Smart City do Công ty CP Đầu tư xây dựng Thái Sơn, Công ty TNHH Thương mại và phát triển kinh doanh Ánh Sao làm chủ đầu tư.
Theo ông Nguyễn Thọ Tuyển, Chủ tịch BHS Group, nguồn cung khan hiếm trong khi nguồn cầu dồn nén trong suốt một thời gian dài, kết hợp với các chi phí đầu vào cho phát triển dự án tăng mạnh, đã đẩy giá nhà ở lên cao.
Theo công ty tư vấn CBRE, giá căn hộ Hà Nội trong quý III vừa qua đã đạt trung bình 64 triệu đồng/m2, tăng 8,7% so với quý trước và tăng mạnh 26% theo năm.
Có thể thấy, nguồn cung nhà ở mới nằm chủ yếu ở các đại đô thị do Vinhomes phát triển bên cạnh các nhà phát triển dự án thứ cấp như Masterise Homes, MIK Group và CapitaLand.
Đơn cử, Masterise Homes đang phát triển một loạt các dự án thứ cấp gồm Masteri West Heights và Lumiere Evergreen trong khu đô thị Vinhomes Smart City; Masteri Waterfront và Lumiere Spring Bay tại Vinhomes Ocean Park; và đang triển khai hai toà căn hộ cao tầng mới tại Vinhomes Global Gate.
CapitaLand đã mua lại một phần đất thuộc Vinhomes Smart City để phát triển dự án Lumi Hanoi với chín tòa chung cư cao 29 - 35 tầng, cung ứng khoảng 4.000 căn hộ.
Thời của các 'ông lớn'
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam chỉ ra một số nguyên nhân khiến nguồn cung mới tập trung vào một số dự án lớn của chủ đầu tư lớn.
Thứ nhất, ông Đính cho biết phần lớn các dự án trên thị trường bất động sản Hà Nội đều đang "nằm im bất động" do vướng mắc pháp lý chờ được tháo gỡ. Các vướng mắc này rất nan giải, ở tất cả các khâu thủ tục pháp lý: từ quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư, phê duyệt giao đất, tính tiền sử dụng đất...
Bên cạnh đó là khó khăn nguồn vốn và ảnh hưởng từ một số "sự cố" liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp từng rất phát triển thời gian trước như Sunshine, Tân Hoàng Minh, Hưng Thịnh hiện cũng đang chật vật với các vướng mắc về trái phiếu.
Những khó khăn này khiến hầu hết các chủ đầu tư không có hàng để bán. Có doanh nghiệp từng rất phát triển ở giai đoạn trước đã "vắng bóng".
Theo ông Đính, các luật liên quan đến thị trường bất động sản đã được sửa đổi và có hiệu lực nhưng vẫn đang trong quá trình xây dựng các nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm nên các dự án vướng mắc pháp lý cần thêm thời giưn để được tháo gỡ.
Trong khi các nhiều doanh nghiệp tiềm lực tài chính và năng lực triển khai dự án yếu cũng như gặp vướng mắc pháp lý, các doanh nghiệp lớn giàu tiềm lực lại có lợi thế "đi trước" để "đón đầu" sự phục hồi của thị trường trong bối cảnh khan hiếm nguồn cung.
Ông Đính cho rằng, với bộ phận pháp chế chuyên nghiệp và có năng lực cao, nghiên cứu các thủ tục pháp lý chặt chẽ, các chủ đầu tư lớn có năng lực triển khai dự án tốt hơn nên thuận lợi hơn trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cũng có năng lực tài chính mạnh mẽ. Các khâu như đền bù giải phóng mặt bằng, nộp tiền sử dụng đất... của dự án được thực hiện nhanh chóng, nhằm sớm đưa dự án vào kinh doanh.
Theo ông Đính, các dự án đại đô thị, quy mô lớn có tính đồng bộ cao, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển đô thị, đáp ứng nguồn cung nhà ở rất lớn của người dân nên cũng được chính quyền hỗ trợ, tạo điều kiện cho các chủ đầu tư triển khai dự án thuận lợi hơn.
Giá chung cư mới leo thang chóng mặt
Giá chung cư Hà Nội 'tăng đột biến đến ngỡ ngàng'
Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam đã nhận xét như vậy khi chứng kiến các chu kỳ biến động của thị trường bất động sản.
Quản lý chung cư: Chạy đua với luật mới
Những thay đổi của Luật Nhà ở 2023 yêu cầu các đơn vị quản lý vận hành chung cư phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thiết lập lộ trình thay đổi hợp lý trong công tác vận hành dự án.
Giao dịch chung cư Hà Nội sôi động, bất chấp giá tăng cao
Giao dịch vẫn tập trung ở hai đại đô thị ở phía Đông và phía Tây trong khi nguồn cung từ những dự án mới vẫn rất khan hiếm.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Rủi ro khí hậu: Mối nguy mới với bất động sản
Những rủi ro khí hậu ngoài gây thiệt hại vật chất còn làm tăng chi phí vận hành, bảo hiểm và làm giảm giá trị đầu tư các tài sản bất động sản.
Từ nghỉ dưỡng đến định cư: Bước ngoặt mới ở Phú Quốc
Phú Quốc không còn chỉ là điểm đến nghỉ dưỡng. Những dự án đô thị quy mô cùng chiến lược thu hút cư dân đang dần định hình đảo ngọc thành điểm đến để sống, không chỉ để ghé thăm.
The Privé – Một cách tiếp cận mới về giá trị bất động sản trung tâm
Theo báo cáo "The Wealth Report" của Knight Frank, giới siêu giàu toàn cầu phân bổ đáng kể phần tài sản vào bất động sản, cho thấy đây là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của bộ phận được xem là kỹ tính.
Sau sáp nhập, quỹ đất Phát Đạt tại TP.HCM sẽ vượt 500ha
Phát Đạt sẽ sở hữu hơn 500ha đất tại TP.HCM sau khi hoàn thành sáp nhập với Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu.
Ngân hàng ING tài trợ 1,5 tỷ USD cho Vietnam Airlines
Khoản vốn từ Ngân hàng ING giúp Vietnam Airlines đẩy mạnh các dự án đầu tư trọng điểm, mở rộng mạng bay quốc tế.
Thị trường thịt heo Việt Nam: Những ông lớn nào đang chia miếng bánh tỷ đô?
Thị trường thịt heo Việt Nam chứng kiến sự chuyển dịch theo hướng tăng quy mô sản xuất, các doanh nghiệp lớn dần thay thế mô hình nông hộ nhỏ.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Nguồn cung khan hiếm, bất động sản liền thổ tại trung tâm TP.HCM được săn đón
Giữa bối cảnh nguồn cung khan hiếm, các khu dân cư mới với quỹ đất hiếm hoi còn sót lại trở thành tài sản quý giá được khách hàng săn đón. Không chỉ đáp ứng nhu cầu an cư, nhà phố trong khu dân cư còn là kênh đầu tư an toàn với tiềm năng tăng giá liên tục.
Ba vấn đề lớn Luật hóa các nội dung của Nghị quyết 42
Thống đốc cho biết các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết số 42.
Đặt vé máy bay trên app ngân hàng, được hỗ trợ 24/7
Đặt vé máy bay online đang trở nên dễ dàng và an tâm hơn khi người dùng sử dụng app ngân hàng, mọi vấn đề phát sinh được xử lý nhanh chóng 24/7.
Ngân hàng số Cake tạo cách mạng chuyển khoản với AI
Ngân hàng số Cake by VPBank đã ra mắt tính năng "Chuyển tiền nhanh AI”, cho phép người dùng chuyển khoản mà không cần nhập tay thủ công.