Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Việc dừng khai thác phần công suất chưa có giá điện của dự án điện mặt trời Trung Nam – Thuận Nam từ 1/9/2022 đã gây thiệt hại cho dự án khoảng 80 tỷ đồng.
Đây là thông tin mới được Trungnam Group cho biết liên quan tới việc dừng khai thác công suất chưa có giá điện của dự án điện mặt trời 450MW tại tỉnh Ninh Thuận (theo thông báo của Công ty mua bán điện thuộc EVN tại văn bản 6082/EPTC-KDMĐ ngày 31/8/2022).
Việc kéo dài thời gian ngừng huy động phần công suất chưa có giá điện của dự án nhà máy điện mặt trời 450MW sẽ gây lãng phí nguồn điện từ năng lượng tái tạo, thiệt hại cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến đóng góp cho ngân sách nhà nước.
Nhằm giải quyết dứt điểm kiến nghị của nhà đầu tư dự án điện mặt trời (tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam), UBND Ninh Thuận vừa tiếp tục báo cáo Phó thủ tướng Lê Văn Thành quan tâm, chỉ đạo EVN sớm giải quyết nhằm tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư, không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế xã hội.
Ngày 18/9/2022, UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản báo cáo, kiến nghị Phó Thủ tướng Lê Văn Thành xem xét chỉ đạo việc tiếp tục khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện của nhà máy điện mặt trời 450MW.
Theo đó, Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã kết luận về việc khai thác công suất chưa có cơ chế giá điện của nhà máy điện mặt trời 450MW tại Thông báo 316/TB-VPCP ngày 5/10/2022 của Văn phòng Chính phủ; trong đó chỉ đạo "Bộ Công Thương chịu trách nhiệm xem xét, hướng dẫn, xử lý dứt điểm các kiến nghị của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam về việc dừng khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện của Nhà máy điện mặt trời tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình xử lý các kiến nghị cần xem xét toàn diện các vấn đề có liên quan về đầu tư xây dựng nhà máy điện gắn với đầu tư lưới điện truyền tải đấu nối giải tỏa công suất nguồn điện trong khu vực, hợp đồng mua bán điện giữa các bên, công nhận vận hành thương mại của cơ quan có thẩm quyền… bảo đảm sự thống nhất, đúng quy định".
Thực hiện kết luận của Phó thủ tướng tại Thông báo 316/TBVPCP và phân công của Bộ Công Thương, Cục Điện lực và năng lượng tái tạo đã có văn bản 2016/ĐL-NLTT ngày 7/10/2022 yêu cầu EVN “thực hiện khai thác, huy động trên cơ sở hỏa Thuận, Hợp đồng đã ký giữa các bên và quy định pháp luật có liên quan”.
Tuy nhiên đến nay EVN chưa có ý kiến chính thức về việc tiếp tục khai thác phần công suất chưa có cơ chế giá điện của nhà máy điện mặt trời 450MW của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam-Thuận Nam.
Theo ý kiến của nhà đầu tư, dự án điện mặt trời 450MW được triển khai hoàn thành đáp ứng tất cả các yêu cầu như: dự án được UBND tỉnh tổ chức lựa chọn nhà đầu tư theo đúng tinh thần chỉ đạo tại văn bản 70/TTg-CN ngày 9/1/2020 của Thủ tướng (đưa vào vận hành đồng bộ dự án trong năm 2020 để truyền tải, giải tỏa hết công suất nhà máy điện mặt trời này và các nhà máy điện năng lượng tái tạo khác trong khu vực vào hệ thống điện quốc gia).
Đồng thời, dự án hoàn thành đáp ứng các yêu cầu và cam kết theo hồ sơ thông báo mời quan tâm thực hiện dự án do tỉnh phát hành, gồm hoàn thành đưa vào vận hành đồng bộ dự án trong năm 2020, truyền tải công suất cho các dự án năng lượng tái tạo trong khu vực.
Hợp đồng mua bán điện đã ký giữa nhà đầu tư và EVN xác định trách nhiệm và yêu cầu của các bên có liên quan.
Bên cạnh đó, trong thời gian chờ bàn giao Trạm biến áp 500kV Thuận Nam cho EVN, dự án điện mặt trời 450MW tiếp tục chịu chi phí truyền tải cho các dự án năng lượng tái tạo khác trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và chi phí quản lý vận hành trạm biến áp 500kV Thuận Nam.
Việc này làm cho nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện việc trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng, ngân hàng theo phương án tài chính của dự án.
"Việc kéo dài thời gian ngừng huy động phần công suất chưa có giá điện của dự án 450MW sẽ gây lãng phí nguồn điện từ năng lượng tái tạo, thiệt hại cho nhà đầu tư và ảnh hưởng đến đóng góp cho ngân sách nhà nước", UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết.
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.