Phát triển bền vững
Điện than tại Việt Nam có thể được... mua lại để đóng cửa
Một sáng kiến đang được ADB và Prudential lên kế hoạch là mua lại các nhà máy nhiệt điện than đã đi vào hoạt động, sau đó cho dừng hoạt động sớm hơn kế hoạch ban đầu.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tập đoàn bảo hiểm Prudential đang lên kế hoạch công bố một chương trình đầu tư đầy tham vọng nhằm mục tiêu giảm lượng phát thải carbon ở châu Á, theo Nikkei.
Chương trình này dự kiến được công bố tại hội nghị khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc vào tháng 11 tới. Nội dung chính là kêu gọi việc mua lại các nhà máy nhiệt điện than đã đi vào hoạt động, sau đó dừng các nhà máy này sớm hơn kế hoạch ban đầu.
Ngoài ADB và Prudential, HSBC cũng sẽ tham gia trong kế hoạch tìm kiếm mua lại và đóng cửa sớm các nhà máy nhiệt điện tại Philippines, Việt Nam và Indonesia.
Đầu tháng này, nguồn tin độc quyền từ Reuters cũng cho biết về kế hoạch trên, trong đó đề cập thêm sự hiện diện của Citi và BlackRock Real Assets.
Nhóm này sẽ thành lập các quan hệ đối tác công – tư để mua lại các nhà máy và cho dừng hoạt động trong vòng 15 năm (quãng thời gian ngắn hơn rất nhiều so với tuổi thọ thông thường của một dự án nhiệt điện là 30 đến 40 năm).
Việc làm này sẽ giúp người lao động có thời gian nghỉ hưu, hoặc tìm kiếm việc làm mới, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phép các quốc gia chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.
Reuters cho biết, ADB đã phân bổ khoảng 1,7 triệu USD cho các nghiên cứu khả thi tại Philippines, Việt Nam và Indonesia nhằm ước tính chi phí của việc đóng cửa sớm, những tài sản có thể mua được, cũng như việc kết hợp với các chính phủ và các bên liên quan.
Chi phí để dừng hoạt động sớm hơn kế hoạch một nửa công suất điện than tại mỗi quốc gia vào khoảng 1 – 1,8 triệu USD/MW. Điều này đồng nghĩa rằng mức chi phí cho Indonesia sẽ vào khoảng 16 – 29 tỷ USD, Philippines là 5 – 9 tỷ USD và Việt Nam là khoảng 9 – 17 tỷ USD.
Sáng kiến này được đưa ra khi các ngân hàng thương mại và phát triển rút vốn tài trợ cho các nhà máy điện than mới nhằm đáp ứng các mục tiêu về khí hậu dưới áp lực từ các nhà đầu tư lớn.
Trao đổi với Nikkei, một lãnh đạo HSBC nhấn mạnh: “Giải quyết sự phụ thuộc vào điện than, đặc biệt tại châu Á, là một ưu tiên cấp thiết trong quá trình chuyển đổi sang không phát thải”.
Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi khu vực này vẫn đang lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện than mới.
Tổ chức tài chính Carbon Tracker cuối tháng 6 vừa qua cho biết Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch xây dựng hơn 600 nhà máy mới với tổng công suất hơn 300GW, chiếm tới 80% số các nhà máy mới được quy hoạch trên thế giới và 75% công suất điện than hiện có.
Tài chính giá rẻ cho điện than Việt Nam sắp kết thúc
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Five Star Group khởi công 2 tổ hợp căn hộ khách sạn tại Vũng Tàu
Tập đoàn Five Star Group vừa tổ chức lễ khởi công hai tổ hợp căn hộ - khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế Five Star Odyssey và Five Star Poseidon tại Vũng Tàu.
Lộc Trời vật lộn trong khủng hoảng
Tập đoàn Lộc Trời đang đối mặt với giai đoạn khủng hoảng chưa từng có, từ kết quả kinh doanh lao dốc đến những bất ổn nội bộ bị phanh phui.
Vietravel Airlines thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng
Vietravel Airlines cho biết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 2.600 tỷ đồng, dự kiến hoàn tất trong nửa đầu năm 2026.
Tập đoàn GEO đầu tư vào Bình Định
Tập đoàn GEO (Đức) tham vọng sản xuất tuabin gió nhãn hiệu "Made in Việt Nam" tại Bình Định, với bước đà là Trung tâm phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo.
Fitch Ratings hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tăng trưởng kinh tế trung hạn của Việt Nam vẫn có triển vọng tích cực, nhưng những bất định toàn cầu đặt ra nhiều rủi ro, theo nhận định của Fitch Ratings.
Petrovietnam song hành VIMC phát triển kinh tế biển
Thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa Petrovietnam và VIMC hứa hẹn mở ra chương mới cho kinh tế biển, thông qua tối ưu hai trụ cột cốt lõi năng lượng và hàng hải.
CEO Group tiến về Cam Ranh, hé lộ điểm đầu tư chiến lược mới
Ngày 21/6/2025, Tập đoàn CEO khởi công tổ hợp nghỉ dưỡng Novotel Cam Ranh Resort, đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình phát triển hệ sinh thái du lịch nghỉ dưỡng đẳng cấp quốc tế tại Việt Nam.