Phát triển bền vững
Điện than tại Việt Nam có thể được... mua lại để đóng cửa
Một sáng kiến đang được ADB và Prudential lên kế hoạch là mua lại các nhà máy nhiệt điện than đã đi vào hoạt động, sau đó cho dừng hoạt động sớm hơn kế hoạch ban đầu.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Tập đoàn bảo hiểm Prudential đang lên kế hoạch công bố một chương trình đầu tư đầy tham vọng nhằm mục tiêu giảm lượng phát thải carbon ở châu Á, theo Nikkei.
Chương trình này dự kiến được công bố tại hội nghị khí hậu COP26 của Liên Hợp Quốc vào tháng 11 tới. Nội dung chính là kêu gọi việc mua lại các nhà máy nhiệt điện than đã đi vào hoạt động, sau đó dừng các nhà máy này sớm hơn kế hoạch ban đầu.
Ngoài ADB và Prudential, HSBC cũng sẽ tham gia trong kế hoạch tìm kiếm mua lại và đóng cửa sớm các nhà máy nhiệt điện tại Philippines, Việt Nam và Indonesia.
Đầu tháng này, nguồn tin độc quyền từ Reuters cũng cho biết về kế hoạch trên, trong đó đề cập thêm sự hiện diện của Citi và BlackRock Real Assets.
Nhóm này sẽ thành lập các quan hệ đối tác công – tư để mua lại các nhà máy và cho dừng hoạt động trong vòng 15 năm (quãng thời gian ngắn hơn rất nhiều so với tuổi thọ thông thường của một dự án nhiệt điện là 30 đến 40 năm).
Việc làm này sẽ giúp người lao động có thời gian nghỉ hưu, hoặc tìm kiếm việc làm mới, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho phép các quốc gia chuyển đổi sang các nguồn năng lượng tái tạo.
Reuters cho biết, ADB đã phân bổ khoảng 1,7 triệu USD cho các nghiên cứu khả thi tại Philippines, Việt Nam và Indonesia nhằm ước tính chi phí của việc đóng cửa sớm, những tài sản có thể mua được, cũng như việc kết hợp với các chính phủ và các bên liên quan.
Chi phí để dừng hoạt động sớm hơn kế hoạch một nửa công suất điện than tại mỗi quốc gia vào khoảng 1 – 1,8 triệu USD/MW. Điều này đồng nghĩa rằng mức chi phí cho Indonesia sẽ vào khoảng 16 – 29 tỷ USD, Philippines là 5 – 9 tỷ USD và Việt Nam là khoảng 9 – 17 tỷ USD.
Sáng kiến này được đưa ra khi các ngân hàng thương mại và phát triển rút vốn tài trợ cho các nhà máy điện than mới nhằm đáp ứng các mục tiêu về khí hậu dưới áp lực từ các nhà đầu tư lớn.
Trao đổi với Nikkei, một lãnh đạo HSBC nhấn mạnh: “Giải quyết sự phụ thuộc vào điện than, đặc biệt tại châu Á, là một ưu tiên cấp thiết trong quá trình chuyển đổi sang không phát thải”.
Điều này càng trở nên quan trọng hơn khi khu vực này vẫn đang lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện than mới.
Tổ chức tài chính Carbon Tracker cuối tháng 6 vừa qua cho biết Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch xây dựng hơn 600 nhà máy mới với tổng công suất hơn 300GW, chiếm tới 80% số các nhà máy mới được quy hoạch trên thế giới và 75% công suất điện than hiện có.
Tài chính giá rẻ cho điện than Việt Nam sắp kết thúc
Viết tiếp giấc mơ công nghiệp hoá
Đã hơn ba thập kỷ trôi qua kể từ khi Việt Nam khởi động quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thế nhưng, giấc mơ lớn ấy vẫn còn dang dở và hy vọng để hiện thực hóa giấc mơ đó đang đặt vào những doanh nghiệp sản xuất trong nước.
Phía sau ánh hào quang
Đầu tư bất động sản thật sự là con đường trải hoa hồng, hay là một cuộc đua đầy cạm bẫy mà chỉ những người kiên cường nhất mới có thể trụ lại?
Khai doanh trí, chấn doanh khí cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Nền văn hóa kinh thương Việt Nam 2045 được cấu thành bởi một thế hệ doanh nhân mới với doanh trí mới và doanh khí mới, và một nền quản trị mới với khát vọng dân tộc và chuẩn mực toàn cầu.
Dịch vụ là văn hoá
Dịch vụ không chỉ gói gọn trong công nghệ hay bí mật thương mại, mà cốt lõi chính là văn hóa con người.
Nắm lấy những cơ hội chuyển mình
Trong suốt 28 năm qua, ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đã luôn nắm bắt những cơ hội thay đổi, chuyển mình để trở thành một trong những nhà phát triển khu công nghiệp tiên phong và thành công nhất Việt Nam.
Cách những thương hiệu tỷ đô gia tăng giá trị
Những câu chuyện giàu cảm xúc, có tính lan toả giúp người tiêu dùng hiểu được bối cảnh và tham vọng sẽ giúp doanh nghiệp định vị, gia tăng giá trị thương hiệu.
Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số
Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.