Điều chỉnh quy hoạch: Điểm nóng gây bức xúc

Thu Phương Chủ nhật, 19/05/2019 - 08:05

Nhiều dự án bất động sản muốn điều chỉnh quy hoạch để nâng tầng hoặc 'nhồi' thêm cao ốc đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của cư dân.

Điểm nóng mâu thuẫn

Mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân khu đô thị Ngoại Giao Đoàn ở quận Tây Hồ (Hà Nội) một lần nữa bùng phát khi người dân mới đây lại xuống đường phản đối dự án chậm cấp sổ đỏ và điều chỉnh quy hoạch để "nhồi" thêm cao ốc và bệnh viện.

Theo phản ánh của cư dân, khi mua nhà họ hy vọng được được hưởng những tiện ích trên bốn khu đất công cộng gồm trường học, tổ hợp thể dục thể thao, vườn hoa, đầu mối kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện quy hoạch dự án đã bị thay đổi, nhiều ô đất mới được điều chỉnh công năng, tăng mật độ xây dựng.

Điển hình như lô CC3-4 tăng từ 5 tầng lên 15 tầng nổi + 3 tầng hầm, mật độ xây dựng tăng từ 20.5% lên 35%; lô CC5 tăng từ 7 tầng lên 27 tầng + 3 tầng hầm, mật độ xây dựng tăng từ 30 lên 41%, dân số tăng thêm 1.505 người; lô ĐMKT1 chuyển từ đất đầu mối kỹ thuật sang đất xây bệnh viện Ung bướu 12 tầng.

Không chỉ tại khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, thời gian gần đây tại Hà Nội liên tiếp diễn ra những vụ cư dân phản đối chủ đầu tư điều chỉnh, thay đổi quy hoạch dự án.

Mới đây, hàng trăm hộ dân Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, quận Cầu Giấy đã lên tiếng phản đối đề xuất của Vinaconex muốn xây cao ốc 18 tầng làm văn phòng trên khu đất trước đây được phê duyệt trở thành trung tâm dịch vụ thời trang cao cấp và hàng thủ công mỹ nghệ với chiều cao trung bình 2,81 tầng.

Theo cư dân, việc xây dựng công trình cao tầng này trong khu đô thị đã quá tải về dân số, hạ tầng kỹ thuật, xã hội, trong khoảng không gian chật hẹp giữa các tòa nhà cao tầng sẽ càng gây áp lực cho cuộc sống của cư dân.

Tương tự, liên quan đến chủ trương cho xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp trung tâm thương mại tại công viên Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, hàng trăm cư dân cùng đại diện ban quản trị, tổ dân phố các tòa nhà tại khu đô thị mới Dịch Vọng cũng đã treo băng rôn phản đối quyết liệt.

Điều chỉnh quy hoạch: Điểm nóng gây bức xúc
Một số cư dân Ciputra mới đây cũng bức xúc lên tiếng về việc điều chỉnh quy hoạch cục bộ để xây cao ốc trong dự án. Ảnh: Forty Media.

Chuyện không hiếm...

Thực tế, việc thay đổi quy hoạch tại các dự án khu đô thị, chung cư như nâng tầng, thêm toà, thay đổi thiết kế toà nhà không phải chuyện hiếm tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương trên cả nước. 

Dư luận đã từng bức xúc trong suốt một thời gian dài khi chỉ ra nguyên nhân khiến khu đô thị Linh Đàm bị băm nát, dẫn đến hạ tầng quá tải nghiêm trọng. 

Được khởi công năm 1997 với quy mô trên 200ha, khu đô thị Linh Đàm là một trong những khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên ở Hà Nội. Tuy nhiên, sau đó đã có hàng loạt những điều chỉnh quy hoạch, thay đổi về mục đích sử dụng đất tại khu đô thị.

Khu đất ở trung tâm bán đảo dự kiến xây dựng văn phòng đã bị chuyển đổi thành đất ở. Trong đó, tòa nhà VP3 và VP5 với hệ số chiếm đất lên tới trên 90% và chiều cao 33 tầng, vượt tám tầng so với quy hoạch.

Đô thị lớn của Việt Nam biến dạng do 'quy hoạch ngược'

Khu đất 5ha của trung tâm dịch vụ tổng hợp kết nối giữa bắc Linh Đàm, bán đảo Linh Đàm, khu Tây Nam Linh Đàm và cả khu Nam Linh Đàm đã nhường chỗ cho khu nhà ở gồm 12 tòa chung cư cao 36 - 42 tầng. Chỉ riêng khu nhà ở này đã bổ sung khoảng 30.000 dân cho khu bán đảo Linh Đàm, hơn gấp đôi so với dân số dự kiến trong quy hoạch đầu tiên.

Sự xuất hiện của quá nhiều các toà nhà cao tầng đã khiến quy hoạch của khu đô thị Linh Đàm hoàn toàn bị phá vỡ. Đặc biệt, sau khi các tòa nhà chung cư giá rẻ được đưa vào sử dụng, dân số tại đây đã lên tới trên 70.000 người, gần bằng quy mô dân số của đô thị loại III. Trong khi đó, diện tích cây xanh giảm xuống chỉ còn xấp xỉ 4m2/người, thấp hơn nhiều so với tiêu chí của đô thị kiểu mẫu mà Bộ Xây dựng ban hành.

Hoặc như khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính có diện tích 32 ha được phê duyệt lần đầu năm 1998 có mật độ xây dựng chỉ 34,88% với tám tòa nhà cao trung bình 6,7 đến 7,5 tầng.

Ba năm sau đó, quy hoạch đã điều chỉnh tăng gấp đôi lên 16 tòa cao tầng, chiều cao mỗi toà cũng tăng lên gấp đôi, dao động từ 9 đến 21 tầng. Và sau gần 20 năm, với nhiều lần điều chỉnh quy hoạch, hiện mật độ xây dựng khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính tăng lên hơn 50% với 16 tòa nhà cao tầng với chiều cao từ 17 đến 34 tầng.

Đáng chú ý, trong khi chủ đầu tư điều chỉnh số toà nhà cao tầng và tầng cao các công trình nhà ở thì diện tích đất cây xanh, trường học, bãi đỗ xe không thay đổi trong quy hoạch chi tiết đã duyệt, thậm chí còn bị thu hẹp.

... nhưng ngày càng khó thực hiện

Có thể thấy, việc các dự án ở Hà Nội được điều chỉnh quy hoạch, nâng tầng, nhồi thêm các toà nhà không phải chuyện hiếm, thậm chí nó còn diễn ra thường xuyên, lặp lại nhiều lần tại nhiều dự án. 

Sau khi điều chỉnh quy hoạch, các dự án đô thị này không những không khiến cho cuộc sống người dân tốt hơn lên mà lại để lại cho xã hội những bài học đắt giá trong quá trình quản lý xây dựng và phát triển đô thị.

Không khó để nhận ra nhiều đô thị trên toàn quốc đang lâm vào tình trạng "nêm chặt" vào khu vực trung tâm. Tại những đô thị lớn như TP. HCM, Hà Nội, dân số ngày càng tăng, trong khi đó, đất là "vàng", các chủ đầu tư đều muốn xây cho cao tầng thêm để tăng lợi nhuận.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đây rõ ràng là sự mất kiểm soát quy hoạch đã hoạch định, gây ra hậu quả nặng nề đối với hạ tầng xã hội và cuộc sống của người dân. Chính vì vậy, cư dân tại nhiều đô thị hiện nay khi thấy chủ đầu tư điều chỉnh quy hoạch đã “sợ” dự án của mình cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự nên đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ.

Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, trước đây, việc lấy ý kiến cộng đồng cư dân để điều chỉnh quy hoạch nhiều khi chỉ mang tính hình thức, việc giám sát của người dân trong khu đô thị cũng không chặt chẽ, dẫn đến chủ đầu tư tự ý điều chỉnh quy hoạch, đặt cư dân vào trong sự đã rồi, không thể thay đổi.

Ở các dự án bị cư dân phản đối thay đổi quy hoạch thời gian gần đây cũng tái diễn thực trạng này khi chủ đầu tư không công khai việc thay đổi quy hoạch rộng rãi đến những người dân có liên quan. 

Thậm chí, tại khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, chủ đầu tư và chính quyền còn lấy ý kiến không đúng đối tượng là những người nằm ngoài dự án về việc điều chỉnh quy hoạch.

Ông Võ cho rằng, trong thời gian vừa qua, các thủ tục mà chủ đầu tư phải thực hiện khi xin điều chỉnh quy hoạch không có nhiều thay đổi đáng kể. Tuy nhiên, người dân hiện nay đã rất nhanh nhạy trong tiếp cận thông tin, khâu xin ý khiến cư dân cũng đã được thực hiện chặt chẽ hơn. Chủ đầu tư dự án không dễ thuyết phục cư dân đồng ý với những thay đổi trong quy hoạch khi đã có quá nhiều bài học đắt giá trong quá khứ. 

Do đó, việc thay đổi quy hoạch dự án nếu không mang lại những lợi ích thiết thực cho cư dân khu đô thị sẽ rất khó được đồng thuận, ông Võ nhận định.

Chuyện lạ về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn khiến cư dân bức xúc

Chuyện lạ về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn khiến cư dân bức xúc

Bất động sản -  7 năm
Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở tham vấn sai đối tượng vì những người dân được mời lấy ý kiến lại không cư trú trong khu đô thị.
Chuyện lạ về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn khiến cư dân bức xúc

Chuyện lạ về điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Ngoại Giao Đoàn khiến cư dân bức xúc

Bất động sản -  7 năm
Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn được điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở tham vấn sai đối tượng vì những người dân được mời lấy ý kiến lại không cư trú trong khu đô thị.
Đô thị lớn của Việt Nam biến dạng do 'quy hoạch ngược'

Đô thị lớn của Việt Nam biến dạng do 'quy hoạch ngược'

Bất động sản -  6 năm

Nhiều đô thị tại Việt Nam đang quy hoạch ngược so với thế giới, đưa tất cả những gì tốt đẹp nhất vào khu vực trung tâm thành phố khiến bài toán quá tải hạ tầng, ách tắc giao thông không có lời giải.

Cần ưu tiên làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch để phát triển Thủ đô

Cần ưu tiên làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch để phát triển Thủ đô

Leader talk -  6 năm

GS.TS Phùng Hữu Phú, nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội cho rằng, một trong 3 vấn đề cơ bản mà Hà Nội cần ưu tiên làm tốt nữa, đó là công tác tác quản lý quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Hà Nội phê duyệt quy hoạch hàng loạt dự án khủng

Hà Nội phê duyệt quy hoạch hàng loạt dự án khủng

Bất động sản -  6 năm

UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt quy hoạch hàng loạt dự án quy mô lớn gồm dự án khu đô thị Gia Lâm, khu đô thị mới Tây Mỗ - Đại Mỗ và quy hoạch xây dựng hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài.

Thủ tướng kết luận điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng kết luận điều chỉnh quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất

Tiêu điểm -  7 năm

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

BIM Land khởi động tổ hợp căn hộ phong cách khách sạn SkyM

Bất động sản -  2 ngày

BIM Land – thành viên BIM Group, khởi động tổ hợp căn hộ cao cấp phong cách khách sạn SkyM tại khu đô thị vịnh biển Halong Marina (Quảng Ninh). Dự án được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho mô hình nghỉ dưỡng – lưu trú – đầu tư ngay tại trung tâm du lịch năng động bậc nhất miền Bắc.

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Đất Xanh ký hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác lớn trong và ngoài nước

Bất động sản -  5 ngày

Tập đoàn Đất Xanh vừa ký kết hợp tác chiến lược với gần 20 đối tác trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, xây dựng và vận hành, nhà cung cấp thiết bị trọn gói đến từ nhiều thương hiệu lớn trên thế giới và Việt Nam.

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Phát Đạt bất ngờ xuất hiện tại ‘thành phố dưỡng lành’ La Pura

Bất động sản -  5 ngày

Công ty CP Phát triển bất động sản Phát Đạt vừa bất ngờ thông báo tham gia phát triển dự án tổ hợp La Pura tại Bình Dương.

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Nhỏ giọt nguồn cung, căn hộ hạng sang Hà Nội liệu có đắt khách?

Bất động sản -  6 ngày

Cùng với đà tăng giá mạnh của phân khúc chung cư Hà Nội, thị trường cũng xuất hiện một vài dự án căn hộ hạng sang nhắm vào giới siêu giàu.

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Hà Nội khan hiếm biệt thự dưới 20 tỷ đồng

Bất động sản -  6 ngày

Thị trường biệt thự, nhà liền kề tại Hà Nội ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau thời gian dài trầm lắng.

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh

Tài chính -  40 phút

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn

Diễn đàn quản trị -  1 giờ

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Gỗ An Cường ứng phó thuế quan Mỹ

Doanh nghiệp -  1 giờ

Mặc dù chịu tác động từ chính sách thuế quan, chủ tịch Gỗ An Cường vẫn tự tin sẽ hoàn thành các chỉ tiêu đã đặt ra trong năm nhờ chiến lược ứng phó linh hoạt.

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

MoMo lần đầu có lãi sau 15 năm, lên kế hoạch IPO

Doanh nghiệp -  1 giờ

Việc MoMo có lãi nhiều khả năng sẽ mở đường cho một đợt IPO sắp tới, khi kỳ lân fintech của Việt Nam đang được định giá khoảng 3 tỷ USD.

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Không 'đốt tiền', không siêu app, bí quyết nào giúp Vinasun tồn tại?

Doanh nghiệp -  2 giờ

Trong khi các ứng dụng gọi xe chi hàng nghìn tỷ đồng, Vinasun không “đốt tiền”, không siêu app, bí quyết nào giúp hãng xe này tồn tại trong thị trường đầy cạnh tranh.

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?

Tiêu điểm -  2 giờ

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?

Tiêu điểm -  2 giờ

TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.