Tiêu điểm
Điều gì ẩn sau sự lạc quan của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam?
Mặc dù đánh giá tích cực hơn về triển vọng kinh doanh, các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn khá thận trọng trước khi đưa ra các cam kết quan trọng về đầu tư hay tuyển dụng.
Lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu lạc quan hơn về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi giãn cách xã hội kết thúc, bắt đầu giai đoạn 'bình thường mới' của thương mại và đầu tư.
Dấu hiệu tích cực và tâm lý lạc quan đã được thể hiện trong Chỉ số môi trường kinh doanh EuroCham quý III/2021 (Business Climate Index - BCI). Chỉ số này là thước đo thường xuyên về đánh giá của lãnh đạo các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham).
Bình luận về kết quả BCI, Giám đốc điều hành đơn vị phân tích dữ liệu YouGov Việt Nam Thue Quist Thomasen đánh giá, đằng sau kết quả BCI là một xu hướng mới đầy thú vị.
Trong khi niềm tin vào triển vọng đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có một sự gia tăng nhỏ nhưng đáng khích lệ, các công ty lại lưỡng lự hơn một chút khi nói đến hoạt động của công ty mình.
Điều này cho thấy rằng, các lãnh đạo doanh nghiệp đang chờ xem các điều kiện và quy định trong điều kiện ‘bình thường mới’ diễn ra như thế nào, trước khi đưa ra các cam kết quan trọng về các dự án đầu tư hoặc kế hoạch tuyển dụng.

Cụ thể, kết quả BCI mới nhất chứng kiến mức tăng nhẹ nhưng đáng khích lệ với 18,3 điểm phần trăm. Con số này tăng ba điểm từ mức điểm thấp kỷ lục là 15 điểm phần trăm được ghi nhận trong thời kỳ khó khăn nhất của đợt dịch lần thứ tư hồi tháng 9.
Mặc dù vẫn ở mức thấp, BCI đã ghi nhận những cải thiện về triển vọng kinh tế của Việt Nam.
Hiện có gần một nửa số lãnh đạo các doanh nghiệp và nhà đầu tư châu Âu (49%) dự đoán triển vọng kinh tế sẽ ổn định và cải thiện trong quý tới, so với chưa đầy 1/5 (19%) được ghi nhận trong quý II.
Tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn thận trọng về việc tuyển dụng nhân sự, đầu tư và dự báo lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các công ty đang áp dụng cách tiếp cận 'chờ đợi và xem xét' để bố trí nhân sự, với khoảng 1/5 số người tham gia khảo sát cho biết họ có dự định tuyển dụng thêm nhân công trong vòng ba tháng tới.
Tương tự, tỷ lệ các doanh nghiệp có kế hoạch duy trì hoặc tăng vốn đầu tư trong quý cuối năm (69%) chỉ cao hơn hai điểm so với quý trước, với dự báo doanh thu cũng tăng.
Trong khi đó, khoảng một nửa số công ty tham gia khảo sát vẫn đang hoạt động ở tần suất thấp so với thời điểm trước đại dịch. Việc hạn chế đi lại kéo dài và tình trạng thiếu nhân sự tiếp tục ảnh hưởng đến 2/3 số công ty.
Điều này cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nếu Việt Nam muốn phát huy hết tiềm năng trong thương mại và đầu tư sau đại dịch.
Chủ tịch EuroCham Alain Cany đánh giá mặc dù BCI vẫn ở mức thấp, điều quan trọng nhất là chỉ số này hiện đang có xu hướng dịch chuyển theo hướng tích cực.
Với việc đại dịch hiện đã được kiểm soát ở Việt Nam, sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu sẽ tiếp tục gia tăng khi các công ty trở lại hoạt động bình thường và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên.
Tuy nhiên, bất chấp những tiến triển tích cực này, lãnh đạo các doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những thách thức trong hoạt động thương mại của mình.
“Với 2/3 số công ty đang chịu tác động của việc hạn chế di chuyển và tình trạng thiếu người lao động, điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết phải tăng tốc việc cho phép các chuyên gia nước ngoài đã tiêm chủng đầy đủ được bắt đầu công việc sớm và đẩy nhanh tiến trình tiêm chủng cho người lao động trong nước”, ông nhấn mạnh.
Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam lạc quan trở lại
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.
Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?
Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.