Điều kiện để các nhà đầu tư Hàn Quốc tăng vốn vào Việt Nam

Phương Anh Thứ ba, 09/05/2023 - 14:19

Theo lãnh đạo Kocham, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam đang cân nhắc tăng vốn đầu tư, và đầu tư mới. Điều quan trọng là nhà đầu tư cần cảm thấy an toàn khi đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam hấp dẫn với doanh nghiệp Hàn Quốc

Ông Hong Sun, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (KoCham), cho biết, hiện có khoảng 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam. Cùng với đó, thương mại hai chiều năm ngoái đã tăng 175 lần trong 30 năm kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, và kim ngạch thương mại đạt mức cao nhất trong lịch sử.

Tuy vậy, đáng tiếc là trong quý I/2023, tổng quy mô đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam chỉ tương đương khoảng 70% so với cùng kỳ năm trước, số lượng dự án giảm gần 10%, đưa Hàn Quốc – nhà đầu tư số một tại Việt Nam – xuống vị trí thứ tư, mức thấp nhất kể từ năm 2008.

“Chúng tôi tin rằng, nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu phục hồi, và nếu các chính sách chủ đạo của Chính phủ bắt đầu phát huy hiệu quả, thì đầu tư nước ngoài cũng sẽ dần tăng trở lại”, ông Hong Sun cho biết tại Hội nghị Thủ tướng gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài gần đây.

Rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang tăng cường vốn đầu tư vào các lĩnh vực vốn có, hoặc nghiên cứu đầu tư thêm vào nhiều lĩnh vực mới.

Đơn cử, Samsung – doanh nghiệp Hàn Quốc đang đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam – đã đầu tư thêm 20 tỷ USD vào lĩnh vực sản xuất, hoàn tất xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm nghiên cứu R&D quy mô lớn nhất Đông Nam Á từ cuối năm ngoái, nâng tầm Việt Nam thành cứ điểm nghiên cứu và phát triển.

Các công ty như Điện tử LG, LG Display, LG Innotek hiện đang mở rộng đầu tư, để phát triển thành cứ điểm sản xuất toàn cầu về điện ô tô, thiết bị điện tử, và thiết bị gia dụng.

Không chỉ vậy, Lotte đang coi Việt Nam như một cứ điểm toàn cầu, khi có đến 19 công ty thành viên trong tập đoàn, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, khách sạn, cửa hàng miễn thuế và công ty sản xuất, đã đầu tư vào Việt Nam.

Cùng với đó, các công ty xây dựng Hàn Quốc dự kiến sẽ hoạt động đầu tư tích cực hơn nữa, với kỳ vọng thị trường xây dựng tại Việt Nam sẽ có tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là 11,2% cho đến năm 2024.

Ngoài ra, rất nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đang tăng cường vốn đầu tư vào các lĩnh vực vốn có, hoặc nghiên cứu đầu tư thêm vào nhiều lĩnh vực mới. Đặc biệt, các doanh nghiệp công nghệ cao cũng đang cực kỳ quan tâm, lãnh đạo KoCham cho biết thông tin.

Tìm kiếm môi trường đầu tư ổn định

Theo ông Hong Sun, trước hết, các doanh nghiệp cần môi trường đầu tư tiếp tục ổn định.

Cùng với đó, liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao có giá trị gia tăng cao, nhiều ý kiến cho rằng những lợi ích về ưu đãi thuế doanh nghiệp chưa đủ, rất khó để thu hút đầu tư.

“Họ cần phải thực sự cảm thấy những ưu đãi của chính phủ là hấp dẫn. Khi chính phủ cung cấp các ưu đãi thuế, cũng như ưu đãi về chi phí thuê đất và khu công nghiệp, đồng thời, ưu tiên thực hiện việc sắp xếp các ưu đãi đầu tư cho các khu công nghiệp khác theo tỉnh, thành phố, thì nhà đầu tư sẽ cảm thấy an toàn và mở rộng đầu tư”, ông phân tích.

Ngoài ra, ông cho biết thêm, gần đây, KoCham tiếp nhận một số kiến nghị của các doanh nghiệp Hàn Quốc mới vào đầu tư tại Việt Nam cho rằng, lượng đầu tư FDI giảm sút có phần nào liên quan đến cơ chế cấp giấy phép lao động cho lao động nước ngoài, và phê duyệt hạ tầng phòng cháy chữa cháy…

Đơn cử, liên quan đến giấy phép lao động/thị thực/tạm trú, tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2023, KoCham cho biết đã nhận được phản ánh vướng mắc về việc quá trình từ lúc nộp hồ sơ đến khi được cấp giấy phép mất rất nhiều thời gian.

Ngay cả sau khi nộp hồ sơ lần đầu, nhiều trường hợp phải bổ sung, sửa đổi hồ sơ, dẫn đến thông thường phải mất 2 – 3 tháng mới được cấp Giấy phép lao động. Thậm chí, có những trường hợp mất hơn 6 tháng do phải thực hiện các thủ tục bổ sung.

“Tôi tin rằng, nếu chính phủ quan tâm và nỗ lực tháo gỡ những khó khăn của các doanh nghiệp FDI, để các doanh nghiệp này có thể mở rộng kinh doanh ổn định tại Việt Nam, thì doanh nghiệp sẽ có thể gạt bỏ những lo lắng và tin tưởng đầu tư nhiều hơn nữa”, lãnh đạo KoCham nhấn mạnh. 

Quy định phòng cháy chữa cháy 'đốt cháy' doanh nghiệp nước ngoài

Quy định phòng cháy chữa cháy 'đốt cháy' doanh nghiệp nước ngoài

Tiêu điểm -  1 năm
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhiều quy định về phòng cháy chữa cháy đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng, và ngày càng lan rộng với doanh nghiệp.
Quy định phòng cháy chữa cháy 'đốt cháy' doanh nghiệp nước ngoài

Quy định phòng cháy chữa cháy 'đốt cháy' doanh nghiệp nước ngoài

Tiêu điểm -  1 năm
Theo đại diện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, nhiều quy định về phòng cháy chữa cháy đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng, và ngày càng lan rộng với doanh nghiệp.
Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Gỡ vướng 34 dự án ở TP.HCM

Bất động sản -  30 phút

34 dự án trên địa bàn TP.HCM đã được địa phương phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ tháo gỡ vướng mắc.

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Vì một tương lai không tiền mặt tại Việt Nam

Tiêu điểm -  2 giờ

NextPay mong muốn giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thanh toán số, đồng thời thúc đẩy xu hướng không tiền mặt tại Việt Nam.

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Đạm Phú Mỹ ra mắt bộ nhận diện thương hiệu mới PHUMY

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Đạm Phú Mỹ vừa đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ bằng việc công bố bộ nhận diện thương hiệu mới mang tên PHUMY, thể hiện khát vọng phát triển bền vững.

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Sản xuất công nghiệp tăng trưởng 8,4%

Tiêu điểm -  4 giờ

Ngành sản xuất công nghiệp tăng mạnh trở lại sau một năm khó khăn nhờ vào sự bứt phá của các ngành chế biến, chế tạo và năng lượng.

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Quảng Ninh sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Tiêu điểm -  4 giờ

Quảng Ninh đang không chỉ chuẩn bị cho những con số tăng trưởng, mà còn hướng tới một mô hình phát triển cân bằng, bền vững và sáng tạo.

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Khi những thành phố lớn đều 'tắc thở'

Phát triển bền vững -  5 giờ

Không khí, thứ ta hít thở mỗi ngày, đang trở thành mối đe dọa thầm lặng, đặc biệt ở những thành phố lớn như Hà Nội hay TP. HCM.

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Kinh tế xanh chỉ chiếm 2%

Phát triển bền vững -  5 giờ

Kinh tế xanh vẫn chiếm tỷ trọng rất thấp trong nền kinh tế, có thể khiến doanh nghiệp Việt Nam suy giảm năng lực cạnh tranh, đánh mất đối tác, thị trường.