Digiworld trước nỗi lo đâm đầu vào một “Nokia thứ hai”

Việt Hưng Thứ sáu, 13/07/2018 - 15:41

Dù tuyên bố mở rộng sang các lĩnh vực phân phối hàng gia dụng và thực phẩm chức năng nhưng doanh thu hiện tại của Digiworld đang phụ thuộc vào Xiaomi.

Ngày 9/7 vừa qua, giá cổ phiếu của hãng công nghệ Xiaomi (Trung Quốc) đã giảm rất mạnh, có lúc lên tới gần 3%. Sự ra mắt có phần thất bại của Xiaomi có thể khiến một doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy "thót tim". Đó là đơn vị đang phân phối độc quyền điện thoại di động Xiaomi tại Việt Nam – Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld).

Trong quá khứ, Công ty cổ phần Thế giới số (Digiworld) là một trong 3 nhà phân phối sản phẩm Công nghệ (ICT) lớn nhất Việt Nam bên cạnh FPT trading và CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí.

Mặc dù vậy, Digiworld bắt đầu đi xuống từ sau sự sụp đổ của Nokia. Năm 2015, Nokia quyết định bỏ luôn mảng sản xuất điện thoại của mình để chuyển sang tập trung vào mảng công nghệ hệ thống.

Một nhà phân phối tại Việt Nam như Digiworld có lẽ không thể lường trước được một doanh nghiệp điện thoại số 1 thế giới lại có thể sa sút nhanh đến như vậy. Thời điểm đó, điện thoại Nokia chiếm hơn 90% doanh thu và lợi nhuận gộp từ mảng điện thoại di động của Digiworld, và ngay lập tức tác động nặng nề tới kết quả kinh doanh của đơn vị này.

Digiworld phải loại bỏ hàng trăm tỷ đồng doanh thu dự kiến bán điện thoại Nokia trong năm 2016. Doanh thu mảng di động năm 2016 giảm xuống chỉ còn 1.056 tỷ đồng, giảm 500 tỷ đồng so với mức 1.512 tỷ đồng năm trước đó. Sang năm 2017, doanh thu mảng này chỉ còn đóng góp 422 tỷ đồng.

Trước khó khăn trên, Digiworld vẫn trung thành với con đường phân phối. Công ty đưa ra quyết định tái cơ cấu với mũi nhọn chính là tối ưu hóa chi phí, cung cấp thêm dịch vụ mở rộng thị trường (MES).

Mặc dù vậy, việc cung cấp MES không đơn giản bởi thị trường khá hẹp, công ty chỉ cung cấp dịch vụ cho một vài đơn vị ít tên tuổi giá rẻ như Obi, Wiko,…

Để bù đắp cho mảng kinh doanh di động, Digiworld sống chủ yếu nhờ vào doanh thu từ mảng kinh doanh máy tính để bàn, laptop - lĩnh vực bị xem là đã bão hòa, bởi nhu cầu mua lần đầu của người tiêu dùng trong nước gần như không còn.

Phải tới tháng 3/2017, hy vọng của Digiworld mới được thắp sáng khi công ty ký kết hợp đồng phân phối độc quyền điện thoại của Xiaomi.

Là một trong những hãng công nghệ lớn nhất tại Trung Quốc, điện thoại của Xiaomi có doanh số xếp thứ 5 toàn cầu, nổi trội nhờ cấu hình cao nhưng giá thành lại rất rẻ.

Bên cạnh việc phân phối di động thông thường, Digiworld hỗ trợ Xiaomi mở các cửa hàng Mi Store tại Việt Nam. Tính tới cuối quý 2 năm nay, công ty đã mở được 8 Mi Store tại Việt Nam.

Mối quan hệ hợp tác giữa đôi bên mang lại những kết quả khả quan ban đầu. Quý 2/2018, doanh thu của công ty đạt 1.363 tỷ đồng, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tăng nhờ trọng tâm mảng điện thoại di động tăng trưởng 345%. Sau 6 tháng, riêng mảng điện thoại đã đạt doanh thu gần 1.200 tỷ đồng, hoàn thành sớm kế hoạch cả năm 2018.

Digiworld trước nỗi lo đâm đầu vào một “Nokia thứ hai”
Đơn vị: Tỷ đồng

Thị phần smartphone của Xiaomi tại Việt Nam cũng vươn lên top 4 thị trường, từ 0% lên 5,2%, theo báo cáo của GfK.

Có thể thấy, mức doanh thu này của Digiworld đã gần tương đương với thời điểm trước đây, khi còn hợp tác với Nokia. Mặc dù vậy, câu chuyện tăng trưởng của Digiworld một lần nữa đối mặt với bài toán cũ. Đó là quá phụ thuộc vào một khách hàng lớn duy nhất. Việc bỏ tất cả trứng vào một giỏ đẩy Digiworld vào rủi ro “trạng chết chúa cũng băng hà”.

Xiaomi là một trong những hãng công nghệ lớn nhất thế giới, nhưng sự sụp đổ của Nokia trong quá khứ đã cho thấy các hãng công nghệ dễ bị tổn thương và rơi vào khủng hoảng như thế nào.

Bên cạnh đó, thị trường điện thoại di động trong nước cũng cho thấy mức độ rủi ro cao khi Digiworld phải đối mặt với tình trạng suy giảm chung, tương tự với thị trường máy tính, laptop.

Các đối thủ xưa kia của Digiworld là FPT Trading và Tổng hợp dầu khí đều đã dần rút chân khỏi lĩnh vực phân phối di động. Một số nhà bán lẻ di động lớn trên thị trường như FPT Retail và Thế giới di động cũng đang gấp rút chuyển dịch sang các mặt hàng mới như điện máy, thực phẩm, hay thuốc.

Đó cũng là điều Digiworld tính đến. Công ty triển khai mũi nhọn thứ hai là phân phối thêm mặt hàng gia dụng và thực phẩm chức năng.

Cuối năm ngoái, Digiworld đã mua lại Công ty TNHH CL với tỷ lệ chi phối 80%. CL là nhà phân phối độc quyền cho Lion Corporation, một công ty Nhật Bản sản xuất xà phòng, bột giặt vào các siêu thị lớn như BigC, Aeon, Coop Mart. Công ty cũng phân phối thực phẩm chức năng dành cho nam giới mang thương hiệu Kingsmen.

Mặc dù vậy, việc đặt chân sang một lĩnh vực mới không đơn giản. Tính tới thời điểm hiện tại, thực phẩm chức năng và FMCG đóng góp rất khiêm tốn, khoảng 40 tỷ đồng vào doanh thu Digiworld, chỉ tương đương 1,4% tổng doanh thu. Nó cho thấy trọng tâm của Digiworld trong năm 2018 vẫn sẽ xoay quanh việc hợp tác với Xiaomi.

Xiaomi lỗ tới hơn 1 tỷ USD trong 3 tháng trước thềm IPO

Xiaomi lỗ tới hơn 1 tỷ USD trong 3 tháng trước thềm IPO

Quốc tế -  6 năm
Xiaomi mới đây cho biết đã lỗ ròng hơn 1 tỷ USD trong quý I năm nay dù ghi nhận doanh thu kỉ lục ở nước ngoài cũng như doanh số tăng đáng kể.
Xiaomi lỗ tới hơn 1 tỷ USD trong 3 tháng trước thềm IPO

Xiaomi lỗ tới hơn 1 tỷ USD trong 3 tháng trước thềm IPO

Quốc tế -  6 năm
Xiaomi mới đây cho biết đã lỗ ròng hơn 1 tỷ USD trong quý I năm nay dù ghi nhận doanh thu kỉ lục ở nước ngoài cũng như doanh số tăng đáng kể.
FPT chi 30 triệu USD thâu tóm công ty tư vấn công nghệ Mỹ

FPT chi 30 triệu USD thâu tóm công ty tư vấn công nghệ Mỹ

Doanh nghiệp -  6 năm

Mỹ là thị trường xuất khẩu phần mềm lớn thứ hai của FPT, chỉ sau Nhật Bản. Thị trường này đã mang về cho tập đoàn FPT 50 triệu USD doanh thu trong năm ngoái.

Thái Nguyên gọi vốn cho 19 dự án nông nghiệp công nghệ cao

Thái Nguyên gọi vốn cho 19 dự án nông nghiệp công nghệ cao

Đầu tư -  6 năm

Tỉnh Thái Nguyên đang khuyến khích doanh nghiệp, người dân tạo ra giá trị hàng hóa tiêu chuẩn đưa vào các nhà máy, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Công nghệ tự động hóa: Chìa khóa để các doanh nghiệp nhỏ bắt kịp người khổng lồ

Công nghệ tự động hóa: Chìa khóa để các doanh nghiệp nhỏ bắt kịp người khổng lồ

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Để bắt kịp với tốc độ phát triển này, những chiến lược gia sáng suốt nhất sẽ cần phải tối ưu hóa thế hệ tiếp theo của điện toán đám mây – chính là các dịch vụ tự động hóa.

Vingroup mong có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào công nghệ

Vingroup mong có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào công nghệ

Doanh nghiệp -  6 năm

"Cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và đây là cơ hội để Việt Nam có thể gia nhập sân chơi toàn cầu", lãnh đạo Vingroup chia sẻ.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Leader talk -  4 giờ

Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  7 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  9 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  10 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  10 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  11 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  15 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.