Định hướng điều hành của Chính phủ trước xu hướng tăng lãi suất trên thế giới

Nhật Hạ Thứ năm, 22/09/2022 - 15:30

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt các công cụ tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu đề ra. Lựa chọn phân bổ vốn tín dụng hiệu quả; nghiên cứu tăng lãi suất điều hành; các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giữ ổn định hoặc giảm lãi suất cho vay.

Bối cảnh trên thế giới

Trên thế giới, hầu hết các nước đều có lạm phát tăng cao và tăng trưởng suy giảm như Hoa Kỳ, EU, Anh, các nước trong khu vực.

Hiện nay, để đối phó với lạm phát tăng cao, các nước phải tăng lãi suất để hút tiền về, đồng thời thu hẹp các chính sách tiền tệ, tài khóa.

Đêm qua, Hoa Kỳ tiếp tục tăng lãi suất 0,75 điểm % sau 2 lần tăng liên tiếp 0,75 điểm % trước đó, đưa lãi suất điều hành lên mức 3 – 3,25%. Nhiều quốc gia, đối tác lớn của Việt Nam cũng đều tăng lãi suất như Ngân hàng trung ương châu Âu (EU) cũng tăng 0,75 điểm %.

Động thái trên của các nền kinh tế lớn lại có nhiều tác động tiêu cực, dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm, nguy cơ suy thoái và tỉ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng. Đồng USD tăng giá dẫn đến sự giảm giá của các đồng tiền chủ chốt khác và tiềm ẩn rủi ro tiền tệ, tỉ giá ở nhiều quốc gia, khu vực.

Theo đó, chỉ số đồng USD đã tăng mạnh nhất trong 38 năm qua, tăng 19% so với cùng kỳ và 15% so với cuối năm 2021. Nhiều đồng tiền phá giá ở mức báo động như đồng Euro giảm 11,8%, bảng Anh giảm 15,5%, Yên Nhật giảm 24,3%, nhân dân tệ giảm 10,2%...

Tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam

Do quy mô kinh tế còn khiêm tốn, độ mở của nền kinh tế cao (200% GDP), sức chống chịu và khả năng cạnh tranh còn hạn chế, nên tình hình thế giới biến động mạnh sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Nỗi lo xuất khẩu ‘giảm tốc’ và FDI tiếp tục ‘ảm đạm’ vào cuối năm và năm 2023

Trong đó, các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam có xu hướng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và sản xuất kinh doanh trong nước.

Điều hành tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh tài chính, tiền tệ biến động mạnh, nhiều đồng tiền phá giá ở mức cao là một thách thức rất lớn để có thể thực hiện được mục tiêu giữ vững ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Công tác chỉ đạo điều hành vĩ mô nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung sẽ ngày càng khó khăn hơn.

Tuy nhiên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng thông tin, đồng tiền Việt Nam vẫn thuộc nhóm ít mất giá nhất so với khu vực và thế giới. Ngân hàng sẽ kiên trì các giải pháp theo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng "ổn định không có nghĩa là cố định" mà theo sát mọi diễn biến để điều hành phù hợp tình hình.

Định hướng điều hành của Chính phủ trước xu hướng tăng lãi suất trên thế giới 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: Nhật Bắc

Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức, tại phiên họp Chính phủ hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Chính phủ thống nhất định hướng chỉ đạo điều hành trong những tháng cuối năm 2022 và năm 2023 là tập trung thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên: giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Phương châm chỉ đạo điều hành: Không mất bình tĩnh, hoang mang, dao động. Không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Phải chủ động nắm tình hình, bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh để tỉnh táo xác định mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, phù hợp, hiệu quả trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Càng áp lực cao, càng khó khăn thì càng phải nỗ lực, cố gắng, "biến nguy thành cơ"; xác định công việc trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên hợp lý, linh hoạt, hiệu quả.

Định hướng điều hành của Chính phủ

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện hiệu quả, đồng bộ Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 16/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Trong đó, ông nhấn mạnh quan điểm điều hành kinh tế vĩ mô chủ động, linh hoạt, sáng tạo, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm phù hợp với tình hình và yêu cầu thực tiễn theo hướng: Bảo đảm ổn định trong điều kiện bất định; Giữ thế chủ động trước những diễn biến phức tạp, bất ngờ, khó lường; Kiên định, nhất quán, phù hợp, hiệu quả trước sự biến động, tác động nhiều chiều từ thế giới và trong nước; Kiểm soát rủi ro, kịp thời ứng phó với nguy cơ suy thoái, khủng hoảng; Tạo dựng phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế trong điều kiện hội nhập sâu rộng.

Ngân hàng Nhà Nước cần điều hành linh hoạt các công cụ tỉ giá, lãi suất, tăng trưởng tín dụng để kiểm soát lạm phát và thực hiện các mục tiêu đề ra. Lựa chọn phân bổ vốn tín dụng hiệu quả cho sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên.

Đồng thời nghiên cứu tăng lãi suất huy động linh hoạt, phù hợp, hiệu quả vào thời điểm thích hợp; các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, phấn đấu giữ ổn định hoặc giảm lãi suất cho vay; đẩy mạnh và giảm thủ tục cho vay hỗ trợ lãi suất 2%.

‘Căng thẳng về room tín dụng không chỉ là chuyện của ngân hàng’

Bộ Tài chính chủ trì tiếp tục rà soát, nghiên cứu, đề xuất giảm thuế, phí, lệ phí theo thẩm quyền và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người dân, doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính – ngân sách nhà nước; phấn đấu tăng thu, triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên; bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Bộ Kế hoạch và đầu tư đẩy mạnh thu hút đầu tư chất lượng cao; tập trung đôn đốc đẩy mạnh giải ngân bốn đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Thời gian tới, Thủ tướng đề nghị tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ để tạo nền tảng vật chất cho ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì bảo đảm tuyệt đối an ninh lương thực, thực phẩm, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu quả, bền vững; thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Đẩy mạnh tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu về lúa gạo, trái cây, thủy sản với tinh thần “làm đủ ăn và có xuất khẩu với chất lượng, hiệu quả cao”.

Bộ Công thương chủ trì thúc đẩy mạnh mẽ thị trường trong nước, mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ; bảo đảm tuyệt đối an ninh nguồn cung và kiểm soát tốt giá năng lượng (điện, xăng dầu). Tinh thần là phải bảo đảm xuất đủ nhập và có thặng dư thương mại bền vững; thúc đẩy cả tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế.

Các trụ cột trong phát triển thị trường lao động giai đoạn mới

Bộ Lao động, thương binh và xã hội chủ trì đẩy mạnh phát triển thị trường lao động ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo đảm đủ lao động, không để thiếu hụt lao động làm gián đoạn sản xuất kinh doanh; thúc đẩy mạnh mẽ đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao. Đồng thời tiếp tục làm tốt công tác bảo đảm an sinh xã hội để “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Công thương và các bộ, cơ quan, địa phương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định FTA và hội nhập; tăng cường ngoại giao kinh tế, tạo thế đan xen lợi ích.

Bộ Xây dựng rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy mạnh mẽ xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; có giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, hiệu quả, bền vững.

Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương thúc đẩy cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số; chuyển đổi năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu…

Đặc biệt chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, môi trường; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng thể chế, pháp luật; tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực; củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Thủ tướng chính phủ nhấn mạnh: Đây chính là những yếu tố nền tảng để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển bền vững.

Fed tăng lãi suất kỷ lục lên mức đỉnh gần 15 năm

Fed tăng lãi suất kỷ lục lên mức đỉnh gần 15 năm

Tiêu điểm -  2 năm
Fed mới đây thông báo tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp nhằm mục tiêu hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ.
Fed tăng lãi suất kỷ lục lên mức đỉnh gần 15 năm

Fed tăng lãi suất kỷ lục lên mức đỉnh gần 15 năm

Tiêu điểm -  2 năm
Fed mới đây thông báo tiếp tục nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm lần thứ ba liên tiếp nhằm mục tiêu hạ nhiệt lạm phát tại Mỹ.
[Longform] Ổn định vĩ mô và thách thức của ''mục tiêu kép''

[Longform] Ổn định vĩ mô và thách thức của ''mục tiêu kép''

Leader talk -  2 năm

Cái giá phải trả cho bất ổn vĩ mô từ giai đoạn 2006 – 2011 là quá lớn, dẫn đến Việt Nam rút ra kinh nghiệm “bằng mọi giá phải giữ ổn định vĩ mô”. Tuy nhiên, nội hàm của khái niệm “ổn định vĩ mô” thực chất có phải để chỉ mức lạm phát thấp? Công tác điều hành chính sách cần làm gì để duy trì ổn định vĩ mô?

‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’

‘Không tăng trưởng bất chấp lạm phát’

Tiêu điểm -  2 năm

Trước áp lực ngày càng gia tăng lên công tác điều hành chính sách vĩ mô trong cuối năm 2022 và năm 2023, các chuyên gia khẳng định Việt Nam vẫn sẽ duy trì "mục tiêu kép", vừa ổn định vĩ mô, vừa giữ đà tăng trưởng.

Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh

Lạm phát chậm lại đáng kể nhờ giá xăng dầu giảm mạnh

Tiêu điểm -  2 năm

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 chỉ tăng nhẹ 0,005% so với tháng trước nhờ giá xăng dầu trong nước liên tục được điều chỉnh giảm.

Lạm phát của Việt Nam có thể đạt 7% vào cuối năm

Lạm phát của Việt Nam có thể đạt 7% vào cuối năm

Tiêu điểm -  2 năm

Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh vào những tháng cuối năm, nhưng bình quân năm vẫn sẽ ở mức dưới mục tiêu 4%.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  12 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  13 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  14 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.