Diễn đàn quản trị
Đỏ mắt tìm quản lý nhà hàng
Nhân sự ở các nhà hàng ẩm thực và đồ uống phần lớn là sinh viên làm bán thời gian, số còn lại hầu như chỉ đang làm một công việc tạm bợ trước khi có hướng đi mới.

Mở quán cà phê đã hơn hai năm nhưng phải đến giữa năm nay, anh Nguyễn. H ở Hà Nội mới tuyển được một quản lý mà anh ưng ý. Với anh, đó phải là người có năng lực pha chế, năng lực quản lý và đặc biệt là hợp gu của quán.
Thị trường quá thiếu nhân sự cho vị trí này dù theo iPOS.vn, ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) đang có gần 3 triệu nhân sự với khoảng 700 nghìn người làm việc toàn thời gian.
Trong quá trình tuyển dụng, anh H. nhận được rất ít hồ sơ và người anh vừa tuyển được cũng nhờ bạn bè giới thiệu.
Trước đó, anh và đồng sáng lập chọn hướng phát triển nhân sự nội bộ làm quản lý. Anh nghĩ phần lớn nhân viên ở quán anh đều không phải là sinh viên làm bán thời gian, đều có năng lực pha chế tốt, chỉ cần đào tạo thêm năng lực quản lý là ổn.
Nhưng, những người tiềm năng được lựa chọn lại từ chối cơ hội phát triển tiếp trong nghề dù họ đã đồng hành cùng quán từ những ngày đầu. Lý do họ đưa ra là ‘không chắc chắn về kế hoạch tương lai’ hoặc là ‘đang có những dự định khác’.
Đây không chỉ là câu chuyện của riêng anh H. Ngành kinh doanh nhà hàng ẩm thực và đồ uống vẫn chưa níu chân được nhân sự định hướng làm việc lâu dài.
Hơn 800 trong tổng số gần 1.000 doanh nghiệp được hỏi cho biết, nhân sự của họ chỉ có thời gian làm việc trung bình dưới một năm. Một số nguyên nhân được chỉ ra như mức lương và phúc lợi chưa hấp dẫn, điều kiện làm việc khắc nghiệt và cơ hội thăng tiến hạn chế.
Vì là ngành dịch vụ với thời gian làm việc đặc thù, đi làm trong thời gian nghỉ chung, nhiều nhân sự cảm thấy vô cùng khó khăn để có thể tiếp tục công việc lâu dài. Theo đó, hầu hết nhân sự cảm thấy khó khăn nhất với ca kíp làm việc của ngành F&B, tập trung chủ yếu vào thời điểm ngoài giờ hành chính. Các ca làm việc được coi là vất vả nhất là ca buổi trưa và ca làm buổi tối.
Một nguyên nhân khác được chỉ ra là kỳ vọng về sự học tập, rèn luyện cao hơn so với nội lực của doanh nghiệp trong khi động lực đi làm chủ yếu của nhân sự ngành F&B đến từ việc rèn luyện thêm các kỹ năng mềm như giao tiếp, sắp xếp và bày trí, kỹ năng công sở. Đây hầu hết là các kỹ năng cơ bản và là bước đệm để các nhân sự tiếp tục ở các công việc kế tiếp.
Dù có nguồn nhân sự dồi dào, tình trạng thiếu hụt nhân sự phù hợp vẫn là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp F&B Việt Nam. Theo các chủ nhà hàng, vấn đề cốt lõi không nằm ở số lượng ứng viên mà ở việc tìm kiếm những cá nhân đáp ứng được yêu cầu về kỹ năng kinh nghiệm và phù hợp với văn hóa doanh nghiệp.
Thực tế, anh H. từng tuyển được nhân sự cho vị trí quản lý vào năm ngoái nhưng buộc phải để người đó ra đi sau vài tháng thử thách vì không phù hợp văn hóa, không quản lý được đội ngũ và gây ra nhiều xáo trộn.
Theo iPOS.vn, tình trạng thiếu ổn định của nhân sự trong các doanh nghiệp F&B có thể dẫn đến nhiều hệ quả như: chi phí tuyển dụng bị đẩy lên cao, giảm hiệu quả làm việc, khó khăn trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Tăng độ dài vòng đời nhân sự
Dù bức tranh tổng quan có phần màu xám nhưng vẫn có những điểm sáng nhỏ khi 4,1% doanh nghiệp được IPOS.vn khảo sát cho biết nhân sự của họ có thời gian làm việc trung bình trên hai năm.

Hai “cánh tay” đắc lực của anh T. Mạnh, chủ một chuỗi nhà hàng ở Hà Nội đều là những người được phát triển từ khi họ mới tham gia vào doanh nghiệp. Trong đó, bếp trưởng hiện nay từng là một người ở quê lên Hà Nội xin vào học việc bình thường. Sau gần bốn năm, người này đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng và xin được công ăn việc làm cho hàng chục người cùng quê.
Anh Mạnh cho biết, ngay từ những ngày đầu mở nhà hàng, anh đã xác định con đường đi lâu dài là không tuyển ngoài cho các vị trí cấp cao, tất cả đều được phát triển nội bộ. Anh cung cấp cho họ lộ trình thăng tiến rõ ràng tương đương với lộ trình phát triển của doanh nghiệp. Anh luôn có một đội ngũ kế cận hùng hậu.
Để giải quyết tình trạng vòng đời làm việc ngắn của nhân sự trong ngành F&B, theo iPOS.vn, các doanh nghiệp cần có những chính sách phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài, đồng thời xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hấp dẫn.
Cũng giống như yếu tố về kỹ năng, nhiều nhân sự tại các nhà hàng ẩm thực và đồ uống được hỏi cho rằng họ lựa chọn đi làm vì người chủ là người có sức ảnh hưởng, và hy vọng có thể học tập được điều gì đó.
Việc duy trì công việc lâu dài cũng nguyên nhân chủ yếu từ người quân lý, khi họ có thực sự quan tâm tới nhân viên về công việc, đời sống hay không.
Kinh doanh ẩm thực và đồ uống đối phó xu hướng giảm doanh thu
Các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực và đồ uống uống đã nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền.
Tín hiệu tích cực của thị trường F&B
Người trẻ đang có xu hướng chi tiêu nhiều hơn bất chấp những khó khăn của nền kinh tế trong khi nhiều doanh nghiệp tỏ ra khá lạc quan về dòng vốn kinh doanh trong sáu tháng cuối năm 2023.
Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO
Những lùm xùm liên quan đến việc tranh chấp thương hiệu Phở Thìn (13 Lò Đúc) đã để lại nhiều bài học lớn về việc nhượng quyền ngành F&B (ẩm thực và đồ uống).
Truyền thông ngân hàng 'trôi tuột' giữa thời khách hàng nhớ ngắn, lướt nhanh
Không thiếu tiền, không thiếu công nghệ nhưng truyền thông ngân hàng lại thiếu khả năng chạm đến đúng người, vào đúng lúc, với đúng điều khách hàng cần.
Bản địa hóa AI để biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh
Bản địa hóa AI cho ngữ cảnh địa phương, giúp doanh nghiệp vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hóa, tối ưu công nghệ và biến thách thức thành lợi thế cạnh tranh.
Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia
Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.
Luật chơi tuyển dụng nhân tài đang thay đổi?
Không đợi đến khi có bằng tốt nghiệp, nhiều sinh viên đã lọt vào tầm ngắm của các doanh nghiệp công nghệ, tài chính, bất động sản và khách sạn trong chiến lược tuyển dụng nhân tài.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow
Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.
Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp
Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian
Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.