Kinh doanh ẩm thực và đồ uống đối phó xu hướng giảm doanh thu

Quỳnh Chi Thứ tư, 21/08/2024 - 11:31

Các doanh nghiệp kinh doanh ẩm thực và đồ uống uống đã nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền.

Biến động thị trường kinh doanh ẩm thực và đồ uống

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, tổng giá trị doanh thu ngành ẩm thực và đồ uống (F&B) nửa đầu năm nay chạm mốc 404 nghìn tỷ đồng, đạt hơn 68% doanh thu của cả năm 2023. Đây là những con số được đưa ra trong báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam sáu tháng đầu năm 2024 do iPOS.vn công bố.

Doanh thu của các doanh nghiệp F&B Việt Nam từ đầu năm đã chứng kiến sự biến động mạnh. Mặc dù khởi đầu năm mới với những tín hiệu tích cực, nhưng đến giữa năm, xu hướng giảm đã trở nên rõ rệt.

Tính tới hết tháng 6, ghi nhận khoảng hơn 300 nghìn cửa hàng trên toàn quốc, giảm 3,9% so với số liệu từ năm ngoái. Ít nhất 30 nghìn cửa hàng đã đóng cửa, cùng với số lượng mở mới có phần hạn chế.

Cụ thể, có tới hơn 43% doanh nghiệp báo cáo doanh thu giảm trong tháng 2. Tháng 3 có tăng trưởng nhẹ và sau đó giảm đều tới giữa năm. Tính tới tháng 6, đã có tới hơn 44% doanh nghiệp thừa nhận mức doanh thu giảm. Nhiều đơn vị chia sẻ, đã không đạt được mức thu nhập kỳ vọng trong nửa năm vừa qua và vẫn chìm trong xu hướng giảm doanh thu trong các tháng kế tiếp.

Theo khảo sát, khoảng 61% doanh nghiệp chỉ cố gắng duy trì quy mô kinh doanh như hiện tại, trong khi đó, trên 34% dự kiến mở rộng thêm cơ sở mới. So với khảo sát cùng kỳ năm ngoái, số lượng doanh nghiệp F&B có tham vọng tương tự lên tới gần 52%.

Doanh thu dịch vụ F&B Việt Nam giai đoạn 2019 - 2024. Nguồn: iPOS.vn

Tín hiệu tích cực

Khó khăn của nền kinh tế không làm giảm đi niềm yêu thích ẩm thực của người Việt. Thay vì giảm chi tiêu cho ăn uống bên ngoài, nhiều người tham gia khảo sát của iPOS.vn cho biết họ cố gắng giữ tần suất đi ăn ngoài, nhưng có kế hoạch cụ thể hơn về chi tiêu.

Theo khảo sát, các mức tần suất cao (3-4 lần/tuần, hàng ngày) đều gần như không thay đổi so với năm ngoái. Đồng thời, nhóm khách hàng đi ăn ngoài 1-2 lần/tuần tăng lên 4,1% so với năm trước. Nhìn chung, nhóm khách hàng trung thành vẫn duy trì thói quen ăn uống như trước đây, cho thấy sức hút của ngành F&B vẫn rất lớn.

Mức chi cho việc “đi café" giảm mạnh trong nửa đầu năm nay, với tần suất cũng giảm đáng kể. Mặc dù mức giá từ 41 nghìn đến 71 nghìn đồng/ly trở nên phổ biến hơn, với sự tăng trưởng 11,5% về tỷ lệ người lựa chọn, các phân khúc cao cấp lại gặp khó khăn. Tỷ lệ người chi tiêu trên 100 nghìn đồng/ly đã giảm mạnh từ 6% xuống còn 1,7%.

Về nhân sự, Việt Nam đang có khoảng 2,89 triệu lao động ngành F&B. Tuy nhiên, có tới 81,3% nhân sự làm việc bán thời gian.

"Mặc dù đóng góp nhiều cơ hội cho thị trường lao động, ngành kinh doanh ẩm thực vẫn chưa quá thu hút nhân sự định hướng làm việc lâu dài", đại diện iPOS.vn chỉ ra.

Sử dụng dòng tiền thông minh là yếu tố then chốt

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của thị trường đồ ăn, các doanh nghiệp đang tìm kiếm mọi cách để thu hút và giữ chân khách hàng.

Ông Vũ Thanh Hùng, Tổng giám đốc Công ty CP iPOS.vn nhận định, nửa đầu năm 2024 đã chứng kiến sự biến động mạnh mẽ, đặt ra không ít thách thức cho toàn bộ ngành dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực F&B.

"Tuy nhiên, các doanh nghiệp F&B Việt Nam đã cho thấy sự linh hoạt đáng kinh ngạc khi nhanh chóng điều chỉnh hoạt động, cắt giảm chi phí không cần thiết và tối ưu hóa dòng tiền", ông Hùng nói.

Nhiều doanh nghiệp F&B cố gắng linh hoạt, tối ưu chi phí

Sự sáng tạo không ngừng trong việc phát triển sản phẩm cũng đã mang đến những trải nghiệm ẩm thực mới lạ, thu hút đông đảo thực khách.

Một phần tư cửa hàng được khảo sát cho rằng chương trình khuyến mãi là một công cụ hiệu quả để tăng lượng khách hàng đến quán. Chương trình khuyến mãi đang dần được doanh nghiệp F&B đặt ra thông minh hơn.

Lấy ví dụ, giảm 10% cho đặt bàn trước, đi 4 thanh toán 3... đang là những chương trình khuyến mãi phổ biến, giúp tăng lượng khách hàng tới trải nghiệm.

Bên cạnh đó, tác động của Nghị định 100 vẫn còn khá rõ rệt đối với ngành kinh doanh đồ uống có cồn. Mặc dù quy định này đã được triển khai trong nhiều năm, chỉ có 10,8% doanh nghiệp cho rằng khách hàng đã hoàn toàn làm quen với việc không lái xe sau khi uống rượu bia.

Điều này cho thấy, việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng là một quá trình lâu dài và cần có sự phối hợp của nhiều bên, bao gồm cả các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và người dân.

Kinh doanh trên nền tảng trực tuyến đang có sức cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trước sức ép đang dần trở nên khốc liệt, iPOS.vn cho biết, các nhà kinh doanh trên ứng dụng giao đồ ăn đang nỗ lực chuyển đổi để cân bằng bài toán chi phí vận hành và doanh thu để có thể bám trụ và khai thác tiềm năng thị trường.

Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Diễn đàn quản trị -  1 năm
Những lùm xùm liên quan đến việc tranh chấp thương hiệu Phở Thìn (13 Lò Đúc) đã để lại nhiều bài học lớn về việc nhượng quyền ngành F&B (ẩm thực và đồ uống).
Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Bài học nhượng quyền F&B từ vụ Phở Thìn: Đừng FOMO

Diễn đàn quản trị -  1 năm
Những lùm xùm liên quan đến việc tranh chấp thương hiệu Phở Thìn (13 Lò Đúc) đã để lại nhiều bài học lớn về việc nhượng quyền ngành F&B (ẩm thực và đồ uống).
Ngành ẩm thực và đồ uống vào cuộc đua mới

Ngành ẩm thực và đồ uống vào cuộc đua mới

Tiêu điểm -  6 tháng

Golden Gate muốn đưa ẩm thực Việt ra thế giới

Golden Gate muốn đưa ẩm thực Việt ra thế giới

Doanh nghiệp -  1 năm

Ông Đào Thế Vinh - CEO Golden Gate cho biết, việc đổi tên và logo nhận diện thương hiệu thể hiện quyết tâm của công ty đưa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, cũng như mang mô hình ẩm thực quốc tế về Việt Nam.

‘Chất’ của thành phố từ ẩm thực vỉa hè

‘Chất’ của thành phố từ ẩm thực vỉa hè

Phát triển bền vững -  2 năm

Những gánh hàng rong, những quán ăn hè phố đang đóng góp thầm lặng cả giá trị kinh tế lẫn những giá trị vô hình về văn hóa, bản sắc và cả tình người cho thành phố.

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Mỹ chi hơn 2 triệu USD bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 giờ

Thảm họa cảnh báo về sự cần thiết xây dựng chuỗi cung ứng khác biệt, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn và phục hồi nhanh hơn.

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Thị trường điện bán buôn cạnh tranh: Cần gỡ nút thắt, thêm người mua

Tiêu điểm -  3 giờ

Thông tư về thị trường bán buôn điện cạnh tranh sẽ được trình Bộ Công thương ban hành trong tháng 9 nhưng vẫn có những lo ngại khi thị trường phát triển ở cấp độ cao hơn.

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  4 giờ

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  5 giờ

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  5 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  9 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  10 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.