Doanh nghiệp dệt may than 'khát vốn', mất ổn định lao động

Hoài An Thứ năm, 11/08/2022 - 15:37

Không chỉ gặp khó khăn khi chi phí nguyên, nhiên, phụ liệu tăng nhanh, lao động thiếu ổn định, nhiều doanh nghiệp dệt may tiếp tục phải đối mặt với tình trạng đọng vốn lớn bởi quy định.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), mới đây cho biết, sau 7 tháng đầu năm khá thuận lợi, các doanh nghiệp dệt may hiện đứng trước nhiều khó khăn, thách thức trong những tháng cuối năm, dù toàn ngành vẫn giữ mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 43,5 tỷ USD.

Thứ nhấtdệt may là ngành xuất, nhập khẩu rất lớn, và chịu tác động trực tiếp bởi những biến động khó đoán định trên thế giới.

Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan vẫn đang áp dụng các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng nguyên, phụ liệu và tiêu thụ sản phẩm, ông Cẩm cho biết tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp mới đây.

Bên cạnh đó, kinh tế khó khăn và tỷ lệ lạm phát tăng cao tại các thị trường tiêu thụ dệt may lớn như Mỹ, EU, làm cho sức mua các mặt hàng tiêu dùng, trong đó có hàng dệt may, giảm đáng kể, ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp dệt may từ nay đến cuối năm 2022. Nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu đơn hàng.

Xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine vẫn đang diễn biến phức tạp, chưa có hồi kết, ảnh hưởng đến một số thị trường của dệt may Việt Nam.

Không chỉ vậy, doanh nghiệp dệt may phải chịu chi phí tăng tới 20 – 25% do giá nguyên, nhiên, phụ liệu từ đầu năm đến nay đã tăng rất nhanh. Cụ thể, giá dầu thô, giá xăng trong nước và thế giới biến động ở mức cao, chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với bình quân 5 năm trở lại đây.

a
Ông Trương Văn Cẩm, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS).

Đại diện VITAS cho biết thêm, từ đầu năm đến nay, đồng nội tệ của nhiều quốc gia trong khu vực mất giá khá lớn so với USD, ví dụ như Nhân dân tệ mất giá 5,3%, đồng Won Hàn Quốc 4,7%; Bath Thái 3,4% hay Yên Nhật gần 16%, trong khi VND chỉ mất giá 1,8%, gây bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Nhiều vấn đề khác liên quan đến thị trường như truy soát nguồn gốc bông và các sản phẩm từ bông Tân Cương, hay dự định thu phí carbon, yêu cầu về hàm lượng tái chế, tái sử dụng đối với hàng nhập khẩu tại một số thị trường trọng điểm cũng gia tăng áp lực lên các doanh nghiệp.

Thứ hai, dệt may là ngành thâm dụng lao động và chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của Covid-19.

Ông Cẩm cho biết nhiều người lao động về quê đã không trở lại, việc tuyển lao động mới cũng gặp khó khăn và tăng chi phí đào tạo, năng suất của lao động mới tuyển thấp.

“Nhất là tình trạng nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, làm việc thời gian ngắn rồi xin nghỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, đã gây mất ổn định lao động”, ông thông tin.

Tương lai ảm đạm của doanh nghiệp dệt may trước áp lực lạm phát

Thứ ba, sau thời gian dài tập trung chống dịch và duy trì sản xuất ở mức có thể, nhiều doanh nghiệp dệt may đã rất khó khăn về vốn cho sản xuất kinh doanh, trong khi các gói hỗ trợ được Quốc hội thông qua lại triển khai chậm.

Chính sách thuế, nhất là việc hoàn thuế của Nhà nước cho doanh nghiệp rất chậm, làm cho doanh nghiệp càng thêm khó khăn, ông Cẩm nhấn mạnh.

Tại hội nghị, ông Cẩm kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành liên quan có biện pháp hỗ trợ, chỉ đạo tháo gỡ, giúp giảm chi phí cho cộng đồng doanh nghiệp.

Thứ nhất, đại diện VITAS đề nghị Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035” để tạo điều kiện hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung, có công nghệ tiên tiến, công nghệ xanh để thu hút đầu tư khâu dệt nhuộm, giải quyết điểm nghẽn về vải cung cấp cho may xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu xuất xứ để ưu đãi thuế từ các FTA.

Thứ hai, đề nghị bỏ quy định nộp thuế nhập khẩu tại chỗ cho hàng hóa dùng để sản xuất xuất khẩu (hiện nay phải nộp trước và hoàn sau), theo quy định tại Nghị định 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021.

Quy định này gây ra nhiều bất cập vì không khuyến khích hàng sản xuất xuất khẩu; gây ra sự bất bình đẳng giữa hàng gia công xuất khẩu và hàng sản xuất xuất khẩu.

Cùng với đó, doanh nghiệp phải nộp thuế VAT ngay, nếu chậm nộp phải phạt hoặc tính lãi, nhưng khi xuất khẩu xong thì việc hoàn thuế quá lâu, có doanh nghiệp đọng vốn 140 tỷ đồng cả năm nay như May Việt Tiến, 40 tỷ đồng như May Phương Đông. Tiền lãi vay ngân hàng trong thời gian chậm hoàn thuế, doanh nghiệp cũng phải chịu, ông Cẩm nhấn mạnh.

Thứ ba, đề nghị sớm triển khai thực hiện gói hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp và gói hỗ trợ đảm bảo an sinh xã hội, hỗ trợ việc làm cho người lao động nằm trong gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng. Đặc biệt, sớm triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 để doanh nghiệp đỡ khó khăn.

Khó khăn bủa vây mục tiêu xuất khẩu dệt may

Thứ tư, để đảm bảo ổn định nguồn nhân lực cho sản xuất, đại diện VITAS kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi luật BHXH.

Hiện tại tỷ lệ đóng quá cao, và đặc biệt, cần rà soát thời gian về hưu, điều kiện hưởng lương hưu cho phù hợp với khu vực sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng người lao động xin nghỉ hàng loạt để rút BHXH một lần gây biến động lao động rất lớn cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, cần sửa đổi quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp để tránh tình trạng lao động trẻ nhảy việc. Ví dụ, chỉ đi làm 1 tháng xin nghỉ để hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, gây mất ổn định lao động.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế hỗ trợ đào tạo giảng viên, sinh viên học dệt, nhuộm, chuyển đổi số tại các trường đại học, cao đẳng, vì đây là lĩnh vực đào tạo thời gian dài hơn, phức tạp hơn, chi phí tốn kém hơn không phù hợp với cơ chế tự chủ tài chính của các trường.

Ngoài ra, đại diện VITAS cũng kiến nghị cần có định hướng, khuyến cáo rủi ro, tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cơ chế thanh toán, vận chuyển hàng hóa, chứng từ, cho doanh nghiệp xuất, nhập khẩu vào các nước khu vực và chung quanh khu vực có xung đột Nga – Ukraine.

Việt Nam cũng cần làm việc với các nước và tỉnh bạn có chung đường biên, nhưng đang có chính sách chống dịch khác nhau, phối hợp giải quyết các vấn đề về di chuyển người, phương tiện, hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất, nhập khẩu, đáp ứng nguồn cung nguyên, phụ liệu cho sản xuất, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng.

Không chỉ vậy, cần có định hướng giải quyết vấn đề liên quan đến Đạo luật chống lao động cưỡng bức người Ngô Duy Nhĩ của Mỹ. “Hiện tại, các doanh nghiệp rất lúng túng”, ông nhấn mạnh.

Ông Cẩm đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may 7 tháng đầu năm 2022 có thể nói khá thuận lợi. Đơn hàng dồi dào, lực lượng lao động dần ổn định sau khi Việt Nam triển khai tiên vaccine thần tốc và chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng linh hoạt với Covid-19.
Kim ngạch xuất khẩu ngành 7 tháng đầu năm 2022 ước đạt 26,55 tỷ USD, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất siêu đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 31% so với 7 tháng đầu năm 2021.

Dệt may Thành Công thua lỗ trong tháng áp dụng '3 tại chỗ'

Dệt may Thành Công thua lỗ trong tháng áp dụng '3 tại chỗ'

Doanh nghiệp -  3 năm

Dệt may Thành Công cho biết do tình hình dịch bệnh phức tạp, công ty thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch, cộng với chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến lợi nhuận sau thuế bị lỗ trong tháng này.

Ngành dệt may: Vị trí cao cấp vẫn thuộc về lao động nước ngoài

Ngành dệt may: Vị trí cao cấp vẫn thuộc về lao động nước ngoài

Tiêu điểm -  3 năm

Mặc dù năng lực của ứng viên người Việt ngày càng được nâng cao, các vị trí khó trong ngành dệt may vẫn chủ yếu thuộc về ứng viên nước ngoài.

Xuất khẩu dệt may dịch chuyển do tác động Covid-19

Xuất khẩu dệt may dịch chuyển do tác động Covid-19

Tiêu điểm -  3 năm

Bộ Công thương cho biết do ảnh hưởng của Covid-19, Việt Nam tập trung xuất khẩu các mặt hàng thông thường, tính tiện dụng cao và giảm xuất khẩu các mặt hàng như quần áo vest.

Bức tranh u ám của ngành dệt may

Bức tranh u ám của ngành dệt may

Doanh nghiệp -  4 năm

Doanh thu thuần năm 2020 của các công ty dệt may lớn đang niêm yết trên thị trường chứng khoán sẽ chỉ đạt khoảng 90% mức doanh thu năm ngoái. Không chỉ trong năm nay mà kể cả sang năm 2021, ngành dệt may được dự báo sẽ phục hồi chậm.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  41 phút

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  41 phút

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  1 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  1 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  1 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện

Bất động sản -  2 giờ

Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực