Tiêu điểm
Doanh nghiệp Hàn kêu kinh doanh thiếu hiệu quả vì quy định
Các doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết việc đầu tư kinh doanh tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn, thiếu công bằng và hiệu quả vì nhiều quy định, chính sách.
Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) cuối kỳ năm 2019 mới đây, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc (KoCham) cho biết nhiều quy định, chính sách của Việt Nam đang làm khó các doanh nghiệp nước này cũng như khiến việc đầu tư kinh doanh tại đây kém hiệu quả.
KoCham cho biết trong năm 2020, 14 triệu USD sẽ được đầu tư vào việc xây dựng một nhà máy điện tái sử dụng chất thải từ nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân ở Bà Rịa Vũng Tàu làm nguyên liệu cho xi măng và bê tông trộn sẵn.
Tuy nhiên, quá trình thành lập một nhà máy không rõ ràng và trong một số trường hợp, các tài liệu được yêu cầu bởi Chính phủ thường xuyên thay đổi. Điều này được nhận định bắt nguồn từ việc có nhiều khoảng cách giữa luật pháp và thực tiễn.
Ngoài ra, có một văn bản pháp luật được Thủ tướng ban hành vào năm 2018 về vấn đề chống xử lý chất thải bất hợp pháp và khuyến khích tái chế chất thải từ các nhà máy nhiệt điện nhưng chưa được thực hiện triệt để nên không mang lại lợi ích lớn khi xây dựng nhà máy trên thực tế.
Thứ hai là vấn đề nhập khẩu nguyên phụ liệu và việc cung cấp nguyên phụ liệu từ trong nước.
Các nhà máy của Trung Quốc đáng lẽ phải nộp thuế nhập khẩu 20% khi đưa nguyên phụ liệu vào Việt Nam nhưng các doanh nghiệp này lại sử dụng mã HS không chuẩn để có thể nhận được ưu đãi thuế nhập khẩu trái phép khi nhập khẩu.
“Điều này đang làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhập khẩu đúng quy định”, KoCham nhấn mạnh.
Không chỉ trong ngành dệt may, các nguyên phụ liệu của Việt Nam rất cần thiết trong việc xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ hay Hàn Quốc trong tương lai. Nhưng do nguồn cung nguyên liệu chưa ổn định, các doanh nghiệp Hàn Quốc cho biết không nhận được ưu đãi triệt để theo các hiệp định thương mại tự do.
Ngoài ra, phía doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng cần phải cấp thêm giấy phép cho các ngân hàng nước này để hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp mới đầu tư tại Việt Nam.
Trên thực tế, nhiều công ty Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1992. Đến nay, khoảng 8.000 công ty Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam và sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa.
Các công ty Hàn Quốc đang nhanh chóng mở rộng các khu vực đầu tư từ Hà Nội, TP.HCM và các vùng ngoại ô khác (Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Phú Thọ, Đồng Nai, Bình Dương) sang các khu vực miền Trung như Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
“Để các công ty Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam ổn định, việc cấp vốn từ các ngân hàng của Hàn Quốc là rất cần thiết. Doanh nghiệp mới đầu tư chưa có kết quả kinh doanh nên phải sử dụng khoản vay bằng tín dụng hoặc tài sản của công ty mẹ và muốn nhận thông tin địa phương, tư vấn tài chính từ các ngân hàng của Hàn Quốc”, KoCham khuyến nghị
Ngoài ra, các doanh nghiệp mới này cũng có thể sử dụng các chính sách hỗ trợ khác nhau được cung cấp bởi các tổ chức tài chính chính sách của Hàn Quốc như quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ bảo lãnh công nghệ thông qua các ngân hàng của Hàn Quốc.
Nguồn nhân lực cũng là một trong những lo ngại của doanh nghiệp Hàn Quốc trong quá trình đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Sự gia tăng đầu tư của các công ty Trung Quốc ở phía Bắc Hà Nội đang làm tăng sự rò rỉ nhân lực, trở thành vấn đề đối với các công ty Hàn trong tất cả các lĩnh vực.
KoCham kiến nghị có những hỗ trợ cấp quốc gia, đặc biệt khi đầu tư vào khu vực miền Trung bởi các doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn vì thiếu nhân lực chất lượng cao và chi phí lao động đang tăng lên. Cùng với đó, chi phí lao động tăng khiến các doanh nghiệp Hàn đối mặt với nguy cơ nghiêm trọng trong vận hành doanh nghiệp.
Hàn Quốc vượt Hồng Kông trở thành 'quán quân' đầu tư FDI vào Việt Nam năm 2019
Công ty lọc dầu Hàn Quốc đặt kho chứa ở Việt Nam
Ngày 6/11, Hyundai Oilbank tuyên bố rằng công ty đã đặt một cơ sở lưu trữ sản phẩm dầu mỏ 200.000 thùng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để mở rộng xuất khẩu sang các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Diễn biến đáng chú ý khiến quận Hoàng Mai hút người có nhu cầu ở thực
Được coi là một trong các khu vực sống sôi động nhất Hà Nội, những diễn biến mới nhằm hoàn thiện hạ tầng giáo dục cho cư dân tại quận Hoàng Mai đang được chú ý. Đây cũng là động lực quan trọng khiến người có nhu cầu ở thực thêm yên tâm mua nhà tại quận Hoàng Mai.
Xuất khẩu dệt may tăng trưởng mạnh
Xuất khẩu dệt may năm 2024 dự báo đạt tổng kim ngạch khoảng 43,5 tỷ USD, đưa Việt Nam vượt qua Bangladesh, chiếm vị trí thứ hai thế giới.
Vietnam Airlines triển khai hạng ghế Phổ thông đặc biệt
Hãng hàng không quốc gia sẽ triển khai hạng ghế Phổ thông đặc biệt (Premium Economy) trên toàn mạng bay nội địa từ ngày 14/1/2025.
Giới đầu tư liên tục xuống tiền mua nhà phố biển Sông Town – CaraWorld
Sỡ hữu nghìn lẻ một trải nghiệm sống đa sắc màu, lại mở ra cơ hội đầu tư sinh lời từ bất động sản biển sở hữu lâu dài, nhà phố Sông Town - CaraWorld đang thành tâm điểm đầu tư được săn đón.
Du lịch Tết 2025: Điểm đến nào được khách Việt ‘săn đón’?
Du khách Việt đang viết lại cẩm nang du lịch Tết 2025 với mục tiêu kết nối với thiên nhiên, người thân và chính bản thân.
Đất Xanh huy động gần 1.800 tỷ đồng từ cổ đông để trả nợ
MBS, đơn vị tư vấn đợt phát hành này của Đất Xanh cho biết, vốn huy động được chủ yếu dùng để cơ cấu lại nợ, giảm bớt áp lực vay vốn.
PVcomBank được vinh danh Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024
Tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã được vinh danh Top 100 giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024.