Diễn đàn quản trị
Doanh nghiệp lúng túng với chuyển đổi số
Để chuyển đổi số thành công thì cần làm tốt ba nền tảng gồm: tư duy và văn hoá số; tối ưu quy trình thích ứng với nền tảng số; công nghệ phù hợp.
Tiếp cận với các chủ doanh nghiệp để bàn về câu chuyện chuyển đổi số, ông Trần Ngọc Anh, Chủ tịch Câu lạc bộ các Giám đốc Sales và marketing Việt Nam (CSMO) cho biết, nhiều lãnh đạo còn lúng túng, vẫn biết đã đến lúc phải chuyển đổi số nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu và tìm các giải pháp như thế nào.
Đây cũng là trải nghiệm của ông Liêu Hưng Tiến, thành viên ban điều hành CSMO miền Nam khi gặp gỡ các doanh nghiệp. Trả lời câu hỏi của ông Tiến về những thách thức gặp phải ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi số, đa phần doanh nghiệp chia sẻ rằng họ không biết nên bắt đầu từ hoạt động nào của tổ chức, không biết làm thế nào để chọn đúng đối tác và thậm chí có người không biết chuyển đổi số là gì.
Theo ông Tiến, có ba thách thức lớn nhất khi thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp, bao gồm cả mảng bán hàng và tiếp thị (sales và marketing).
Một là thách thức liên quan đến tư duy của tổ chức. Chủ doanh nghiệp dù hiểu và muốn thực hiện chuyển đổi số nhưng quá trình triển khai gặp nhiều vấn đề do đội ngũ không có góc nhìn chung về chuyển đổi số khi lắng nghe thông tin truyền đạt từ cấp trên.
Hai là thách thức về công cụ. Khi cả tổ chức cùng có chung cách hiểu về chuyển đổi số thì vấn đề kế đến là làm thế nào để ứng dụng các công cụ cho phù hợp và hiệu quả.
Ba là thách thức về bộ kỹ năng của đội ngũ. Trong bối cảnh mới, năng lực của nhân sự cần đáp ứng được sự đột phá của công nghệ và thích ứng được với sự thay đổi của tổ chức.
Nói về câu chuyện chuyển đổi số trong lĩnh vực bán hàng và tiếp thị, ông Tiến nhấn mạnh vai trò “tiền tuyến” của bộ phận này. Việc chuyển đổi số trong bán hàng và tiếp thị thường gắn liền với yêu cầu thực tế về tăng trưởng doanh số. Điều này khác với mục tiêu chuyển đổi số để tối ưu chi phí ở các mảng khác trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo bà Trương Tố Linh, Phó tổng giám đốc iCheck, các doanh nghiệp thường cho rằng cứ đụng đến "tiếp thị" là sẽ tốn nhiều chi phí. Họ cũng thường nóng vội muốn ra số ngay. Trong khi đó, chuyển đổi số trong mảng bán hàng và tiếp thị thường phải cần thời gian và sự kiên trì cũng như đi đúng hướng.
Bên cạnh đó, các giải pháp chuyển đổi số cho bán hàng và tiếp thị khá đa dạng trên thị trường mang lại cho các doanh nghiệp nhiều sự lựa chọn nhưng đồng thời cũng khiến họ bị loạn, lúng túng không biết lựa chọn giải pháp nào.
Nhìn nhận ra những thách thức trong công cuộc chuyển đổi số ở một mảng được đánh giá là “đầu kéo” của con tàu doanh nghiệp, đặc biệt là trong bối cảnh mới, CSMO vừa ra mắt Mạng lưới chuyển đổi số Việt Nam (DTN) và công bố thực hiện chương trình “Đồng hành cùng 10.000 doanh nghiệp chuyển đổi số trong sales và marketing”.
Mạng lưới quy tụ các thành viên ban đầu là 30 công ty công nghệ số có kinh nghiệm về tư vấn chuyển đổi số, đào tạo kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ SaaS sales, cung cấp các giải pháp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam.
Đáng chú ý, năng lực của mạng lưới DTN giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số dựa trên năm nhóm. Một là quản trị doanh nghiệp, trong đó bao gồm phát triển nhân sự, quản trị nội bộ, trải nghiệm khách hàng, pháp lý kinh doanh. Hai là loại hình doanh nghiệp, trong đó bao gồm thương mại, dịch vụ, sản xuất, xây lắp. Ba là quy mô doanh nghiệp. Bốn là ngành nghề doanh nghiệp như làm đẹp, F&B, giáo dục, thời trang & mỹ phẩm, thương mại, tài chính, dược phẩm, thực phẩm. Năm là quá trình phát triển mô hình kinh doanh trực tuyến.
Sau hai năm bị Covid-19 “tấn công”, các doanh nghiệp hiện đang nỗ lực để hồi phục, gia tăng doanh số. Lúc này, chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng để có thể hỗ trợ duy trì khách hàng cũ và tiếp cận khách hàng mới.
Tuy nhiên, các chuyên gia lưu ý, để chuyển đổi số thành công thì cần làm tốt ba nền tảng gồm: tư duy và văn hoá số; tối ưu quy trình thích ứng với nền tảng số; công nghệ phù hợp.
Bên cạnh đó, cần đảm bảo năm yếu tố gồm: mục tiêu và chiến lược; quy trình cải tiến; công nghệ và hệ sinh thái; phân tích dữ liệu và khai thác; trải nghiệm khách hàng.
Thiếu mục tiêu và chiến lược sẽ tạo ra sự mất phương hướng. Quy trình không phù hợp và không được cải tiến sẽ tạo ra sự thiếu đồng nhất trong quá trình thực thi. Công nghệ và hệ sinh thái không tốt sẽ tạo ra sự thất vọng. Việc phân tích dữ liệu và khai thác không hiệu quả sẽ tạo ra sự trì trệ. Đặc biệt trải nghiệm khách hàng không tốt sẽ tạo ra sự phản kháng của người dùng.
Trả lương trăm triệu, doanh nghiệp vẫn đỏ mắt tìm giám đốc marketing
Chuyển đổi số hay chuyển đổi số phận
Công nghệ bây giờ quý hơn tiền vì nó thể in được tiền, rất nhiều tiền!
Nhân sự cho chuyển đổi số
Câu chuyện chuyển đổi số bản chất xuất phát từ câu chuyện của con người, bao gồm quá trình chuyển đổi tư duy, thích nghi với cách làm việc và cách tiếp cận mới.
Thách thức chuyển đổi số trong ngành bảo hiểm
Ngành bảo hiểm Việt Nam đang tích cực tham gia vào cuộc chuyển đổi số để tìm cho mình một hướng đi phù hợp trong những năm tới.
Bộ Kế hoạch và đầu tư hỗ trợ xây dựng lộ trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và đầu tư cam kết hỗ trợ tối thiểu 100 doanh nghiệp trong dự án được USAID tài trợ chuyên sâu.
Tập đoàn Sanofi nỗ lực đẩy lùi bệnh cúm mùa
Tập đoàn Sanofi đã tổ chức chuỗi hội thảo khoa học nhằm nâng cao nhận thức về bệnh cúm và giải pháp tiêm ngừa.
Công nghệ số giải bài toán chuyển đổi xanh
Công nghệ số được ứng dụng trong sản xuất, kinh doanh giúp doanh nghiệp thúc đẩy hiệu quả các giải pháp chuyển đổi xanh.
Phát triển bền vững có tính kế thừa giữa các 'ông chủ' doanh nghiệp
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Doanh nghiệp nhà nước phải vận hành theo cơ chế thị trường
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Kotler Award Việt Nam 2024 vinh danh nhà tiếp thị xuất sắc
Kotler Awards Việt Nam 2024 vinh danh 27 nhà tiếp thị kinh doanh, chuyên gia tiếp thị, nhà quản trị chiến lược và doanh nghiệp xuất sắc.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.