Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư hơn 46 tỷ USD vào Việt Nam
Hải Âu
Thứ tư, 25/10/2017 - 17:41
Với 3.523 dự án đầu tư có tổng số vốn đăng ký đầu tư 46,1 tỷ USD, Nhật Bản là quốc gia đứng thứ 2 về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Bình Dương với các doanh nghiệp đầu tư Nhật Bản sáng 25/10, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thanh Trúc cho biết, Nhật Bản là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhiều thứ 2 đầu tư vào Việt Nam, với 3.523 dự án có tổng vốn đầu tư đăng ký 46,1 tỷ USD.
Riêng tại Bình Dương, các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản đã đầu tư 249 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt trên 5,2 tỷ USD, đứng thứ 2 và chiếm 18,7% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Trong đó, nhiều dự án lớn mà các nhà đầu tư Nhật Bản đã đầu tư tại Bình Dương như: dự án kinh doanh bất động sản Khu đô thị Tokyu Bình Dương do tập đoàn Tokyu Nhật Bản đầu tư tại Khu liên hợp công nghiệp – Dịch vụ - Đô thị tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư đăng ký là 1,2 tỷ USD; dự án sản xuất các thiết bị linh kiện điện tử công ty TNHH Wonderful Saigon Electrics do Tập đoàn Sun – S (Nhật Bản) đầu tư tại khu công nghiệp Vsip 1 với tổng mức đầu tư là 450 triệu USD.
Ông Kawaue Junichi, Tổng lãnh sự Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Bình Dương hiện là một trong những địa phương của Việt Nam thu hút khá lớn các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư.
Với việc nhiều công ty, tập đoàn Nhật Bản tiếp tục lựa chọn Bình Dương để đầu tư là tín hiệu tốt trong thu hút đầu tư nước ngoài.
Cũng theo ông Kawaue Junichi, điều này chứng tỏ môi trường đầu tư của tỉnh Bình Dương luôn là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Nhật Bản nói riêng và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung; trong đó, phần lớn các doanh nghiệp Nhật Bản khi đầu tư vào Bình Dương tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng.
Theo UBND tỉnh Bình Dương, tỉnh đã cấp phép cho 3.009 dự án FDI từ các nhà đầu tư đến từ hơn 62 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký đạt 27,93 tỷ USD.
Bình Dương hiện đứng thứ 2 và chiếm 9,4% tổng số vốn đầu tư nước ngoài của cả nước, chỉ sau thành phố Hồ Chí Minh.
Đáng lưu ý, môi trường đầu tư của tỉnh được cải thiện ngày càng tốt hơn và hướng đến mục tiêu bền vững.
Cùng đó, các ngành, lĩnh vực có lợi thế được tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư như công nghiệp điện, điện tử, cơ khí, dược phẩm, hóa chất, thương mại dịch vụ… đã tiếp tục được nhiều nhà đầu tư quan tâm, số lượng nhà đầu tư nước ngoài đến Bình Dương tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng cao so với các năm trước.
Được biết, tình hình thu hút đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bình Dương trong 10 tháng tỉnh sẽ tiếp tục có sự chuyển biến tích cực.
Tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2,17 tỷ USD, vượt 55% kế hoạch năm và tăng 131% so với cùng kỳ năm 2016.
Lợi nhuận cả năm của công ty Khoán sản và Xây dựng Bình Dương có thể vượt xa kế hoạch 300 tỷ đồng sau khi ghi nhận lợi nhuận từ việc chuyển nhượng dự án bất động sản Bình Đức Tiến.
Phát triển bền vững tại nhiều doanh nghiệp xuất phát từ mối liên kết chặt chẽ giữa các thế hệ lãnh đạo, nhân sự với nhau, song hành với công nghệ và văn hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo cơ chế thị trường, khi thảo luận về dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.