Doanh nghiệp rời Trung Quốc tới Việt Nam: Chớ vội mừng!

Kiều Mai Thứ năm, 30/06/2022 - 17:22

Nhiều doanh nghiệp đang lựa chọn Việt Nam làm điểm đến sản xuất thay thế, hoặc thay thế một phần Trung Quốc. Thế nhưng, với Việt Nam, vượt qua Trung Quốc trong cuộc đua giành vị trí cao trên chuỗi giá trị vẫn là điều xa xôi và có nhiều rào cản.

Nhiều chi phí bị đội lên

Việt Nam được đánh giá là một trong những nước hưởng lợi lớn nhất từ quá trình các nhà máy rời Trung Quốc. Tại đây, các nhà sản xuất có cơ hội tiếp cận tới thị trường ASEAN cũng như các thị trường lớn khác tại châu Á, EU nhờ các hiệp định thương mại tự do.

Trong số 200 nhà cung cấp hàng đầu của Apple, số lượng công ty đặt nhà máy tại Việt Nam đã tăng từ 17 lên 23 giai đoạn 2018 - 2020, bao gồm 7 công ty của Trung Quốc, theo dữ liệu từ Everbright Securities.

Tuy nhiên, cho đến nay, các nhà máy điện tử của Việt Nam vẫn chủ yếu lắp ráp cấp thấp. Đơn cử, công ty con của nhà sản xuất AirPods và iPhone Lixun Precision tại Việt Nam chủ yếu sản xuất các đầu nối và thiết bị ngoại vi máy tính, hay Lens Technology sản xuất kính iPhone tại nhà máy ở Việt Nam.

Động lực giúp Việt Nam dịch chuyển trên chuỗi giá trị

Trang Caixin dẫn ý kiến của ông Zhang Huafeng, Trưởng đại diện tại Los Angles của Công ty Transfar Shipping Pte., cho biết mặc dù nhiều đơn hàng đã chuyển đến Việt Nam, các khách hàng Mỹ vẫn đang thực sự làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc.

Theo ông, năng lực xuất khẩu của khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, đang quá tải và không còn nhiều dư địa để xử lý thêm đơn hàng trong ngắn hạn. Trong trung và dài hạn, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của Việt Nam trong ba năm qua đã gần đạt đến giới hạn, với lợi thế về đất đai và chi phí lao động ngày càng giảm.

Vị này cho biết thêm, chi phí vận chuyển từ Việt Nam và Indonesia đến Mỹ cao hơn nhiều so với từ Trung Quốc, bởi các nước này có ít tàu vận chuyển trực tiếp hơn. Cùng với đó, thời gian vận chuyển từ TP.HCM đến Los Angeles dài hơn khoảng một tuần so với từ Thượng Hải.

Đáng chú ý, phí vận chuyển từ cảng Việt Nam cao hơn khoảng 300 USD/container so với từ cảng Trung Quốc nhưng trong vài tháng đầu năm nay, mức bù giá đã lên tới 3.000 USD/container.

Doanh nghiệp rời Trung Quốc tới Việt Nam: Chớ vội mừng! 1
Việt Nam đang thay thế Trung Quốc trở thành nhà cung cấp cho Mỹ trong một số lĩnh vực, như nội thất, linh kiện máy móc, dệt may.

Ông Deng Shengpeng - chủ một công ty sản xuất các chi tiết phần cứng cho đồ nội thất, như tay cầm, khóa, đã mở một nhà máy tại Việt Nam vào năm 2018, nhưng chi phí vận chuyển tăng vọt trong năm nay khiến doanh nghiệp này khó có đơn đặt hàng mới.

Cùng với đó, chi phí lao động tại Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, nhưng lợi thế về chi phí đất đai đang giảm dần.

Không chỉ vậy, các nhà máy của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu thô và các bộ phận từ phía Trung Quốc. Chuỗi cung ứng gián đoạn do đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất tại thị trường Đông Nam Á này.

Doanh nghiệp rời Trung Quốc tới Việt Nam: Chớ vội mừng! 2
Chi phí sản xuất (USD).

Yang Zhongwei, Giám đốc sản xuất của một công ty con thuộc một doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất linh kiện bộ định tuyến tại Việt Nam, cho biết nhà máy phải nhập toàn bộ nguyên liệu từ Trung Quốc và thường chờ khoảng một tuần. 

Thời gian gần đây, vận chuyển nguyên liệu đã bị kéo dài tới hơn một tháng, khiến đơn hàng có nguy cơ bị hủy cao.

Công ty này đang xem xét tìm nguồn cung thay thế từ nội địa, nhưng điều này không dễ dàng bởi nền công nghiệp tại Việt Nam còn khá yếu với mức chi phí cao hơn.

Sức cạnh tranh cao trên chuỗi giá trị của Trung Quốc

Mặc dù căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc những năm gần đây, cộng với chính sách kiểm soát dịch nghiêm ngặt khiến nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường, Trung Quốc vẫn giữ được lợi thế lớn nhờ vị thế trung tâm sản xuất đã được xây dựng và duy trì trong nhiều thập kỷ, và thị trường nội địa khổng lồ tạo động lực mạnh mẽ cho quá trình tăng năng suất.

Điều này khiến các điểm đến mới thay thế cho Trung Quốc như ASEAN, hay Ấn Độ, phải phá vỡ nhiều rào cản trong quá trình cạnh tranh với Bắc Kinh trong chuỗi giá trị. 

Việt Nam có thể thay thế Trung Quốc thành kinh đô sản xuất mới?

Ông Lý Hưng Càn, Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Trung Quốc, trong cuộc họp thường kỳ đầu tháng này, đánh giá việc sản xuất dịch chuyển khỏi Trung Quốc là "phù hợp với quy luật kinh tế", và nước này có thể kiểm soát cũng như hạn chế tác động từ việc này.

Theo ông, vị trí của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu vẫn ổn định, khi nước này sở hữu hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh, và có sức cạnh tranh lớn về cơ sở hạ tầng, năng lực công nghiệp hỗ trợ và đội ngũ nhân tài.

Cùng với đó, môi trường kinh doanh của Trung Quốc tiếp tục được cải thiện, trong khi quy mô khổng lồ của thị trường khiến nơi đây ngày càng trở nên hấp dẫn hơn.

Trang Caxin cho biết, theo ông He Xiaoqing, Giám đốc Công ty tư vấn Kearney Greater China, Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nước ngoài không chỉ là cơ sở sản xuất, mà còn là một thị trường rộng lớn.

Năm 2020, các công ty toàn cầu tại đây ghi nhận doanh thu nội địa 1,4 nghìn tỷ USD, nhiều hơn mức xuất khẩu 900 tỷ USD, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường địa phương. 

Bài học từ Trung Quốc: Nguy cơ không thể cứu vãn bất động sản sau thắt chặt

Bài học từ Trung Quốc: Nguy cơ không thể cứu vãn bất động sản sau thắt chặt

Tiêu điểm -  2 năm
Mặc dù đã nới lỏng các chính sách, Trung Quốc vẫn chưa thể kéo thị trường bất động sản đi lên sau khoảng thời gian siết mạnh tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng thanh khoản.
Bài học từ Trung Quốc: Nguy cơ không thể cứu vãn bất động sản sau thắt chặt

Bài học từ Trung Quốc: Nguy cơ không thể cứu vãn bất động sản sau thắt chặt

Tiêu điểm -  2 năm
Mặc dù đã nới lỏng các chính sách, Trung Quốc vẫn chưa thể kéo thị trường bất động sản đi lên sau khoảng thời gian siết mạnh tín dụng khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng thanh khoản.
Kế hoạch 600 tỷ USD đối trọng Trung Quốc của G7

Kế hoạch 600 tỷ USD đối trọng Trung Quốc của G7

Tiêu điểm -  2 năm

G7 mới đây thông báo cam kết sẽ huy động 600 tỷ USD trong 5 năm tới nhằm tài trợ cho cơ sở hạ tầng tại các nước đang phát triển, đối trọng với sáng kiến Vành đai, con đường của Trung Quốc vốn đang vấp phải nhiều vấn đề.

Bất động sản Trung Quốc sẽ tiếp tục mất sức dù được ‘hô hấp’

Bất động sản Trung Quốc sẽ tiếp tục mất sức dù được ‘hô hấp’

Tiêu điểm -  2 năm

Mặc cho các biện pháp thúc đẩy gần đây, thị trường bất động sản Trung Quốc được nhận định sẽ tiếp tục rơi vào suy thoái với dự báo tỷ lệ vỡ nợ cao hơn.

Trung Quốc liên tục ‘kích’ trái phiếu doanh nghiệp sau thắt chặt

Trung Quốc liên tục ‘kích’ trái phiếu doanh nghiệp sau thắt chặt

Tiêu điểm -  2 năm

Các doanh nghiệp tư nhân sẽ được phép phát hành trái phiếu được hỗ trợ bởi các công cụ phái sinh, giúp bảo vệ các nhà đầu tư khỏi thua lỗ trong trường hợp công ty phát hành vỡ nợ.

Bị áp lực tại Trung Quốc, Đài Loan muốn dịch chuyển đầu tư sang Đông Nam Á

Bị áp lực tại Trung Quốc, Đài Loan muốn dịch chuyển đầu tư sang Đông Nam Á

Tiêu điểm -  2 năm

Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, trong bài phát biểu đầu năm mới đã nhấn mạnh mong muốn thắt chặt quan hệ kinh tế với khu vực Đông Nam Á.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  13 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  13 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  15 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  16 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  18 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".