Phát triển bền vững

Doanh nghiệp thích ứng thế nào trước thị trường EU đang ‘xanh hóa’

Hồng Ánh Thứ sáu, 25/08/2023 - 22:35

Nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội đặt ra cho doanh nghiệp khi thị trường EU ban hành nhiều quy định điều chỉnh thương mại theo hướng bền vững.

Vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội trước chính sách mới của EU không phải là điều quá mức khó khăn đối với doanh nghiệp có ý thức thực hành bền vững từ sớm như Tổng công ty May 10. Ảnh: Hoàng Anh

Ngành dệt may vốn đang rất khó khăn, vừa qua lại nhận được một thông tin gây “sốc”. Cụ thể, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại EU, thị trường này sắp sửa ban hành rào cản mới cho ngành dệt may, thông qua cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Nói với TheLEADER, bà Kim Lê, Giám đốc công ty tư vấn về kinh tế tuần hoàn CL2B, cho biết, chính sách này khi đi vào hiệu lực sẽ đặt ra yêu cầu rất cao đối với việc truy xuất nguồn gốc, kiểm kê phát thải, do đó có thể khiến doanh nghiệp gặp khó khăn khi xuất khẩu.

Nhóm các nhà sản xuất chuyên cung ứng hàng dệt may nhanh sẽ chịu tác động nặng nề nhất, bởi EPR là công cụ nhằm thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn nên sẽ hướng đến hạn chế và chấm dứt hoàn toàn sản xuất, tiêu thụ sản phẩm dệt may kém bền, không có tiềm năng tái chế và tái sử dụng.

Tuy nhiên, không phải đợi đến tận khi EPR cho dệt may được ban hành tại châu Âu mà ngành dệt may Việt Nam đã phải đối diện với bài toán “xanh hóa” từ nhiều năm nay. Ông Minh Hà, CEO Tổng công ty May 10, cho biết, 10 khách hàng lớn của công ty đến từ Mỹ và châu Âu đã đặt ra một số yêu cầu như tỷ lệ tái chế bắt buộc, sản xuất giảm phát thải…

Yêu cầu từ phía khách hàng là động lực để May 10 tích cực thực hành phát triển bền vững trong thời gian qua, thông qua một số hoạt động như đổi mới công nghệ, sử dụng năng lượng mặt trời, dùng nhiệt từ đốt rác hoặc sinh khối…

Vào tháng 4 vừa qua, EU cũng ban hành một quy định mới có thể khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bị ảnh hưởng. Cụ thể, kể từ năm 2024, nông sản xuất khẩu vào thị trường tiên tiến này nếu có bất cứ quy trình canh tác, chế biến nào diễn ra trên diện tích rừng bị chặt phá.

Đáng chú ý, mốc thời điểm rừng bị chặt phá là kể từ sau năm 2020. Theo bà Lê Thị Hoài Thương, Quản lý đối ngoại và truyền thông cấp cao Nestlé Việt Nam, điều này khiến doanh nghiệp không có những bước chuẩn hóa quy trình từ trước năm 2020 sẽ gặp nhiều khó khăn.

Một chính sách cũng khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm là cơ chế điều chỉnh phí carbon xuyên biên giới (CBAM). Quy định này yêu cầu một số doanh nghiệp xuất khẩu sang EU phải triển khai kiểm kê khí thải nhà kính trên mỗi sản phẩm kể từ quý I/2024. Đến năm 2026, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức phí carbon tương đương với doanh nghiệp sản xuất tại EU, sau khi đã trừ đi phần phí tương tự (nếu có) ở nước sở tại.

Ước tính, kim ngạch xuất khẩu bốn nhóm hàng của Việt Nam sang EU bao gồm sắt thép, xi măng, nhôm và phân bón sẽ giảm khoảng 100 triệu USD do cơ chế CBAM.

Theo Văn phòng Môi trường châu Âu (EEB), các chính sách xanh hóa của EU đang được thiết kế với mục đích đẩy nhanh tiến độ hướng đến sử dụng tài nguyên bền vững, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, giảm cường độ carbon trên quy mô toàn cầu.

Không loại trừ trường hợp những quy định về môi trường được sử dụng như một rào cản thương mại phi thuế quan, thậm chí có thể vi phạm một số nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, các chính sách này cũng đem lại nhiều cơ hội lớn.

Từ góc độ một doanh nghiệp đã thực hành nông nghiệp bền vững tại Việt Nam từ năm 2010, bà Thương nhìn nhận, luật chống phá rừng của EU mở ra “cơ hội có được EU” với nhiều doanh nghiệp Việt Nam có nhận thức về bền vững từ sớm, đặc biệt khi thị trường này sẽ cần “lấp đầy khoảng trống” của những hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu.

Cơ hội tương tự đặt ra với ngành dệt may, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đang nỗ lực bền vững hóa chuỗi cung ứng như Tổng công ty May 10, hoặc những doanh nghiệp nhanh nhạy trong chuyển đổi quy trình để đáp ứng yêu cầu thiết kế dễ thu gom, tái chế của EU sau khi ban hành công cụ EPR.

Cùng với đó, doanh nghiệp dệt may cũng có thể giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh nếu tận dụng được nguồn phế liệu dệt may của EU làm đầu vào cho sản xuất.

Thực tế, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) là một hiệp định song phương thế hệ mới, với nhiều quy chuẩn liên quan đến tính bền vững về môi trường và xã hội. Có thể nói, thương mại song phương giữa Việt Nam và EU đã được định sẵn sẽ phải tuân theo luật chơi bền vững.

Luật chơi mới này sẽ còn được áp dụng tại nhiều thị trường tiên tiến khác, tạo ra động lực để doanh nghiệp phải thực hiện các bước chuyển đổi.

Hơn thế nữa, phát triển bền vững không chỉ mang tính đáp ứng thị trường. Ông Phạm Hoàng Hải, Trưởng ban quan hệ đối tác của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD), cốt lõi của phát triển bền vững là quyền con người được sống và sống một cách lành mạnh, tử tế.

Do đó, thuận theo xu thế bền vững là con đường bắt buộc phải đi của doanh nghiệp. Sức ép từ các thị trường lớn như EU chỉ tạo ra một động lực để doanh nghiệp đầu tư cho con đường ấy sớm hơn, bài bản và nghiêm túc hơn.

EU áp dụng EPR cho ngành dệt may: Cơ hội hay thách thức?

EU áp dụng EPR cho ngành dệt may: Cơ hội hay thách thức?

Phát triển bền vững -  1 năm

Trách nhiệm quản lý chất thải dệt may đối với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu EU có thể khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may sang thị trường này suy giảm. Tuy nhiên, nhiều cơ hội mở ra, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị đủ năng lực để chớp lấy.

Doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động ứng phó thuế carbon

Doanh nghiệp xuất khẩu phải chủ động ứng phó thuế carbon

Phát triển bền vững -  1 năm

Nhóm doanh nghiệp xuất khẩu một số loại hàng hóa vào EU có thể sẽ phải đóng thêm phí carbon theo cơ chế điều chỉnh carbon xuyên biên giới.

Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Cắt giảm khí thải là năng lực cạnh tranh mới

Phát triển bền vững -  1 năm

Doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn đối tác có giải pháp bền vững hơn để xanh hóa chuỗi cung ứng. Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể bị loại khỏi chuỗi cung ứng của đối tác nếu không có các nỗ lực giảm nhẹ cường độ phát thải.

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Doanh nghiệp làm gì để kiểm kê và giảm nhẹ khí thải

Phát triển bền vững -  1 năm

Kiểm kê và thực hiện khí thải nhà kính là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nằm trong danh mục của Chính phủ, cũng như một số doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của cơ chế CBAM.

Trung ương Đảng thông qua chủ trương tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt nhân

Trung ương Đảng thông qua chủ trương tinh gọn bộ máy và tái khởi động điện hạt nhân

Tiêu điểm -  11 giờ

Trung ương Đảng xác định tinh gọn bộ máy là nhiệm vụ "đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị".

Lộc Trời họp bất thường về các vấn đề nhân sự

Lộc Trời họp bất thường về các vấn đề nhân sự

Doanh nghiệp -  11 giờ

Lộc Trời sẽ tổ chức họp đại hội đồng cổ đông bất thường để họp bàn về việc miễn nhiệm, bầu bổ sung các thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát.

Grand Pioneers được vinh danh ‘Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024’

Grand Pioneers được vinh danh ‘Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024’

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Grand Pioneers Cruise đã giành giải thưởng "Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024" tại Lễ trao giải World Cruise Awards, trở thành đơn vị đầu tiên của Việt Nam nhận vinh dự này.

Hành trình kết nối, kiến tạo giá trị bền vững suốt hai thập kỷ của Vincom

Hành trình kết nối, kiến tạo giá trị bền vững suốt hai thập kỷ của Vincom

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Vincom 20 năm tiên phong thay đổi xu hướng tiêu dùng, tạo giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cộng đồng và xã hội, khẳng định vị thế thương hiệu bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Hàng trăm lần giải bài toán tăng thu giảm chi của CEO Base.vn

Hàng trăm lần giải bài toán tăng thu giảm chi của CEO Base.vn

Diễn đàn quản trị -  14 giờ

Tăng thu giảm chi theo CEO Base.vn không chỉ là nhu cầu trước mắt, mà còn là cách doanh nghiệp xây dựng nền tảng quản trị bền vững cho tương lai.

Lãi suất huy động tăng mạnh

Lãi suất huy động tăng mạnh

Tài chính -  14 giờ

Nhu cầu vốn tăng cao giai đoạn cuối năm đang thúc đẩy các ngân hàng tăng lãi suất. Dự kiến, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng sẽ tăng lên mức 5,1-5,2%/năm vào cuối năm nay.

Sun Urban City Hà Nam: Món quà giá trị nhất cho mẹ cha an hưởng tuổi già

Sun Urban City Hà Nam: Món quà giá trị nhất cho mẹ cha an hưởng tuổi già

Nhịp cầu kinh doanh -  14 giờ

Trong số ít dự án bất động sản kiến tạo môi trường sống chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đang tạo nên cơn sốt.