Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), chỉ có khoảng 30 – 40% doanh nghiệp ngành thủy sản có thể phục hồi sản xuất ngay sau giãn cách do khó khăn về chuỗi cung ứng cũng như lực lượng lao động.
Tính đến cuối tháng 8, theo khảo sát của VASEP, chỉ có khoảng 30 – 40% doanh nghiệp thủy hải sản tại các tỉnh thành phía nam đang duy trì hoạt động theo giải pháp “3 tại chỗ”. Số doanh nghiệp còn lại đang phải tạm dừng hoạt động hoặc cố gắng tái tổ chức nhà máy đáp ứng phương án “3 tại chỗ”.
Ở các doanh nghiệp đang hoạt động, công suất chế biến đã giảm xuống 50 – 60% so với thời điểm trước giãn cách, với tổng số lao động chỉ còn khoảng 30 – 50%. Ước tính, công suất chung toàn vùng đã giảm từ 30 – 40%.
Thời gian giãn cách kéo dài khiến tinh thần của người lao động thực hiện “3 tại chỗ” trở nên mệt mỏi. Cộng với những chi phí phát sinh ngày càng tăng cao, nhiều doanh nghiệp cho biết rất khó để tiếp tục duy trì phương án này.
VASEP cho biết, hiện nay các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo nguyên tắc chỉ thị 16 chỉ chủ yếu tập trung vào mục tiêu phòng chống dịch, khiến khả năng phục hồi sản xuất là rất khó khăn. Việc tiếp tục kéo dài giãn cách xã hội sẽ đẩy chuỗi cung ứng rơi vào đứt gãy, khó khôi phục sản xuất.
Tuy nhiên, ngay cả khi kết thúc giãn cách xã hội, theo VASEP, chỉ có khoảng 30 – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất, số còn lại rất khó hoặc tốn nhiều thời gian để đưa hoạt động trở về đúng quỹ đạo.
Điều này được lý giải bởi chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào bị đứt gãy hoặc khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do không kịp thực hiện hợp đồng…
Khôi phục lực lượng lao động cũng là bài toán khó khi tỷ lệ tiêm vaccine mũi 1 của doanh nghiệp thủy sản tại khu vực miền Nam chỉ đạt 30 – 40% và chưa có doanh nghiệp nào được triển khai tiêm mũi 2, nhóm công nhân tại khu công nghiệp, khu chế xuất đã được Chính phủ chỉ đạo ưu tiên tiêm chủng. Tỷ lệ tiêm chủng đặc biệt thấp ở một số địa phương như Long An, Hậu Giang, Cần Thơ và các tỉnh ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ.
Khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản phục hồi sản xuất còn nằm ở việc giá cả nhiều mặt hàng thủy sản giảm mạnh, trong khi nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Dự báo, nguyên vật liệu từ hoạt động nuôi trồng sẽ thiếu khoảng 20 – 30% và giá tăng khoảng 10 – 20% cho những tháng cuối năm. Nguyên vật liệu từ hoạt động khai thác ngoài khơi cũng rơi vào tình trạng thiếu hụt, tăng giá.
Cước phí tàu biển tăng cao ảnh hưởng nặng nề tới khả năng xuất khẩu của ngành thủy sản. VASEP cho biết, cước phí vận tải biển hiện nay đã tăng từ 2 – 10 lần, dự kiến sẽ không giảm trong những tháng sắp tới. Tình trạng thiếu container khiến lịch trình giao hàng gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và năng lực cạnh tranh.
Tính đến cuối tháng 8, khoảng 40 – 50% đơn hàng bị giao muộn và 10 – 15 đơn hàng bị hủy. Các doanh nghiệp cho biết nhiều nhà nhập khẩu đang tính đến phương án tìm kiếm nguồn cung thay thế. Như vậy, kể cả các doanh nghiệp trở lại sản xuất bình thường sau 15/9, khả năng lấy được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng tương đối hạn chế.
Trước những nguy cơ đe dọa tới sự sống còn của doanh nghiệp ngành thủy sản, VASEP đề nghị tiếp tục ưu tiên đẩy mạnh tiêm vaccine Covid-19 cho nhóm lao động tại các nhà máy trong tháng 9.
Mặt khác, VASEP đề xuất các địa phương không áp dụng cứng nhắc giải pháp “3 tại chỗ”, có thể hướng dẫn doanh nghiệp áp dụng “1 cung đường, 2 điểm đến” sau khi triển khai tiêm chủng.
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Vinpearl - thương hiệu nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam chính thức niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên sàn HOSE, mở ra chương mới sau hơn 20 năm phát triển. Không chỉ sở hữu hệ sinh thái nghỉ dưỡng đồ sộ, khác biệt, Vinpearl còn cho thấy khát vọng vươn tầm khu vực nhờ chiến lược đón đầu xu thế mới và nền móng vững vàng từ hệ sinh thái Vingroup.
Coca-Cola chính thức tái khởi động chiến dịch mang tính biểu tượng “Share a coke" với thông điệp “từ cái tên, mình kết nối" tại thị trường Việt Nam, nhằm mang đến những trải nghiệm sáng tạo cho người tiêu dùng trẻ, ngày 6/5/2025.
Tân CEO Grab Việt Nam được kỳ vọng mang đến làn gió mới, giúp Grab cạnh tranh hiệu quả hơn với Xanh SM và các đối thủ gọi xe khác.
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.