Chính phủ yêu cầu Bộ Công thương rà soát các nguồn điện
Việc rà soát các nguồn điện sẽ theo hướng chuyển nguồn điện chạy nền từ than sang khí, đảm bảo tăng trưởng 12 - 15%/năm.
Doanh nghiệp đang quan tâm đến tiết kiệm năng lượng như giải pháp cạnh tranh, mang lại lợi nhuận cao hơn.
Nền kinh tế đang đối mặt đồng thời hai thách thức lớn, nguy cơ thiếu nguồn điện và thực hiện chuyển dịch năng lượng với cam kết trung hoà cacbon vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa, áp lực về hạ tầng và tài chính cho ngành điện trong thời gian tới là rất lớn.
Như vậy, dù với mục tiêu lâu dài là phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ tại COP26, hay mục tiêu trước mắt là ổn định kinh tế, đảm bảo điện trong năm 2024 và các năm tiếp theo, ngoài đầu tư kinh phí lớn vào phát triển nguồn điện, không cách nào khác Việt Nam buộc phải sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
Công ty Giải pháp công nghệ Việt Nam (VETS) đang xem xét việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng không chỉ ở góc độ kỹ thuật kinh tế mà còn mang ý nghĩa bảo vệ môi trường và hưởng lợi từ phi năng lượng.
“Kinh tế còn khó khăn, tiết kiệm năng lượng chính là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm giá thành để tăng cạnh tranh", ông Hoả Thái Thanh, Kiểm toán viên năng lượng tại VETS chia sẻ ngày 25/9, tại tọa đàm sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. "Hiện nay, khung chính sách về tiết kiệm năng lượng đang từng bước được điều chỉnh, thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến quản lý năng lượng, song vẫn cần điều chỉnh tiếp”.
Kiểm toán năng lượng vẫn luôn là một trong những thách thức lớn khi doanh nghiệp thực hành tiết kiệm. Theo ông Thanh, trên thị trường đang thiếu các đơn vị kiểm toán năng lượng chuyên sâu, quá trình kiểm toán cũng chưa bám sát "quy trình chuẩn và hướng dẫn của Bộ Công thương".
Đặc biệt, trong báo cáo kiểm toán năng lượng, các giải pháp chưa được phân tích chi tiết, về tiềm năng tiết kiệm điện, phương án kỹ thuật, lượng tiền tiết kiệm được hay khả năng hòa vốn, ông Thanh nói thêm.
Doanh nghiệp đang cùng lúc gánh chịu nhiều áp lực từ chuỗi cung toàn cầu và trong nước, khi các chuẩn mực về môi trường, xã hội và con người liên tục được cập nhật theo hướng xanh, bền vững. Các quy định về chất lượng, độ an toàn của các sản phẩm cũng vì vậy được yêu cầu cao hơn.
Dữ liệu của Bộ Công thương cho thấy, ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc. Các khảo sát thực tế cho thấy, tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp tại Việt Nam được đánh giá vào khoảng từ 20-30%, với các công trình xây dựng là 30-35%.
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cả nước có 3.068 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm có mức tiêu thụ năng lượng từ 1.000 TOE (tấn dầu quy đổi) tương đương 6 triệu kWh điện/năm trở lên. Các doanh nghiệp này có mức tiêu thụ điện bình quân là 80 tỷ kWh/năm.
Tính toán của EVN cho thấy, nếu các cơ sở này chỉ cần tiết kiệm tối thiểu 2% điện năng tiêu thụ/năm, theo Chỉ thị số 20/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025, hàng năm cả nước sẽ tiết kiệm được khoảng 1,6 tỷ kWh điện, tương đương tiết kiệm chi phí tiền điện được hơn 3.200 tỷ đồng.
Một trong những quan tâm của Bộ Công thương là “chia sẻ các giải pháp kỹ thuật và tài chính” cho doanh nghiệp công nghiệp triển khai các giải pháp hiệu quả năng lượng thông qua các dự án hợp tác quốc tế, theo bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và phát triển bền vững.
Cùng với đó, các chính sách về tiết kiệm năng lượng đang “khuyến khích, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện giải pháp quản lý và công nghệ tiên tiến, đưa ra thị trường các sản phẩm có tính năng kỹ thuật vượt trội, hiệu suất năng lượng cao, tiết kiệm năng lượng”, bà Giang cho biết.
Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2011-NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, xác định rõ nội dung kiểm toán năng lượng trong công nghiệp và thời gian nộp báo cáo đến các sở công thương.
Bộ Công thương cũng đã ban hành Thông tư số 25/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục thực hiện và nội dung báo cáo kiểm toán năng lượng.
Hiện Bộ Công thương đang phối hợp với Cục Năng lượng Đan Mạch tiến hành một số nghiên cứu về Chương trình thỏa thuận tự nguyện (VAS) nhằm khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp.
Tháo gỡ nút thắt về kiểm toán, ông Nguyễn Thanh Hà, Công ty RCEE-NIRAS, nói rằng, các doanh nghiệp có thể tham gia vào Chương trình thỏa thuận tự nguyện để nhận được các hỗ trợ kỹ thuật, trong đó có hỗ trợ kiểm toán năng lượng.
Chương trình thỏa thuận tự nguyện cũng "hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, xây dựng đề xuất dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng để tiếp cận vốn vay ngân hàng và chuẩn bị hồ sơ thu xếp tài chính để tiếp cận các nguồn tài chính xanh, tài chính khí hậu".
Theo ông Hà, các kết quả đạt được sẽ đóng góp vào mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, giảm tiêu hao năng lượng, tuân thủ quy định của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và tăng cường năng lực cạnh tranh tại các thị trường xuất khẩu.
Những doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực năng lượng, tập chung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, đều cho rằng, việc áp dụng các giải pháp công nghệ sẽ thực sự tạo đột phá về tiết kiệm năng lượng trong doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Phước Hiếu, Giám đốc Công ty Sản phẩm công nghiệp Toshiba Asia, cho biết, doanh nghiệp có thể giảm chi phí vận hành, giảm đáng kể chi phí tiêu thụ điện năng, đạt hiệu suất tối đa, nhờ tối ưu hóa hiệu suất động cơ.
Theo kinh nghiệm của Toshiba Asia, tối ưu hóa hiệu suất động cơ cũng hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ môi trường thông qua việc giảm tiêu thụ điện năng, giúp giảm lượng khí thải CO2, đóng góp tích cực vào các mục tiêu phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Trong quá trình triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, chia sẻ rủi ro có thể giúp doanh nghiệp tránh được những tổn thất không đáng có, ông Nguyễn Xuân Cảnh, Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB), cho hay. SHB hiện được Ngân hàng Thế giới và Bộ Công thương lựa chọn làm đơn vị quản lý quỹ RSF – PIE.
“Chúng tôi phát hành bảo lãnh chia sẻ rủi ro cho các khoản vay của Tổ chức tài chính có mục đích đầu tư cho tiết kiệm năng lượng (tiểu dự án hợp lệ) của doanh nghiệp công nghiệp hoặc công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) theo quy định của Bộ Công thương”.
Việt Nam đang dần trở thành nguồn cung quan trọng của chuỗi sản xuất toàn cầu. Nhiều nhà chuyên môn cho rằng, việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng của doanh nghiệp cần được xem xét dưới hai góc độ: kinh tế, kỹ thuật và bảo vệ môi trường và con người.
Theo hướng đó, những giải pháp thông thường sẽ không thích ứng với các doanh nghiệp lớn và vừa. Họ cần sự hỗ trợ về tài chính từ chính phủ và các tổ chức quốc tế để hiện thực hóa, nhằm giảm suất tiêu thụ năng lượng và lượng phát thải ra môi trường.
Ông Nguyễn Đình Hiệp,
Chủ
tịch
Hội
Khoa học
và Công nghệ
sử
dụng
năng lượng
tiết
kiệm
và hiệu
quả
Việt
Nam (VECEA) cho biết:
Việt Nam đang thực hiện
mục tiêu đạt mức tiết kiệm năng lượng 5 - 7% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2025 và tiết kiệm
từ 8 - 10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn từ 2019 đến năm 2030.
Việc
tìm kiếm các giải pháp thông qua các giải thưởng cấp quốc gia trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng đã góp phần thúc đẩy, khuyến khích hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh và đời sống, sinh hoạt của toàn xã hội.
Trong 3 năm
gần đây, 1.080 giải pháp tiết kiệm năng lượng đã được triển khai, đến từ gần 200 doanh nghiệp ngành công nghiệp.
Năm 2024, hy vọng
thông qua hai giải thưởng: Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng và Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất, ngành công nghiệp sẽ có nhiều giải pháp tiết kiệm
năng lượng, sản phẩm sử dụng
năng lượng hiệu suất cao được tôn vinh và nhân rộng.
Việc rà soát các nguồn điện sẽ theo hướng chuyển nguồn điện chạy nền từ than sang khí, đảm bảo tăng trưởng 12 - 15%/năm.
Theo Bộ Công thương, tổng vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện từ nay đến 2030 khoảng 90 -128 tỷ USD.
Đề án thí điểm điện gió ngoài khơi, cơ chế cho điện LNG, nghị định khuyến khích điện mặt trời mái nhà sẽ được Bộ Công thương xác định kế hoạch xây dựng cụ thể.
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.
Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.
Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.
Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.