Tiêu điểm
Doanh nghiệp Việt cần nghiêm túc nhìn nhận những yếu kém trong quản trị
Lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận diện nghiêm túc các “căn bệnh”, yếu kém trong quản trị nếu không muốn bị hụt hơi trong cuộc chạy đua khắc nghiệt với thế giới và các doanh nghiệp nước ngoài ở ngay trong nước.

Năm 2022 đánh dấu mốc 15 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự kiện lớn này đã để lại nhiều dấu ấn tích cực trên hành trình đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Trong đó, một trong những đóng góp to lớn nhất của việc tham gia WTO là góp phần đổi mới tư duy chính sách và hoàn thiện chuẩn mực quản lý nhà nước, cũng như quản trị doanh nghiệp.
Đến năm 2020, WTO cùng với hơn 500 hiệp định song phương và đa phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia (15 hiệp định đã ký kết, có hiệu lực và 2 hiệp định đang đàm phán) là những cánh cửa lớn để Việt Nam nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tự tin hội nhập toàn cầu.
Xung quanh vấn đề này, TheLEADER đã có cuộc trao đổi với TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (Bộ Kế hoạch và đầu tư).
WTO là dấu mốc lịch sử rất lớn, không chỉ đối với sự phát triển kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với quốc tế mà còn là bước ngoặt giúp nâng cao năng lực quản trị của các doanh nghiệp Việt. Nhớ lại thời điểm trước và sau khi tham gia WTO, ông có ý kiến bình luận về những thay đổi quan trọng trong năng lực quản trị của doanh nghiệp Việt Nam?
TS. Lê Đăng Doanh: Có thể nói, trước khi gia nhập WTO, đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam còn hết sức non trẻ, yếu và thiếu cả về nguồn lực và năng lực quản trị.
Doanh nghiệp Việt Nam khi đó chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, các hộ kinh doanh, tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Ở thời điểm đó, Việt Nam rất ít các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh.
Tuy nhiên, kể từ khi gia nhập WTO, Việt Nam trở thành một nền kinh tế có độ mở cao, hoạt động xuất khẩu hàng hoá chịu sự giám sát, tuân thủ các cam kết quốc tế qua các hiệp định thương mại tự do về sự công khai minh bạch, quyền sở hữu trí tuệ, vệ sinh an toàn thực phẩm...
Trong khi đó, nếu vẫn giữ mãi tư duy phát triển manh mún, hộ kinh doanh cá thể sẽ không thể đón đầu cơ hội xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Cùng với đó là sự phát triển lớn mạnh của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính những sức ép đó từ quốc tế đã buộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ trong nước phải thay đổi để tăng sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp trong nước phải có các cam kết về quản trị doanh nghiệp, thực hiện từng bước nâng cao năng lực quản trị, công bố thông tin minh bạch, cam kết về quyền con người...
Tất cả những điều đó là nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp để thay đổi và nâng cao nền quản trị của doanh nghiệp.
Là một trong những người song hành từ những ngày đầu giúp doanh nghiệp Việt Nam đổi mới, theo ông, những khó khăn, thách thức nào trong việc nâng cao năng lực quản trị mà các doanh nghiệp phải trải qua?
TS. Lê Đăng Doanh: Lợi ích của WTO là rất lớn nhưng thách thức lúc đó cũng không hề nhỏ. Với những đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn, công nghệ và trình độ quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước khó khăn rất lớn.
Các yêu cầu của WTO lúc bấy giờ đề cao tính minh bạch trong khi sáu nhóm nguyên tắc quản trị công ty của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) chỉ được các doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ một phần hoặc căn bản không được tuân thủ mà "công bố thông tin và tính minh bạch" là một trong số đó.
Các nguyên tắc còn lại bao gồm: đảm bảo cơ sở cho một khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả, quyền cổ đông và các chức năng sở hữu chính, đối xử công bằng với các cổ đông, vai trò của các bên có quyền lợi liên quan trong quản trị công ty, và trách nhiệm hội đồng quản trị (HĐQT).
Trên thực tế, năng lực quản trị của doanh nghiệp Việt Nam thời điểm đó ở chưa có sự đồng đều, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đơn cử ở loại hình công ty cổ phần thường xảy ra các câu chuyện như nay ban hành nghị quyết, sau đó tuỳ ý thay đổi, sửa chữa.
Hoặc thực hiện các nghị quyết bất chấp quyết định của cơ quan tố tụng hay sự chưa tách biệt giữa sở hữu và quản lý... Điều này có thể dẫn đến hậu họa khôn lường, tranh chấp kéo dài nhiều năm, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Sự yếu kém trong việc quản trị doanh nghiệp đã cản trở các doanh nghiệp phát triển lớn mạnh và chuyên nghiệp. Trong khi đó, quản trị tốt là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, đồng nghĩa mang lại hiệu quả cao và lợi ích cho nhà đầu tư.
Đến thời điểm hiện tại, theo đánh giá của ông, các doanh nghiệp Việt Nam đã làm được gì trong tiến trình năng cao năng lực quản trị của mình?
TS. Lê Đăng Doanh: Từ một nền kinh tế chậm phát triển, sau 15 năm trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã vươn lên nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế, đồng thời là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. WTO tiếp tục là động lực thúc đẩy, đưa kinh tế Việt Nam phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Gia nhập WTO đã mang lại những thành tựu to lớn và mở ra những cơ hội mới cho việc phát triển lâu dài và bền vững.
Không chỉ nâng cao vị thế của đất nước, mở ra cơ hội phát triển kinh tế, giao thương với các nước, WTO còn thu hút được nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản trị cho đất nước và doanh nghiệp
Gia nhập WTO, chúng ta có được một hệ thống pháp luật mới phù hợp với kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện đầy đủ cam kết về minh bạch hóa các chính sách sau khi chúng ta đã trả lời 3.316 câu hỏi về minh bạch hóa và cam kết tất cả các chính sách phải công khai 60 ngày trước khi thực thi. Minh bạch hóa chính sách và pháp luật theo quy định của WTO. Đến nay minh bạch hóa đã đi vào cuộc sống hàng ngày của cả nước.
Thành công của điều này có thể nhìn thấy rõ nhất là đội ngũ doanh nghiệp không giảm đi mà ngày càng tăng. Chúng ta có đội ngũ trên 800 nghìn doanh nghiệp, đất nước có thêm các tỷ phú USD, những doanh nghiệp lớn, đi đầu, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.
Trong thời gian tới, để đưa đất nước ngày một phát triển, doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh, doanh nghiệp Việt cần tiếp tục làm gì để nâng cao năng lực quản trị của mình? Theo ông, đâu là cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong bối cảnh mới?
TS. Lê Đăng Doanh: Lãnh đạo các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhận diện nghiêm túc các “căn bệnh”, yếu kém trong quản trị nếu không muốn bị hụt hơi trong cuộc chạy đua khắc nghiệt với thế giới và các doanh nghiệp nước ngoài ở ngay trong nước.
Trong đó, trong bối cảnh công nghiệp 4.0, việc áp dụng công nghệ số để điều hành tốt công ty, doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Các doanh nghiệp cần có chiến lược dài hạn để nghiên cứu và tiếp cận các tri thức mới, mở rộng mối quan hệ đối tác kinh doanh, thích ứng với bối cảnh mới.
Đặc biệt sau dịch bệnh và tình hình thế giới bất ổn, để quản trị tốt doanh nghiệp, các nhà quản lý cần tập trung quản trị rủi ro; định vị lại các thị trường tiềm năng trong nước và thế giới; đồng thời có giải pháp về nguồn tài chính, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.
Theo ông, các cơ quan quản lý nhà nước cần có những giải pháp gì để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị, phát triển ngày càng lớn mạnh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế?
TS. Lê Đăng Doanh: Các cơ quan quản lý cần tiếp tục cải cách thể chế một cách thực chất, cải thiện hơn nữa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực quản trị của doanh nghiệp.
Quá trình cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cần theo hướng hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Bàn về quản trị rủi ro trong chuyển đổi số
Bàn về quản trị rủi ro trong chuyển đổi số
Chủ đề "Quản trị rủi ro trong chuyển đổi số" sẽ được các chuyên gia mổ xẻ trong chuỗi sự kiện Thách thức quản trị do Hội các Nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức .
Biến quản trị tài chính thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Các biến cố xảy ra kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã chứng minh tầm quan trọng của quản trị tài chính đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
15 năm VACD vì một nền quản trị tốt hơn cho doanh nghiệp
Sự hình thành và lớn mạnh của VACD kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều thách thức về quản trị đã góp phần gia tăng nội lực cho các doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững qua nhiều sóng gió và tới đây là bứt phá trong bối cảnh mới.
Quản trị tốt giúp doanh nghiệp vượt khủng hoảng
Một hệ thống quản trị công ty tốt sẽ cho phép công ty lập kế hoạch đối phó với khủng hoảng một cách hiệu quả, xác định và truyền đạt được vai trò và trách nhiệm một cách rõ ràng, cũng như thiết lập được một chiến lược trao đổi thông tin hiệu quả để từ đó nhanh chóng phục hồi sau khủng hoảng và giảm thiểu thiệt hại tới hoạt động kinh doanh, theo IFC.
Mỹ áp thuế hơn 35% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Sovico đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 của TP.HCM
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Hà Nội nhận 100% hồ sơ trực tuyến lĩnh vực xây dựng từ 9/6
Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội chính thức tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực xây dựng từ ngày 9/6/2025.
Việt Nam xuất 500 tấn gạo phát thải thấp đầu tiên với giá kỷ lục
Lô gạo phát thải thấp 500 tấn của Việt Nam đánh dấu quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa loại gạo này ra thị trường.
Hang Ngọc Rồng: Lời giải mới cho bài toán giữ chân du khách của Quảng Ninh
Sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam như vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, song Quảng Ninh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm lời giải cho bài toán làm sao để giữ chân du khách. Câu trả lời có thể nằm sâu trong lòng một hang động kỳ vĩ, nơi nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện làm một: Hang Ngọc Rồng.
Doanh nhân đến Đà Nẵng, nghỉ đâu cho xứng tầm?
Courtyard by Marriott Danang Han River là khách sạn cao nhất tại trung tâm Đà Nẵng bắt đầu đón khách từ cuối tháng 5.
Sau sáp nhập, bất động sản cao cấp Hải Phòng bước vào 'kỷ nguyên vàng' với tầng lớp thịnh vượng mới
Thị trường bất động sản cao cấp đang ghi nhận sự trỗi dậy mạnh mẽ ở nhiều đô thị trung tâm, trong đó nổi bật là Hải Phòng. Thành phố cảng - vốn là đầu tàu phát triển của khu vực Bắc Bộ, sau cột mốc sáp nhập Hải Dương (15/8), sẽ trở thành một siêu đô thị với tầng lớp cư dân thượng lưu mới mang khát khao sở hữu không gian sống xứng tầm.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Kiến trúc đậm chất bản địa tại căn hộ Sun Group Cát Bà
Nằm tại vị trí trung tâm đảo ngọc Cát Bà, tòa căn hộ The Xanh 2 không chỉ là chốn nghỉ dưỡng xanh mát, hòa cùng nhịp sống sôi động, mà còn tôn vinh giá trị văn hoá bản địa lâu đời của vùng vịnh di sản.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.