Leader talk

Doanh nghiệp Việt chuẩn bị gì cho Toàn cầu hoá 4.0?

Nguyễn Hồng Minh* Thứ năm, 24/01/2019 - 14:35

Quá trình toàn cầu hóa 4.0 sẽ hình thành nên một cấu trúc mới trong thập kỷ cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Năm 2019 đã tới, chúng ta đang sống trong thế kỷ 21 và kỷ nguyên công nghiệp 4.0. Quá trình toàn cầu hóa công nghiệp lần thứ 4 mới chỉ bắt đầu, thế giới chưa có ai sẵn sàng cho quá trình này, thế nhưng, chúng ta vẫn phải bước lên con tầu đó. Với ba cuộc cách mạng trước, mỗi một cuộc cách mạng công nghiệp đều có một sự thay đổi mạnh mẽ liên quan đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội.

Doanh nghiệp Việt chuẩn bị gì cho Toàn cầu hoá 4.0?
Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng giám đốc PMC

Ảnh hưởng của các cuộc cách mạng công nghiệp

Mỗi một cuộc cách mạng công nghiệp đều có sự thay đổi về mặt công nghệ, từ đó, con người thay đổi về phương thức sản xuất, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Trong một quốc gia, doanh nghiệp nào nắm bắt được cơ hội thì thắng cuộc. Nhưng trong phạm vi toàn cầu và khu vực thì giữa các quốc gia luôn có sự xung đột với nhau.

Ban đầu cách mạng công nghiệp làm thay đổi về giai cấp; ảnh hưởng đến văn hóa, chính trị, tôn giáo… Nếu đủ lớn, cách mạng công nghiệp còn tạo nên những cuộc cách mạng lớn, có quy mô hay một trật tự thế giới mới được ra đời. Và các quốc gia mạnh về công nghệ luôn là nước dẫn dắt thế giới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất được diễn ra từ thế kỷ 18, xuất phát từ nước Anh sau đó lan rộng ra toàn thế giới. Với sự cơ giới hóa ngành dệt may và sức kéo bằng hơi nước thì hệ thống máy móc công nghiệp quy mô lớn ra đời với năng xuất cao hơn đã dần thay thế sức lao động của con người. Nhờ đó, sản xuất hàng hóa và trao đổi thương mại thông qua đường sắt và đường thủy phát triển rực rỡ, kéo theo sự biến đổi của cả nền kinh tế và văn hóa. Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện. Nước Anh cũng như vùng Tây Âu bắt đầu giành lấy vị thế thống trị trên toàn cầu.

Đức và Mỹ là hai quốc gia đầu tiên bùng nổ về cách mạng công nghiệp lần thứ hai từ những năm đầu thế kỷ 19. Trong đó, Đức với sự đầu tư lớn về nghiên cứu khoa học, công nghệ và cơ sở hạ tầng, quốc gia này đã vượt qua Anh và châu Âu để dẫn đầu về công nghệ tự động hóa và động cơ đốt trong. Song hành với Đức, Mỹ là quốc gia phát minh ra điện khí hóa cho nền công nghiệp thế giới.

Mặt khác, xu thế đô thị hóa tăng nhanh gây ra những hệ quả nhất định trong xã hội. Tại các vùng nông thôn, sự phát triển của phân hóa học, các nghiên cứu về sinh học, nông nghiệp đã thúc đẩy năng suất. Sản lượng công nghiệp như kim loại, cao su... tăng nhanh và thương mại tự do cũng đã thúc đẩy hơn nhiều các ngành kinh tế. Nhờ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai này mà thế giới được hưởng tiêu chuẩn sống hiện đại và chất lượng, như: điện thoại, đài phát thanh và tivi... Mỹ và các nước Tây Âu là những quốc gia có vị thế dẫn đầu.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba vào năm 1960, khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và công nghệ kĩ thuật số phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân, internet, Mỹ trở thành một cường quốc và định hình trật tự thế giới và lập ra các định chế để bảo vệ dân chủ và các thị trường tự do trên khắp thế giới.

Trải qua ba cuộc cách mạng, ta thấy, công nghiệp phát triển, kéo theo toàn bộ hệ kinh tế chính trị; tạo nên cách tiếp cận mới về thương mại, đầu tư và hợp tác quốc tế hay nói đúng hơn là công nghệ nâng tầm tự do thương mại.

Bên cạnh đó, các cuộc cách mạng cũng đã hình thành nên cho chúng ta các lý thuyết về quản trị, địa kinh tế chính trị, các cơ chế hợp tác và các lý thuyết về quản trị kinh doanh. Đặc biệt là các lý thuyết về marketing hay các trường phái, triết lý marketing; các triết lý về sản xuất; các triết lý về quản trị nhân sự trong các bài toán chiến lược về quản trị. Từ đó, hình thành nên các chiến lược kinh doanh, chiến lược về giá, chiến lược về sự khác biệt, chiến lược về dẫn đầu…trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chiến lược thời Toàn cầu hoá 4.0

Các bài học lịch sử đã dạy chúng ta rằng, mỗi một cuộc cách mạng công nghiệp đều tạo ra những cơ hội và thách thức. Thách thức cho các quốc gia nào đã phát triển các hệ thống kinh tế chính trị và cấu trúc kinh tế lớn, có chiều sâu dựa trên nền tảng mô hình các cuộc cách mạng công nghệ trước.

Khi thích ứng với cuộc cách mạng lần thứ tư này, công nghệ mới đòi hỏi quốc gia đó phải mất nhiều công sức, nguồn lực, nguồn vốn và ý chí chính trị. Bên cạnh đó, các quốc gia đang phát triển, còn rất nhiều dư địa để phát triển. Để nắm bắt cơ hội, các quốc gia này cần có các chi phí hợp lý nhằm thay đổi cả về cấu trúc kinh tế, xã hội lẫn chính trị.

Như vậy, mỗi một cuộc cách mạng công nghiệp hình thành nên một trật tự thế giới mới. Các quốc gia nhỏ hay công ty nhỏ đều phải nương tựa vào những quốc gia, doanh nghiệp lớn dẫn dắt. Sau cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ, các nước G7 và OECD đang là các nước lãnh đạo thế giới. 

Về kinh tế, xã hội cũng như các chuẩn mực, các tiêu chuẩn công nghệ, các giá trị đều do các nước này dẫn dắt. Điều đó đồng nghĩa với các trật tự, tự do thương mại, tự do đầu tư hay các luật chơi của các hình thái đầu tư và kinh tế cũng là do các quốc gia này đặt ra. Và như vậy, các mô hình quản trị doanh nghiệp, các mô hình quản trị kinh doanh, các chiến lược kinh doanh đều nương tựa vào các thể chế của các quốc gia này.

Để xây dựng chiến lược cho mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cần chuẩn bị những gì để nắm bắt cơ hội cũng như vượt qua những thách thức mà cuộc cách mạng lần thứ tư này mang mang lại?

Cuộc cách mạng này sẽ kéo theo một quá trình toàn cầu hóa mới bắt đầu bằng công nghệ 4.0. Các hệ thống kinh tế, chính trị, xã hội trong phạm trù các quốc gia; các cơ chế đa phương, hợp tác quốc tế và đa quốc gia chưa được hình thành mà các vấn đề này vẫn đang được dựa trên nền tảng cũ.

Hay nói cách khác là trật tự kinh tế mới chưa được hình thành mà quá trình toàn cầu hóa mới chỉ bắt đầu, chưa có đường đi sẵn. Vậy chúng ta phải lựa chọn mô hình phát triển nào, trong hoàn cảnh “ném đá dò đường” để không bị lỡ cơ hội cũng như bị đẩy lùi ra khỏi cuộc chơi?

Để phát triển nên một cách tiếp cận mới trong một nền kinh tế mới, một nguyên tắc xuyên suốt là chúng ta phải loại bỏ chiến lược kinh doanh zero sum game (tổng số không đổi) và không có từ thắng và thua trên thị trường. Mặt khác, chúng ta phải xác định, mình đang sử dụng trên nền tảng nào cho các khách hàng, cho đối tác nào để cùng nhau phát triển? Thay vì chúng ta dựa trên nguyên tắc, tổng số không đổi chỉ có khách hàng.

Sự phát triển của doanh nghiệp, đều được hình thành và nuôi dưỡng bởi rất nhiều các nhóm đối tác có liên quan: từ khách hàng, nhà cung cấp, thể chế xã hội, cộng đồng, các thành viên trong doanh nghiệp… Vậy doanh nghiệp phải xác định mình là một nền tảng cho các đối tác có liên quan, và phát triển trên nền tảng của mình hướng tới một mục tiêu chung, một lợi ích chung cho cộng đồng.

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, một cơ hội rất lớn khi nắm bắt các quá trình toàn cầu hóa 4.0 thì những doanh nghiệp này không phải giải quyết bài toán xử lý hệ thống, các định chế đã được tồn tại lâu ngày như các doanh nghiệp lớn, có lịch sử lâu đời. Họ có thể phát triển đi lên từ con số 0 đi lên mà không phải đối trọi xử lý các bài toán, hệ thống hay công nghệ lỗi thời.

Thế nhưng, thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ là họ cần tìm ra cách tiếp cận mới, suy nghĩ mới cho một nền kinh tế mới của quá trình toàn cầu hóa 4.0. Và nền kinh tế mới này mới chỉ bắt đầu, đang dần được hình thành và không có con đường đi sẵn.

Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam có rất nhiều khó khăn cũng như điểm yếu về vốn, công nghệ, thị trường, khách hàng tiềm năng, uy tín thương hiệu; hệ thống quản trị chiến lược, nhân sự, rủi ro... Tuy nhiên thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là làm thế nào để tư duy và tầm nhìn không bị lỗi thời với quá trình toàn cầu hóa 4.0. Vì vậy, để giải quyết bài toán này, chúng ta vẫn phải dựa trên các tổ chức và thể chế đa phương quốc tế hiện tại để khám phá, cũng như trải nghiệm và nuôi dưỡng các nền tảng, các tầm nhìn nhằm hình thành nên các phương thức phát triển cho cả một quá trình.

Doanh nghiệp Việt chuẩn bị gì cho Toàn cầu hoá 4.0? 1

Với các hệ thống mạng lưới mà Diễn đàn Kinh tế thế giới đã đưa ra, để lựa chọn ra các điểm lưới và nút trong các nút mô hình trên nhằm tìm kiếm một mô hình khung mới cho phân tích môi trường và hợp tác toàn cầu. Đặc biệt hợp tác công tư sẽ là nền tảng trong quá trình toàn cầu hóa và kinh tế dựa trên kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0 được thúc đẩy, dẫn dắt bởi sự sáng tạo sẽ hình thành nên tiêu chuẩn, chuẩn mực, chính sách, tập quán toàn cầu mới và tạo nên một niềm tin cho cộng đồng.

Sản xuất trong nước, các nguồn vốn, thị trường lao động cũng như thương mại và đầu tư sẽ phát triển dựa trên phương thức mới, mô hình mới mà chúng ta phải nghiên cứu, tư duy sâu, đôi khi phải có tầm nhìn siêu xa, siêu tưởng. Và chúng ta cũng bắt đầu dùng các mô hình, các yêu cầu của nút mạng lưới này để thay đổi tư duy.

*Bài viết thế hiện quan điểm tác giả Nguyễn Hồng Minh, Tổng giám đốc PMC

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Điểm mới của dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi

Tiêu điểm -  11 giờ

Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi bổ sung quy định thuế tối thiểu toàn cầu, ưu đãi thuế mới, tạo tác động lớn đến doanh nghiệp.

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Vingroup và PV Power hợp tác phát triển hạ tầng năng lượng xanh

Nhịp cầu kinh doanh -  11 giờ

Vingroup và PV Power ký thỏa thuận hợp tác nhằm phát triển hệ thống trạm sạc xe điện trên quy mô toàn quốc và thúc đẩy hệ thống điện mặt trời áp mái.

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Sandoz khởi động chương trình cộng đồng phòng, chống đề kháng kháng sinh

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Sáng ngày 22/11/2024, công ty Sandoz đã chính thức phát động chương trình cộng đồng về phòng, chống kháng kháng sinh (AMR) tại Việt Nam.

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững

Leader talk -  12 giờ

Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park

Bất động sản -  12 giờ

Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ

Doanh nghiệp -  12 giờ

PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.