Phát triển bền vững

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc như thế nào? (Phần 3)

Phạm Sơn Chủ nhật, 10/04/2022 - 11:02

Thay đổi thiết kế, quy trình sản xuất theo hướng tuần hoàn là hàm ý của công cụ chính sách trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR).

Chai nhựa không còn màng co nắp chai của La Vie.

Công cụ EPR trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế đang chịu những thiệt hại nặng nề từ đại dịch Covid-19. Một quy định yêu cầu doanh nghiệp hoặc phải đầu tư cho thu gom, tái chế, hoặc phải đóng góp kinh phí vào Quỹ Bảo vệ môi trường đặt ra nhiều nỗi băn khoăn. Nhiều doanh nghiệp bày tỏ nỗi lo lắng về chi phí phát sinh sẽ gây ảnh hưởng tới tiến trình phục hồi.

Trả lời vấn đề này, đại diện ban soạn thảo Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng như nghị định hướng dẫn luật, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và môi trường, cho biết, công cụ EPR không nhằm mục đích “càng thu nhiều tiền càng tốt”.

Cụ thể, doanh nghiệp được khuyến khích tự tổ chức thu gom, tái chế thay vì đóng phí vào quỹ Bảo vệ môi trường do mức tài chính đóng góp được tính toán sao cho cao hơn mức thực tế cần sử dụng để thu gom, tái chế rác thải.

Tương tự đối với điều 55 Luật Bảo vệ môi trường, mức phí đóng bắt buộc cho các sản phẩm phát sinh rác thải nguy hại, khó xử lý cũng cao hơn so với chi phí xử lý rác thải. Như vậy, công cụ EPR thực chất tạo ra sức ép khiến nhà sản xuất bắt buộc phải thay đổi thiết kế, thay thế nguyên vật liệu theo hướng dễ thu gom, tái chế, xử lý rác thải phát sinh nhất có thể.

Ông Hùng cho biết, công cụ EPR được coi là thành công không phải là Quỹ Bảo vệ môi trường nhận được nhiều đóng góp mà là khi không còn doanh nghiệp nào đóng phí EPR vào Quỹ Bảo vệ môi trường nữa.

Thiết kế sinh thái

Thấu hiểu được tinh thần của công cụ EPR, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều hoạt động thay đổi thiết kế sản phẩm theo hướng thuận tiện nhất cho thu gom, tái chế rác thải.

Một điều dễ nhận thấy nhất là việc nhiều doanh nghiệp nước giải khát đã đồng loạt loại bỏ màng co nắp chai, thay vào đó là thiết kế cầu nối giữa nắp và vành nắp, từ đó không phải sử dụng một miếng nilon nhỏ bọc đầu chai nước.

Hành động mạnh dạn phá bỏ “thông lệ” sử dụng màng co nắp chai của doanh nghiệp giải khát nhận được sự đồng tình từ phía người tiêu dùng bởi màng co nắp chai là miếng nilon nhỏ, có giá trị quá thấp nên rất khó để thu gom.

Một số hãng nước giải khát thực hiện hành động này có thể kể đến như La Vie; Coca Cola; Nestlé; Pepsi… là những thành viên sáng lập Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam).

Doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị cho công cụ thu gom, tái chế bắt buộc như thế nào? (Phần 3)
Chai nước ngọt Sprite của hãng Coca Cola đã trong suốt thay cho màu xanh đặc trưng.

Một sáng kiến khác cũng được các nhà sản xuất nước giải khát lựa chọn là chuyển sang sử dụng chai nhựa trong suốt, thay vì những chai nhựa màu mang tính đặc trưng cho nhiều thương hiệu. Chai nhựa trong suốt có giá trị cao hơn do không phải trải qua quy trình kỹ thuật phức tạp.

Những ví dụ trên cho thấy, thay đổi một chi tiết nhỏ trong thiết kế bao bì cũng giúp tạo ra lợi ích lớn trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Cộng đồng doanh nghiệp cũng đang chứng tỏ sự chủ động ở mức nhất định để đón đầu xu thế bền vững thay vì chờ đợi chính sách từ phía Nhà nước.

Tuy nhiên, rào cản đến từ việc chưa có những quy định rõ ràng trong thiết kế bao bì, dẫn đến việc các doanh nghiệp “nhìn nhau”, chưa thực sự tiến hành giải pháp mạnh tay hơn. Thực trạng ở Việt Nam, theo đại diện ngành tái chế, bao bì vẫn sử dụng tem mác quảng cáo lớn, sử dụng keo dán nhãn và mực in không đạt tiêu chuẩn.

Những thực trạng này khiến công tác tái chế gặp rất nhiều khó khăn và khó mở rộng quy mô, chỉ chủ yếu được thực hiện ở các cơ sở tái chế nhỏ lẻ, phi chính thức, không có tiêu chuẩn rõ ràng về chất lượng tái chế và thâm dụng lao động thay vì ứng dụng công nghệ.

Như vậy, một bộ quy chuẩn về quy cách thiết kế bao bì là đặc biệt cần thiết. Những quy chuẩn về diện tích tem mác, loại keo dán, mực in… thực tế đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng rất hiệu quả.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  2 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  6 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Bếp đun ít khói và bước chân đồng hành của Tập đoàn TH trên hành trình trung hoà carbon

Phát triển bền vững -  1 ngày

Từ năm 2022 đến nay, Tập đoàn TH đã góp phần quan trọng vào chuỗi hoạt động trao tặng hơn 200.000 bếp cho bà con nông dân các tỉnh thành trong cả nước; tương đương góp phần giảm 400.000 tấn khí CO2.

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Thách thức từ 'luật chơi xanh' ngành hàng hải

Phát triển bền vững -  3 ngày

Ngành hàng hải đối diện với bài toán chuyển đổi xanh để đáp ứng yêu cầu của đối tác cũng như quy định pháp lý của thị trường quốc tế.

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Tắt đèn Bật ý tưởng 2025: Hành trình 15 năm và bước tiến mới

Phát triển bền vững -  1 tuần

Với thông điệp "Tắt sống nhanh - Bật sống xanh", chiến dịch Tắt đèn Bật ý tưởng 2025 đã chính thức quay trở lại để tiếp tục hành trình bảo vệ môi trường.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  2 giờ

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  6 giờ

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam

Tiêu điểm -  11 giờ

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui

Tài chính -  11 giờ

Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Sở hữu 'thần dược', The Komorebi dẫn đầu xu hướng sống nghỉ dưỡng xa xỉ gắn với chăm sóc sức khỏe

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Tại phân khu phong cách Nhật The Komorebi (Vinhomes Royal Island, Hải Phòng), đặc quyền tắm khoáng nóng Onsen suốt bốn mùa mang đến cho cư dân trải nghiệm nghỉ dưỡng đỉnh cao ngay tại nhà, đồng thời đưa phân khu trở thành điểm đến dẫn đầu xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe tại miền Bắc.

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

SeABank triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng lãi suất ưu đãi dành cho phụ nữ

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai gói vay tín chấp 300 tỷ đồng cho các nữ hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam giúp nâng cao vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển kinh tế, mang đến một cuộc sống sung túc và hạnh phúc dài lâu.

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Chuyển nhượng vốn: Những lưu ý để tránh bị phạt thuế

Sổ tay quản trị -  13 giờ

Chuyển nhượng vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro thuế, từ việc xác định đúng loại thuế, tính toán thuế suất, đến các quy định về khai báo và tránh bị truy thu, phạt.