Leader talk
Doanh nghiệp xã hội kỳ vọng chính sách
Bên cạnh những nỗ lực tự thân, các doanh nghiệp xã hội rất cần những hỗ trợ sát sườn hơn về chính sách để có thể vượt qua giai đoạn khủng hoảng, thích ứng với bối cảnh mới và tiếp tục kiên định với sứ mệnh vì cộng đồng.
Doanh nghiệp xã hội vượt Covid
Nhìn lại hai năm Covid-19 diễn ra, những người làm trong mảng doanh nghiệp tạo tác động xã hội thấy rằng đại dịch còn gây nhiều khó khăn nhưng không xoá đi hết thành tựu mà họ đã tạo nên.
Bởi lẽ đến thời điểm này, họ vẫn luôn nỗ lực và sáng tạo để vững vàng, biến nguy thành cơ và tiến lên. Sự kiên cường của họ vốn dĩ đã rất lớn trong bối cảnh bình thường lại được nhân lên trong những giai đoạn khó khăn.
Chị Đặng Thị Hương, nhà sáng lập HopeBox - doanh nghiệp xã hội mới giúp phụ nữ Việt Nam từng bị bạo hành gia đình có được công việc ổn định và thay đổi cuộc sống cho biết, một khó khăn lớn mà doanh nghiệp này gặp phải là số người bị bạo hành gia tăng.
Đại dịch khiến người chồng/người chồng cũ của người vợ bị bạo hành bị bất ổn dẫn đến hành vi quấy rối, gây nhiễu. Họ tìm đến tận nơi người vợ cư trú và làm việc để "khủng bố" cả trên mạng xã hội lẫn ngoài đời.
Khó khăn thứ hai là phải thu gọn lại hoạt động. Năm 2019, HopeBox đã mở một quán cà phê để thúc đẩy tiêu thụ nhưng do đại dịch nên đã phải đóng cửa, chuyển mô hình sang hướng sản xuất nhiều hơn.
Đứng trước khó khăn đó, HopeBox quay trở lại các giá trị bên trong, xem lại sức khỏe tinh thần, tổ chức các buổi thiền để “chữa lành” các chị em Hopebox. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này cũng tìm cách liên kết, hợp tác với các đối tác lớn, dành thời gian để sáng tạo sản phẩm và cách thức bán hàng mới.
Chị Hương cho biết, trong năm nay, doanh thu HopeBox tăng 80% đến từ B2B khi mà ký kết được hợp đồng với các doanh nghiệp, thương hiệu lớn.
Không nằm ngoài tầm ảnh hưởng của đại dịch, chị Lương Thị Mỹ Huệ, Giám đốc Thảo dược Tây Nguyên cho biết, Covid-19 kéo dài hơn hai năm là một điều quá sức đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như của chị. Dù vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp này đã dần nhìn ra “màu xám” nhưng cũng đồng thời xác định phải sống chung với đại dịch.
Họ nhanh chóng tiến hành chuyển đổi mô hình kinh doanh, bán hàng với ba giải pháp quan trọng.
Một là đưa ra các sản phẩm lá xông để chăm sóc sức khỏe, nhờ đó chuyển bại thành thắng, thay đổi nhận diện thương hiệu và phổ biến trên thị trường rất nhanh. Giải pháp thứ hai là khai thác hiệu quả từ kinh doanh trực tuyến, trở thành kênh phân phối mang lại phần lớn doanh thu cho doanh nghiệp. Ba là tìm cách liên kết, hợp tác với các thương hiệu lớn để ký kết hợp đồng lớn với doanh nghiệp trong thời kỳ dịch Covid-19 ổn định hơn.
Cần nhiều hỗ trợ từ chính sách
Doanh nghiệp xã hội đa phần có quy mô nhỏ nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng. Đằng sau con số doanh thu và lợi nhuận của họ là số phận của hàng trăm, hàng nghìn con người yếu thế.
Bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và đầu tư) nhìn nhận, cộng đồng doanh nghiệp tạo tác động xã hội chưa được ghi nhận đúng vai trò. Các doanh nghiệp này không chỉ kinh doanh, tạo ra việc làm cho người lao động mà còn thực thi những sứ mệnh xã hội, giúp chính phủ hoàn thành rất nhiều mục tiêu đặt ra trong kỷ nguyên mới.
Để thời gian này và sắp tới có thể luôn vững vàng vượt thách thức, các doanh nghiệp này cần sự chung tay của rất nhiều bên - nhà nước, tổ chức xã hội và cộng đồng.
Bà Phạm Kiều Oanh, nhà sáng lập Trung tâm Hỗ trợ sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) cho biết, trong báo cáo tổng kết tình hình doanh nghiệp trên thế giới phát hành cuối năm 2020, khoảng 40% doanh nghiệp xã hội trên toàn thế giới không được tiếp cận hỗ trợ của chính phủ.
Báo cáo này cũng nói về “sự phân vai” của nhà nước, các tổ chức…, trong đó, vai trò của nhà nước nằm nhiều nhất ở các chính sách về thuế, bảo hiểm, vĩ mô và vốn.
Anh Phạm Việt Hoài, đồng sáng lập Kym Việt mong muốn Nhà nước có chính sách giúp doanh nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, có chế độ về bảo hiểm cho người lao động khuyết tật để tránh chồng lấn, tạo hành lang thúc đẩy bán hàng và kết nối kinh doanh cho các doanh nghiệp xã hội.
Về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, lãnh đạo HopeBox cho biết mong được hỗ trợ hoàn thuế nhiều hơn. Trong nguồn thu của Hopebox và doanh nghiệp xã hội không chỉ có doanh thu từ bán hàng mà còn các khoản tài trợ, đến cuối năm khi làm báo cáo tài chính thì doanh nghiệp vẫn phải trả thuế cho cả khoản này.
Nhà sáng lập Hopebox cũng mong muốn được hỗ trợ, kết nối với các đối tác không mang giá trị tài chính trực tiếp mà là các hỗ trợ khác như cung cấp nguồn nhân lực, tương tự như hỗ trợ của đại học Fulbright thông qua chương trình “Social Impact Fellowship” để đưa nguồn nhân lực là sinh viên trẻ và rất giỏi đến làm cùng Hopebox hay chương trình hỗ trợ quảng cáo miễn phí cho doanh nghiệp xã hội của Facebook.
Là doanh nghiệp trong lĩnh vực thảo dược, bên cạnh chính sách về vốn cũng như xúc tiến thương mại như mong muốn của các doanh nghiệp xã hội khác thì nhà sáng lập Thảo dược Tây Nguyên còn bày tỏ nguyện vọng tiếp cận được các hỗ trợ về kỹ thuật.
Theo chị Huệ, để phát triển bền vững, doanh nghiệp này đang hướng đến việc sản xuất các sản phẩm hữu cơ định hướng xuất khẩu cũng như triển khai chiến lược dài hơi biến vùng của mình thành một “Tây Bắc thu nhỏ” để khai thác du lịch sinh thái. Tuy nhiên, đến nay chị vẫn chưa biết cách thức thực hiện cho hiệu quả.
Chị cũng mong có sự vào cuộc mạnh hơn của các cơ quan tổ chức và các tổ chức phi chính phủ trong việc hướng dẫn người dân khai thác và phát triển dược liệu dưới tán rừng để bảo vệ môi trường và phát triển du lịch.
Chủ tịch CSIP và các doanh nghiệp đồng tình, sự hỗ trợ là rất cần thiết nhưng cần đảm bảo tính chất hai chiều. Thay vì mong nhà nước hay tổ chức là “bầu sữa”, các bên sẽ có vai trò nương tựa vào nhau; nhà nước có vai trò kiến tạo. Các tổ chức có vai trò đồng hành, xây dựng nội lực, hỗ trợ trong ngắn và dài hạn. Cộng đồng tham gia tích cực để phát triển hệ sinh thái và chuỗi giá trị.
Củng cố sức khoẻ tinh thần ở doanh nghiệp xã hội
Doanh nghiệp xã hội vượt bão Covid
Sứ mệnh tạo tác động xã hội, niềm tin vào những điều đang làm và những cách thức sáng tạo, thích nghi là ba trụ cột để tiếp sức cho các doanh nghiệp trong đại dịch.
20 năm dấu ấn doanh nghiệp xã hội đầu tiên của Việt Nam
Nhà sáng lập KOTO đang tham vọng xây dựng trường học, khu ký túc xá cũng như một chương trình đào tạo nâng cao nhằm hỗ trợ cựu học viên thực hiện ước mơ phát triển sự nghiệp theo mảng nhà hàng khách sạn.
Bà đỡ của doanh nghiệp xã hội
Bà Phạm Kiều Oanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến phục vụ cộng đồng (CSIP) cho rằng, phát triển doanh nghiệp xã hội là con đường kết hợp được cả trí tuệ, kiến thức kinh doanh với những mục tiêu cao cả từ trái tim.
‘Gánh nặng nhân đôi khi vận hành doanh nghiệp xã hội’
Vừa phải gánh trên vai trách nhiệm xã hội, vừa phải vận hành và tạo lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp là bài toán không nhỏ đối với các doanh nghiệp xã hội hiện nay.
Đường sắt tốc độ cao: Tìm lời giải bài toán vốn, công nghệ
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả thông qua việc áp dụng các cơ chế đặc thù, tập trung huy động nguồn lực trong nước và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Lựa chọn hợp lý cho dự án làm du lịch trong rừng
Lựa chọn thuê môi trường rừng làm du lịch phù hợp với các dự án có quy mô lưu trú nhỏ, tập trung khai thác các hoạt động trải nghiệm trong rừng với vốn đầu tư không quá lớn.
Hanoi Melody Residences: 'Tọa độ nóng' của thị trường căn hộ nội đô
Tổ hợp căn hộ đa tiện ích Hanoi Melody Residences tại khu vực Tây Nam Linh Đàm đang đón lượng khách tăng vọt trong những ngày gần đây.
PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học
PVcomBank khuyến nghị khách hàng cập nhật giấy tờ tùy thân và đối chiếu sinh trắc học trước 1/1/2025 để đảm bảo giao dịch an toàn, liên tục.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.