Quốc tế

Động lực và kỳ vọng trong hội nghị Nga – Triều đầu tiên

Phương Anh Thứ tư, 24/04/2019 - 10:52

Triều Tiên tiếp tục tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế trong bối cảnh đàm phán bế tắc với Mỹ.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tiếp tục lựa chọn tàu làm phương tiện cho chuyến đi lần này. Ảnh: CNN

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA mới đây cho biết, nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã lên tàu tới Nga, tiến tới hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Theo dự kiến, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp nhau tại Vladivostok và nếu khởi hành từ Bình Nhưỡng, ông Kim có thể mất ít nhất 20 tiếng để tới thành phố vùng Viễn Đông.

Thông tin từ Yonhap cho biết, cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga – Triều sau 8 năm sẽ diễn ra vào 25/4. Trước đó, cha của ông Kim Jong Un là ông Kim Jong-il đã gặp Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vào năm 2011.

Chuyến đi của ông Kim tới quốc gia láng giềng diễn ra trong bối cảnh đàm phán hạt nhân bế tắc giữa Bình Nhưỡng và Washington. Hội nghị thượng đỉnh hồi cuối tháng 2 tại Hà Nội đã kết thúc sớm hơn dự kiến và không có bất kỳ thỏa thuận nào được ký kết do khoảng cách liên quan đến việc đánh đổi các biện pháp trừng phạt và phi hạt nhân hóa.

Giữa tình hình trên, mối liên kết kinh tế với Nga có lẽ là động lực lớn thúc đẩy nhà lãnh đạo Triều Tiên tới Vladivostok.

Giới phân tích cho rằng, ngoài tìm kiếm gia tăng mối quan hệ kinh tế với Nga, ông Kim Jong Un cũng tìm cách tạo đối trọng với Trung Quốc, theo AFP.

Giáo sư Artyom Lukin thuộc Đại học Liên bang Viễn Đông tại Vladivostok nhận định ông Kim dường như đang muốn chứng minh ông vẫn có thể gặp gỡ, tương tác với các nhà lãnh đạo thế giới khác và có nhiều sự lựa chọn.

“Ông Kim không muốn bị coi là phụ thuộc vào Mỹ, Trung Quốc hay Hàn Quốc”, Reuters dẫn lời.

Theo báo cáo từ Liên Hợp Quốc, Nga tiếp nhận lao động nhiều thứ hai sau Trung Quốc. Người Triều Tiên tại đây làm việc trong các lĩnh vực như khai thác mỏ, may mặc, xây dựng. Việc hợp tác trong lao động tạo ra mối quan tâm chung của Nga và Triều Tiên về việc giảm nhẹ lệnh trừng phạt lên Bình Nhưỡng.

Trước khi Liên Hợp Quốc mở rộng lệnh trừng phạt lên Bình Nhưỡng năm 2017, Nga và Triều Tiên từng hợp tác trong nhiều dự án kinh tế chung, bao gồm khôi phục và mở rộng tuyến đường sắt dài 54km nối cảng Rajin tới vùng Khasan của Nga.

Rajin là khu vực Nga thường xuất khẩu than đá thông qua đường biển tới Trung Quốc và từ lâu, Moscow đã mong muốn vận chuyển nhiều hơn nữa, không chỉ tới Trung Quốc và còn tới các nền kinh tế thiếu tài nguyên như Nhật Bản, Hàn Quốc.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai trước đó từng được kỳ vọng sẽ là cơ hội giúp Triều Tiên được giảm nhẹ hoặc dỡ bỏ các lệnh trừng phạt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt này đang ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của Bình Nhưỡng.

Nếu Mỹ không thay đổi lập trường, Triều Tiên sẽ không thể thoát khỏi lệnh trừng phạt và khó mở cửa với thế giới, BBC News dẫn nhận định của Andrei Lankov, giáo sư tại Đại học Kookmin (Seoul).

Do đó, Triều Tiên đang tìm đến những lựa chọn khác có thể giúp đạt được mục tiêu. Thành tựu ngoại giao dù chỉ mang tính biểu tượng cũng sẽ có ích cho Bình Nhưỡng.

Đối với Nga, cuộc gặp mặt với ông Kim sắp tới là cơ hội đưa Nga trở lại vai trò quan trọng trong tiến trình phi hạt nhân hóa tại bán đảo Triều Tiên.

Mặc dù không đồng thuận với việc Bình Nhưỡng tiến tới một quốc gia hạt nhân, Nga chấp nhận việc bất khả thi trong phi hạt nhân hóa tại đây, do đó tìm kiếm đối thoại để ổn định tình hình.

Không chỉ vậy, đây còn là vấn đề về danh tiếng, khẳng định sự hiện diện của Moscow trong khu vực.

BBC News dẫn nhận định chuyên gia cho rằng, hội nghị Nga - Triều lần này khó có thể đạt được một thỏa thuận lớn. 

Những chuyện ‘thâm cung bí sử’ đằng sau hội nghị Mỹ - Triều

Những chuyện ‘thâm cung bí sử’ đằng sau hội nghị Mỹ - Triều

Quốc tế -  6 năm
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội đã kết thúc theo cách khiến không ít người hụt hẫng, song chuyện gì cũng có lý do của nó. Có lẽ là “thành sự tại thiên”.
Những chuyện ‘thâm cung bí sử’ đằng sau hội nghị Mỹ - Triều

Những chuyện ‘thâm cung bí sử’ đằng sau hội nghị Mỹ - Triều

Quốc tế -  6 năm
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai tại Hà Nội đã kết thúc theo cách khiến không ít người hụt hẫng, song chuyện gì cũng có lý do của nó. Có lẽ là “thành sự tại thiên”.
Tại sao hội nghị Mỹ - Triều kết thúc mà không đạt được thỏa thuận?

Tại sao hội nghị Mỹ - Triều kết thúc mà không đạt được thỏa thuận?

Quốc tế -  6 năm

Hội nghị Mỹ - Triều tại Hà Nội đã kết thúc một cách nhanh bất ngờ khi hai nhà lãnh đạo không ký kết thỏa thuận do rào cản chính liên quan đến các lệnh trừng phạt lên Triều Tiên.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và sự nhập cuộc của startup du lịch Việt

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều và sự nhập cuộc của startup du lịch Việt

Khởi nghiệp -  6 năm

Tuy chưa đạt được thỏa thuận chung giữa hai nước, hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là dịp để các đại lý và startup du lịch Việt đưa ra chương trình khuyến mãi, thúc đẩy hoạt động truyền thông nhằm quảng bá đất nước, con người Việt Nam.

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran

Quốc tế -  5 năm

2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp

Quốc tế -  5 năm

Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran

Quốc tế -  5 năm

Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran

Quốc tế -  5 năm

Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?

Quốc tế -  5 năm

Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha

Tiêu điểm -  3 giờ

Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Vietnam Airlines đầu tư 2 dự án hạ tầng gần 1.800 tỷ đồng tại sân bay Long Thành

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vietnam Airlines cùng các đơn vị thành viên đã khởi công dự án cung cấp suất ăn hàng không và dịch vụ bảo dưỡng tàu bay.

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Tiền đề đột phá cho trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Leader talk -  4 giờ

Dự thảo nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ mở ra cánh cửa để đất nước bứt tốc trong kỷ nguyên mới.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  4 giờ

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Giáo viên được xếp cao nhất trong thang bậc lương hành chính sự nghiệp

Tiêu điểm -  4 giờ

Luật Nhà giáo mới quy định giáo viên được hưởng mức lương cao nhất trong khối sự nghiệp, cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Quốc hội thông qua nghị quyết sửa Hiến pháp

Tiêu điểm -  6 giờ

Với 100% đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Hộ kinh doanh 'cạnh tranh không lành mạnh' bằng thuế khoán

Tiêu điểm -  6 giờ

Hộ kinh doanh chỉ nộp trung bình 686.000 đồng/tháng theo hình thức thuế khoán, thấp gấp 5 lần so với nộp thuế theo hình thức kê khai.