Tiêu điểm
Đông Nam Á 'làm khó' Grab vì lo ngại độc quyền
Với việc Didi Chuxing gần như độc quyền thống trị thị trường gọi xe công nghệ Trung Quốc sau khi mua lại Uber cách đây gần 2 năm, chẳng có gì khó hiểu khi nhiều chính phủ Đông Nam Á phản ứng gay gắt với thương vụ Grab - Uber.
Uber đã chính thức đóng cửa ở thị trường Việt Nam vào ngày 8/04/2018, kết thúc một vòng đời ngắn ngủi nhưng rực rỡ. Tuy nhiên, ở những thị trường khác tại Đông Nam Á, sự rút lui của Uber không được diễn ra thuận lợi như thế. Cả Philippines lẫn Singapore đều bắt Grab phải kéo dài thời hoạt động của Uber và đưa ra những điều khoản bất lợi cho tham vọng thống trị trị trường gọi xe công nghệ Đông Nam Á của Grab.
Có lẽ, tất cả các chính phủ Đông Nam Á đều không muốn "sân chơi" này chỉ có một mình "người chơi" là Grab, như Didi Chuxing ở Trung Quốc. Việc một mình Didi Chuxing chiếm gần 90% thị phần, đã khiến thị trường gọi xe công nghệ của Trung Quốc thiếu sự cạnh tranh lành mạnh, ảnh hưởng xấu tới thu nhập của lái xe cũng như khách hàng.
Bài học từ sự độc quyền của Didi Chuxing ở Trung Quốc
Cách đây 3 năm, mỗi ngày anh Zhou, 29 tuổi, người Bắc Kinh kiếm được 500 tệ (tương đương 104 USD), nhờ hợp tác lái xe với Uber. Bây giờ, thu nhập của anh giảm xuống 40%. Đây là tình trạng chung của hầu hết lái xe công nghệ sau khi Didi Chuxing mua lại Uber vào tháng 8/2016 với giá 35 tỷ USD. Thương vụ này giúp Didi độc quyền thị trường Trung Quốc với việc chiếm gần 90% thị phần.
Các lái xe của Didi kể rằng, trước đây, khi còn Uber, họ sẽ được thưởng 10 tệ sau khi hoàn thành 6 cuốc xe, nhưng bây giờ chỉ còn 6 tệ và lúc có lúc không. Phí dịch vụ mà các lái xe trả cho Didi cũng tăng cao hơn so với trước kia.
"Nhiều đồng nghiệp của tôi đã chuyển sang làm nghề khác. Trong thời gian ngắn tới, nếu tình hình vẫn không cải thiện, có lẽ tôi cũng sẽ bán xe và chuyển nghề. Bởi, rõ ràng, số tiền tôi nhận lại không tương xứng với thời gian tôi đã bỏ ra", anh Zhou chia sẻ. Zhou phải lái xe 15 giờ mỗi ngày, từ 6 giờ sáng đến 9 giờ tối, 6 ngày/tuần.
Một lái xe Didi khác tên Lai Bao Niu, 34 tuổi, than phiền: "Mặt khác, nhiều khách hàng nói rằng, họ phải chờ đợi quá lâu trước khi xe đến. Ở chiều ngược lại, chúng tôi thường phải chạy với xe trống trên đường. Tôi không biết điều gì đang xảy ra với việc xử lý yêu cầu và đáp ứng của Didi".
Tháng trước, Didi đã đưa ra kế hoạch bảo đảm rằng, các tài xế có thể chạy đủ 40 chuyến/ngày. Anh Lai, người đã đăng ký vào chương trình này nhận định, mặc dù lái xe có thể chạy nhiều chuyến hơn song cũng tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn: "Và nó còn đồng nghĩa với việc tôi phải làm việc tới 14 tiếng/ngày, không ngừng nghỉ. Có vẻ như chúng tôi đang bị mắc kẹt trong cái vòng luẩn quẩn. Dù có hay không chương trình này, tôi nghĩ, lái xe công nghệ không còn là lựa chọn tốt của hầu hết lái xe ở Trung Quốc".
Ngược lại, các khách hàng của Didi cho biết, hiện tại, họ tiêu tốn hơn 50% cho một hành trình so với trước đây, khi còn Uber. Hiện tại, Didi không còn đưa ra các giảm giá và ưu đãi như khi còn cạnh tranh cùng Uber.
Xu Kai, Chuyên gia tư vấn tài chính, khách hàng của Didi, mong muốn: "Là người tiêu dùng, tôi hy vọng có nhiều công ty tham gia thị trường này, để chúng tôi có thể nhận được dịch vụ tốt hơn. Mức giảm giá trước đây của Didi chỉ là ưu đãi tạm thời. Họ dường như muốn tạo thói quen sử dụng gọi xe công nghệ cho người tiêu dùng, sau đó độc quyền thị trường".
Nicole, một người thường đi Didi cũng thừa nhận: "Bây giờ, tôi phải trả 21 tệ cho quãng đường 4km, trong khi trước đây chỉ là 15 tệ. Những doanh nghiệp độc quyền thường có khuynh hướng thao túng thị trường, dễ tăng giá và ít chịu đổi mới dịch vụ hơn. Đây không phải là điều tốt cho cả lái xe lẫn khách hàng".
Philippines và Singapore đang "làm khó" Grab
Ở Việt Nam, dù có khá nhiều người lên tiếng về việc Grab có thể độc quyền thị trường gọi xe công nghệ, song Chính phủ không có bất cứ động thái nào thể hiện sự lo ngại của mình, vẫn để app Uber chính thức đóng lại vào ngày 8/4, theo kế hoạch của Grab. Ngược lại, cả Philippines lẫn Singapore đều trực tiếp can thiệp, lệnh Grab chỉ được đóng app Uber khi nào họ cho phép.
Tuần trước, Uỷ ban Quản lý nhượng quyền thương mại và giao thông đường bộ (LTFRB) của Philippines đã ra lệnh cho Grab phải để ứng dụng Uber hoạt động thêm 1 tuần nữa. Bên cạnh đó, Grab chỉ được tăng phí gấp 1,5 lần chứ không được gấp đôi như trước đây - khi còn Uber, trong khi họ xử lý việc cho phép các doanh nghiệp gọi xe công nghệ mới, nhằm thay thế Uber.
Sáng 16/4, Uber chính thức đóng cửa theo thỏa thuận với LTFRB, mặc dù Ủy ban Cạnh tranh đề nghị phải để app Uber tiếp tục hoạt động, trong khi họ xem xét lại thương vụ Grab – Uber; ngay lập tức, không ít khách hàng của Grab lên mạng xã hội kêu trời khi giá cước của Grab tăng gấp đôi.
Theo đại diện của Grab tại Philippines: "Mức giá của chúng tôi vẫn theo đúng quy định của LTFRB, nhưng do lượng khách hàng tăng 70% trong khi lái xe chỉ tăng 30%, khiến giá trong một vài thời điểm tăng đột biến".
Để người dùng không phải than vãn nữa, Trung tâm Quốc gia về An toàn và Bảo vệ Hành khách đã kêu gọi LTFRB nên tăng tốc độ công nhận các hãng ứng dụng công nghệ gọi xe mới như Lag Go, Hype và Owto. Đồng thời, LTFRB cũng kêu gọi khách hàng nên có những báo cáo với họ nếu các lái xe của Grab không xử sự đúng mực.
Trong tất cả, Singapore mạnh tay nhất với Grab. Chính phủ vừa hạ lệnh cho Grab chỉ được đóng cửa Uber sau ngày 7/05. Đây là lần thứ hai Grab bị lùi việc gỡ bỏ ứng dụng Uber ở Singapore. Ban đầu, Grab dự kiến sẽ đóng Uber vào ngày 8 tháng 4. Quyết định này như một phần của cuộc điều tra của Ủy ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Singapore (CCCS). CCCS đang đánh giá hợp đồng sáp nhập.
Ngày 7/5 tới, cũng là ngày mà CCCS đưa ra kết quả thăm dò từ 'các biện pháp đo lường tạm thời' về Grab, nhằm 'bảo đảm thị trường vẫn cởi mở và có tính cạnh tranh". Kể từ đây đến 7/05, Grab không được lấy dữ liệu hoạt động và lịch sử chuyến đi của khách hàng Uber. CCCS cũng nhắc nhở, cả Grab lẫn Uber phải duy trì giá cả, khuyến mãi, giảm giá cho hành khách và lái xe như trước đây.
CCCS từng nói rằng, có "căn cứ hợp lý" để nghi ngờ rằng thương vụ Grab-Uber vi phạm mục 54 của Đạo luật Cạnh tranh Singapore. Quyết định này là một cú đánh mạnh của Chính phủ Singapore với Grab, vì theo kế hoạch, Grab tính sẽ đóng hết ứng dụng Uber tại Đông Nam Á trong 2 tuần.
Vinasun, Mai Linh, Vato lao vào cuộc chiến giành thị phần với Grab
EVN lỗ 34,2 nghìn tỷ đồng từ kinh doanh điện năm 2023
Nhờ hai lần tăng giá bán điện, doanh thu bán điện thương phẩm của EVN năm ngoái là 494.359 tỷ đồng, tăng 8,18% so với năm 2022.
Vietjet nhận tàu bay mới mang biểu tượng 50 năm quan hệ Việt – Pháp
Tàu bay mới của Vietjet mang biểu tượng kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Pháp đã về tới TP.HCM sau hành trình cảm xúc.
Thủ tướng: Doanh nghiệp ASEAN cần tự cường và đổi mới sáng tạo
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi doanh nghiệp ASEAN tiên phong thúc đẩy tự cường, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo để vượt qua thách thức toàn cầu.
Sức hút 'thầm lặng' của bất động sản tâm linh
Là một phân khúc mới nhưng bất động sản tâm linh đang cho thấy sức hút mạnh mẽ đối với cả các khách hàng có nhu cầu thực và nhà đầu tư.
Kinh tế tuần hoàn chờ cú huých đảo chiều
Một khung chính sách đồng bộ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp đầu tư, thực hiện các dự án, ý tưởng kinh tế tuần hoàn.
Hệ sinh thái bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ
T&T, SHB và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của bầu Hiển ủng hộ 20 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các địa phương khắc phục thiệt hại sau bão.
Doanh thu Hòa Phát vượt 4 tỷ USD
Chín tháng năm 2024, Hòa Phát ghi nhận hơn 105.000 tỷ đồng doanh thu - tương đương hơn 4 tỷ USD, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.