Tiêu điểm
Đưa sản phẩm của startup lên kệ siêu thị
Việc tham gia vào chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại là việc không dễ dàng do các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được những tiêu chí cơ bản như giấy tờ pháp lý, chứng nhận chất lượng, bao bì mẫu mã…
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến nay đã cơ bản được hình thành. Các chủ thể trong hệ sinh thái đã tham gia một cách tương đối đầy đủ, toàn diện. Cũng trong giai đoạn này, làn sóng khởi nghiệp ở Việt Nam đang ngày một lớn mạnh.
Trong đó, ý tưởng khởi nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm, tuy còn mới mẻ, nhưng không ít tiềm năng bởi đây là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Những dự án trong lĩnh vực thực phẩm đã góp phần đáp ứng nhu cầu cấp thiết của cộng đồng. Đồng thời, góp phần cung cấp nguồn cung dồi dào cho các kênh phân phối.
Nhiều startup lĩnh vực này đã thành công, đưa ra thị trường sản phẩm thực phẩm an toàn, có chất lượng, bước đầu nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và thâm nhập được vào hệ thống phân phối hiện đại như MM Mega Market, Lotte, Vinmart, Coopmart.
Tuy nhiên trên thực tế, việc tham gia vào chuỗi phân phối bán lẻ hiện đại là việc không dễ dàng do các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng được những tiêu chí cơ bản như giấy tờ pháp lý, chứng nhận chất lượng, bao bì mẫu mã…
Thứ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh với quy mô thị trường có thể đạt tới 180 tỷ USD trong vòng 3 năm tới. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay có thể đưa hàng hóa vào siêu thị và các kênh phân phối chủ yếu ở doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nhanh và thực phẩm.
Tuy nhiên, để có được thị phần là chuyện không dễ dàng, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp ngành hàng tiêu dùng và thực phẩm muốn tìm một chỗ đứng trong kênh bán lẻ hiện đại – siêu thị.
Nếu muốn đưa sản phẩm vào siêu thị, doanh nghiệp startup cần có định hướng cụ thể về đối tượng khách hàng. Đặc biệt, kết nối cung cầu hàng hóa là một trong những giải pháp quan trọng để đưa hàng hoá vào các hệ thống phân phối, giúp hàng hoá tiêu thụ tốt hơn, tiếp cận trực tiếp với người tiêu dùng.
Bà Lại Đỗ Phương Vi, Giám đốc Hợp tác chiến lược Smartlog Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp cũng cần đầu tư, xây dựng một nền tảng logistics phục vụ doanh nghiệp đưa hàng hóa vào hệ thống kênh siêu thị một cách thuận lợi nhất.
Trong bối cảnh đó, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho rằng, việc tăng cường xúc tiến thương mại, truyền thông và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tìm hiểu, phát triển thị trường tại các kênh phân phối, bán lẻ trong và ngoài nước là rất cần thiết để các doanh nghiệp có những điều chỉnh kịp thời về cơ cấu và năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường, chuỗi cung ứng trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, ông Hải cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ thông tin và yêu cầu đặt ra về quy chuẩn sản phẩm khi đưa vào hệ thống siêu thị và kênh phân phối bán lẻ, đồng thời, đưa ra biện pháp bảo vệ quyền lời chính đáng của người tiêu dùng khi sản xuất và sử dụng những hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.
Ông Đào Trọng Cường, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và công nghệ (Bộ Công thương) lưu ý, doanh nghiệp khi sản xuất, sáng tạo ra sản phẩm, hàng hóa cần chủ động nắm bắt các thông tin về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kết nối với cơ quan quản lý nhà nước khi cần thiết để đảm bảo hàng hóa được lưu thông trên thị trường một cách thuận lợi.
Trong khi đó, bà Trần Kim Nga, Giám đốc đối ngoại MM Mega Market cho rằng việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ bền vững tại doanh nghiệp sẽ là giải pháp ổn định đối với người nông dân giúp hàng hoá được tiêu thụ sản phẩm với giá cả ổn định, an toàn, ít rủi ro; được doanh nghiệp đầu tư giống, vật tư nông nghiệp, tư vấn về mặt kỹ thuật để yên tâm sản xuất.
Giải pháp này giúp oanh nghiệp chủ động được nguồn cung sản phẩm, chất lượng được quản lý. Cùng với đó, giải pháp này có thể giải quyết bài toán về chất lượng nông sản, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng nông sản trong nước, nâng cao được giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp một cách bền vững trước những biến động của thị trường.
Ngoài ra, thương mại điện tử cũng được đánh giá là hướng đi bền vững cho chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới. Ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Phát triển đối tác kinh doanh của Lazada Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng nên tập trung phát triển thương mại điện tử để khai mở tiềm năng, tăng trưởng doanh thu, mở rộng thị trường.
Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho hay, việc kết nối để hỗ trợ doanh nghiệp đưa hàng vào các hệ thống phân phối đã được Bộ Công thương phối hợp với các bộ ngành liên quan thực hiện từ năm 2009 tới nay, khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Bộ Chính trị phát động.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh các chương trình kết nối, tăng cường xúc tiến thương mại, truyền thông và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam giao lưu, phát triển thị trường tại các kênh phân phối, bán lẻ để đưa đến tay người tiêu dùng những sản phẩm tuân thủ quy chuẩn, chất lượng tốt nhất.
Điểm sáng khởi nghiệp Đông Nam Á gọi tên Việt Nam
Điểm sáng khởi nghiệp Đông Nam Á gọi tên Việt Nam
5 lĩnh vực sẽ có xu hướng phát triển ở Việt Nam bao gồm Thương mại điện tử, Dịch vụ Tài chính, Truyền thông Trực tuyến, Du lịch Trực tuyến và Thực phẩm và Vận tải.
Nguồn vốn khởi nghiệp Indonesia dịch chuyển về Việt Nam
"Chúng tôi cho rằng nền kinh tế kỹ thuật số của Việt Nam có thể chậm hơn Indonesia 3-4 năm, nhưng khoảng cách có thể sớm được thu hẹp tương đối nhanh", đại diện quỹ East Ventures nhận định.
Hành trình từ giám đốc công nghệ đến khởi nghiệp ngành InsurTech
Không cảm thấy được thoả mãn dù giữ vị trí giám đốc công nghệ thông tin tại các tập đoàn lớn ở trong và ngoài nước, anh Trần Minh Vương, nhà sáng lập nền tảng Bảo Hiểm 365 đã từ bỏ mức lương cao để khởi nghiệp trong ngành InsurTech và quyết theo đuổi đứa con tinh thần dù phải đối mặt với rất nhiều thử thách.
Việt Nam ở đâu trên bản đồ khởi nghiệp toàn cầu
Bảng xếp hạng "Hệ sinh thái khởi nghiệp 2021" cho thấy, cả 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM đều tăng bậc so với năm 2020.
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng
Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.
Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình
Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.