Phát triển bền vững

Đừng để ngành công nghiệp tái chế thất bại

Phạm Sơn Thứ ba, 27/06/2023 - 20:39

Coi tái chế là giải pháp thay thế cho chôn lấp hoặc đốt rác mà không có sự thay đổi ở khâu thiết kế, sản xuất và tiêu dùng là cách tiếp cận của nền kinh tế tuyến tính, về lâu dài sẽ dẫn đến sự quá tải và cuối cùng là thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn.

Hơn 11 nghìn tấn túi nhựa thải được tìm thấy trong các nhà kho thay vì đem đi tái chế đúng như cam kết là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của REDcycle – chiến dịch tái chế nhựa mềm và tái chế túi nylon lớn nhất của nước Úc.

Án phạt hàng trăm nghìn USD được đưa ra cho các nhà điều hành dự án, tuy nhiên sẽ còn tốn kém gấp nhiều lần con số ấy để khôi phục các hệ thống thu gom, tái chế và quan trọng nhất là khôi phục lại niềm tin của người tiêu dùng vào những chương trình thu gom, tái chế đang và sẽ tiếp tục được triển khai.

Gần đây, một vụ bê bối khác liên quan đến tái chế xảy ra khi hãng thời trang H&M bị cáo buộc thiếu trung thực trong triển khai chương trình thu gom và tái chế quần áo cũ. Cụ thể, một nhóm phóng viên Thụy Điển cho biết, H&M đem quần áo cũ thu được bán lại cho các nước nghèo ở châu Phi. Phần nhiều số quần áo cũ ấy, do bị rách, hỏng hoặc không phù hợp với châu Phi nên đã bị thải ra bãi rác.

Hiểu đơn giản, thay vì được thu gom, xử lý ngay tại các nguồn thải, thông qua chương trình của H&M, quần áo cũ bị vận chuyển hàng chục nghìn km để bị thải ở những quốc gia kém phát triển hơn, với năng lực xử lý rác thải yếu hơn.

Theo một nguồn tin khác, khoảng 20% lượng quần áo cũ được thu gom đã bị H&M gửi đến các lò đốt rác, gây ra khí thải nhà kính và cũng triệt tiêu hoàn toàn khả năng quay vòng vật liệu.

Tái chế được xem là giải pháp quan trọng hướng đến kinh tế tuần hoàn, bởi ngành công nghiệp này giúp đáp ứng nhiều mục tiêu, bao gồm giảm rác thải, giảm khai thác vật liệu nguyên sinh và tăng vòng đời nguyên vật liệu. Tuy nhiên, sự thất bại của các chương trình tái chế trên toàn cầu đang đặt ra câu hỏi, liệu tái chế có phải là giải pháp hoàn hảo?

Tái chế không phải "chìa khóa vạn năng"

“Chưa có bằng chứng khoa học cho thấy tái chế tạo ra ít khí thải nhà kính hơn so với sản xuất từ vật liệu nguyên sinh”, ông Phạm Hoàng Hải, chuyên gia tại Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), nói với TheLEADER.

Thực tế, tái chế không đơn giản chỉ là đem rác thải về tái sản xuất để tạo ra sản phẩm mới. Để tái chế hiệu quả, cần phải đảm bảo phế liệu đầu vào có chất lượng cao và các quy trình từ thu gom, phân loại, xử lý sơ, làm sạch, khử mùi… đều phải được diễn ra một cách nhuần nhuyễn, hiệu quả.

Từ đó, rác thải có thể phát sinh dưới nhiều dạng, tại nhiều công đoạn, có thể thấy rõ nhất thông qua tình trạng ô nhiễm thứ cấp ở nhiều làng nghề tái chế hiện nay. Kể cả đối với những dây chuyền tái chế hiện đại, nếu muốn giảm ô nhiễm ra môi trường, vẫn cần phải xây dựng riêng những hệ thống để xử lý, tuần hoàn nước thải và khí thải.

Như vậy, lợi ích thực tiễn nhất của tái chế nằm ở việc đưa vật liệu “quay vòng” trong chuỗi giá trị, giúp giảm gánh nặng cho các hệ thống xử lý chất thải và tiếp tục đáp ứng nhu cầu thị trường khi tài nguyên ngày càng cạn kiệt. Nói cách khác, tái chế nhằm giải quyết hệ quả của nền kinh tế tuyến tính, thúc đẩy tăng trưởng thông qua chủ nghĩa tiêu dùng. Tái chế không thể nào là một giải pháp riêng lẻ và hoàn hảo để hướng đến kinh tế tuần hoàn bởi trong nền kinh tế tuyến tính cũng xuất hiện công đoạn tái chế.

Quay trở lại câu chuyện ở đầu bài viết. Nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của chương trình tái chế lớn nhất từng được triển khai tại Úc, theo ban lãnh đạo dự án, đến từ sự quá tải khi lượng rác nhựa thu gom ngày càng lớn, khiến cho năng lực xử lý, tái chế của dự án không thể nào theo kịp. Đối tượng chính của dự án này lại là nhựa mềm và túi nylon, những đồ dùng nhựa rất khó tái chế bởi chất lượng thấp và thường hay bị nhiễm bẩn nhưng lại được sử dụng rất phổ biến.

Một vụ hỏa hoạn tại nhà máy tái chế ở Melbourne vào tháng 6/2022 đã trở thành “giọt nước tràn ly” dẫn đến sự khủng hoảng và sau đó là sự sụp đổ của dự án REDcycle.

Dẫn sự việc về sự sụp đổ của chương trình tái chế ở Úc để đóng góp ý kiến vào dự thảo kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, ông Jonathan Sourintha, đối tác quản lý HRK Group, nhìn nhận, ngay cả ở những quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, chỉ có một phần nhỏ rác thải nhựa được tái chế.

“Chính phủ nhiều quốc gia đặt mục tiêu tái chế 100% nhựa vào năm 2040 nhưng điều đó là không thể, bởi ngay cả các quốc gia phát triển nhất chỉ đang tái chế được khoảng 5 – 9% rác thải nhựa”, ông Sourintha cho biết.

Năng lực của ngành công nghiệp tái chế nhựa chỉ có hạn, bởi tái chế rất khó khăn, tốn kém và khó có thể giữ được chất lượng tốt tương đương với nhựa nguyên sinh.

Điều tương tự cũng xảy ra với ngành thời trang. Không chỉ H&M mà nhiều hãng thời trang cũng đã và đang đưa ra những chiến dịch tương tự nhằm khuyến khích thu gom và cam kết tái chế quần áo cũ, tuy nhiên, vẫn có hàng chục triệu tấn rác thải thời trang bị thải ra môi trường mỗi năm và chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ quần áo cũ được tái chế.

Chất thải phát sinh với tốc độ ngày càng tăng, ngành công nghiệp tái chế dù có được khuyến khích, hỗ trợ, dù được vận hành và quản lý bởi những cá nhân, tổ chức bản lĩnh đến đâu thì chắc chắn cũng sẽ thất bại trong việc hướng đến kinh tế tuần hoàn. 

Bởi lẽ, tư duy dùng tái chế để thay thế cho các phương án xử lý cũ (đốt, chôn lấp) nhưng không có thay đổi gì ở khâu sản xuất, tiêu dùng vẫn chỉ là tư duy của một nền kinh tế tuyến tính.

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Chủ tịch HanelPT Trần Thị Thu Trang: Đừng coi ESG là gánh nặng

Phát triển bền vững -  5 ngày

Bà Trần Thị Thu Trang - Chủ tịch HanelPT khẳng định ESG chính là cơ hội thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lâu dài.

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

SCG tiết lộ lợi ích nhận được tại Việt Nam từ cam kết phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  6 ngày

Báo cáo phát triển bền vững năm 2024 của SCG hé lộ, tập đoàn đã nhận được ưu đãi hơn 500 triệu baht, tương đương khoảng 400 tỷ đồng tại Việt Nam. Những năm trước đó, SCG cũng nhận được mức ưu đãi tương đương.

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Việt Nam ở đâu trong cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu

Phát triển bền vững -  6 ngày

Không phải là quốc gia top đầu gây ô nhiễm, Việt Nam còn đang có những đóng góp tích cực cho cuộc chiến chống rác thải nhựa toàn cầu.

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Thuế carbon gõ cửa, doanh nghiệp Việt vẫn ngó lơ

Phát triển bền vững -  6 ngày

Nhiều doanh nghiệp vẫn xem ESG và phát triển bền vững là “chi phí” chứ không phải “đầu tư”, nên đang trở nên bị động trước các quy định pháp lý mới.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  20 phút

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  28 phút

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025

Nhịp cầu kinh doanh -  29 phút

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới

Tiêu điểm -  48 phút

Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp

Tiêu điểm -  1 giờ

Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Nhựa Duy Tân về tay người Thái

Doanh nghiệp -  1 giờ

Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  1 giờ

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.