Được định giá 235 tỷ USD nhưng thương hiệu Việt vẫn chưa được khai thác hiệu quả

Quỳnh Chi Thứ năm, 18/04/2019 - 09:52

Dù Việt Nam xếp trong nhóm thương hiệu mạnh trên thế giới nhưng chỉ có ít sản phẩm được biết đến rộng rãi và nhiều thương hiệu của doanh nghiệp Việt còn đang được định giá ở mức khiêm tốn.

Thương hiệu “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh

Hiện nay, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và thậm chí ở cấp quốc gia. Trên thế giới, đã có hơn 80 nước đang triển khai chương trình xây dựng thương hiệu quốc gia để phát triển thương hiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Theo đánh giá của Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương), sau 16 năm thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như chìa khoá giúp gia tăng giá trị cho sản phẩm cũng như giá trị của doanh nghiệp. 

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia tăng đều qua các thời kỳ. Cụ thể, năm 2008 có 30 doanh nghiệp, năm 2010 có 43 doanh nghiệp, năm 2016 có 88 doanh nghiệp và con số này trong năm 2018 là 97 doanh nghiệp.

Tỷ phú cũng là 'thương hiệu quốc gia'

Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 được Tổ chức Brand Finance công bố, “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Vị trí của thương hiệu được cải thiện 2 bậc trên bảng xếp hạng, lên thứ 43.

Dù đạt thứ hạng cao, song PGS.TS Nguyễn Văn Thạo, Phó Chủ tịch chuyên trách Hội đồng lý luận Trung ương cho rằng, việc xây dựng thương hiệu quốc gia đang là yêu cầu cấp bách khi hàng Việt vẫn chủ yếu ở dạng xuất khẩu thô, gia công và xuất khẩu với thương hiệu của nước ngoài.

Trong khi đó, ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó trưởng ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận mặc dù sức lan toả thương hiệu trong cộng đồng doanh nghiệp đã rõ nét hơn song vẫn còn hạn chế, Việt Nam vẫn chưa có nhiều cái tên uy tín của riêng mình.

Ông Nghĩa lý giải, những giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia đều xuất phát và được khai thác từ góc độ doanh nghiệp, thế nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự coi thương hiệu là công cụ để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Việc thiếu quyết liệt trong xây dựng và quản trị thương hiệu vẫn đang một điểm yếu.

Ngoài ra, chưa có biện pháp hỗ trợ thực sự cho phát triển thương hiệu Việt. Nguồn lực cho đầu tư phát triển thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp còn hạn chế, công tác quảng bá, xúc tiến chưa làm một cách toàn diện và đồng bộ.

Trong khi đó, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, sau mỗi thương hiệu thành công là một câu chuyện thành công, song vẫn chưa có nhiều thành công được biết đến. 

Do đó, nên làm việc với cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội nhiều hơn, lấy ý tưởng của họ để tìm ra sáng kiến, cùng xây dựng thương hiệu quốc gia.

Chia sẻ kinh nghiệm đưa thương hiệu "made in Italy" xếp thứ 3 thế giới về độ bao phủ chỉ sau Coca-Cola và Visa, Trưởng ban Kinh tế và thương mại, Đại sứ quán Italy tại Hà Nội Antonino Tedesco nhận định, Việt Nam có thể xây dựng thương hiệu quốc gia nhờ sự tham gia của các nguồn lực khác, không nhất thiết từ nguồn lực của doanh nghiệp Việt, người Việt.

Ông Antonino Tedesco cho rằng, cần có sự ưu tiên thị trường và mặt hàng trong xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia. Khó khăn nhất là gìn giữ và bảo vệ thành quả từ xúc tiến và quảng bá, tránh việc sản phẩm bị làm giả, làm nhái trên thị trường. Do đó, cần gìn giữ và tiếp tục phát huy chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường. 

"Có thể hơi sớm với Việt Nam trong giai đoạn này để nghĩ về bảo vệ thương hiệu nhưng không bao giờ là quá sớm để nghĩ đến khi đang trong quá trình xây dựng và xúc tiến", ông Antonino Tedesco khẳng định.

Để nâng cao thế mạnh của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, tạo một chiến lược quảng bá đồng bộ, nhất quán và chuyên tghiệp về thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới, ông Phú cho biết, Bộ Công thương đang xây dựng và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới và dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Khi thực hiện các chiến lược liên quan đến trải nghiệm khách hàng, do không hề có ưu tiên nên nhiều thương hiệu không tạo được chỗ đứng trong tâm trí của họ.
Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Thương hiệu trở nên khác biệt nhờ chiến lược trải nghiệm khách hàng có chủ đích

Diễn đàn quản trị -  5 năm
Khi thực hiện các chiến lược liên quan đến trải nghiệm khách hàng, do không hề có ưu tiên nên nhiều thương hiệu không tạo được chỗ đứng trong tâm trí của họ.
Thương hiệu thời trang Việt tự tin cạnh tranh với Zara, H&M

Thương hiệu thời trang Việt tự tin cạnh tranh với Zara, H&M

Tiêu điểm -  5 năm

Theo Quân Ngọc, đồng sáng lập hãng thời trang dành cho nam giới Haberman, sự đổ bộ của các nhãn hiệu quốc tế như Zara, H&M hay Uniqlo sẽ mang lại nhiều cơ hội mới cho ngành thời trang Việt.

Cách nào để xây dựng một thương hiệu 'biết thở như một con người'?

Cách nào để xây dựng một thương hiệu 'biết thở như một con người'?

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Yếu tố kỹ thuật số không nên và không thể thay thế con người. Sự tương tác giữa con người với con người vẫn luôn đóng vai trò nòng cốt trong việc xây dựng và thực hiện các chiến lược truyền thông thương hiệu.

Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu

Mô hình kinh tế chia sẻ trong xây dựng thương hiệu

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Doanh số của một công ty thường tỷ lệ thuận với chi phí truyền thông nhưng tỷ lệ theo cấp số nhân hay số cộng lại phụ thuộc vào phương pháp và hiệu quả truyền thông thương hiệu

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Doanh nghiệp Việt thiếu gì để trở thành thương hiệu nổi tiếng thế giới?

Diễn đàn quản trị -  6 năm

Theo ông Shanmuga Retnam, Giám đốc điều hành AiCM, Tổ chức Fundacion Metropoli (chuyên tư vấn xây dựng thương hiệu), dù có một chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu hoàn hảo nhưng lơ đãng trong quản lý các điểm tiếp xúc với khách hàng thì toàn bộ chiến lược đó sẽ đổ bể.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  8 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  8 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  11 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  11 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  12 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  12 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.

Đọc nhiều