Tiêu điểm
FDI vào bất động sản vẫn xu hướng tăng mạnh trong đại dịch
Dù gặp phải những khó khăn nhất định do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và một số thủ tục pháp lý chưa sẵn sàng, tuy nhiên, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản vẫn có những chuyển biến tích cực.
Trong năm 2020, do chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid-19, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam giảm 25% so với năm 2019.
Đối với lĩnh vực bất động sản, năm 2020 cũng là một năm đầy biến động của dòng đầu tư FDI. Trong suốt hai quý đầu năm, do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát, vốn FDI đăng ký mới vào lĩnh vực bất động sản thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Phải đến quý III/2020, dòng vốn FDI mới thực sự khởi sắc khi các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản bắt đầu hoạt động trở lại, các nền kinh tế trên thế giới thích ứng hơn với “trạng thái bình thường mới”.
Tính chung trong cả năm 2020, lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với vốn FDI đăng ký gần 4,2 tỉ USD, chiếm 14,7% tổng vốn đăng ký đầu tư của cả nước.
Bước sang năm 2021, dòng vốn FDI vào lĩnh vực bất động sản đã có sự khởi sắc ngay trong tháng 1 khi có tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực này là gần 179 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và giành lại vị trí thứ hai trong danh sách các lĩnh vực thu hút FDI.
Đây là một sự khởi đầu tốt đẹp để bất động sản Việt Nam tiếp tục đón dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong năm 2021.
Theo giới phân tích, trong giai đoạn Covid-19 năm 2020, có thể nói FDI chưa thể hiện đúng mức độ quan tâm của các nhà đầu tư với thị trường Việt Nam. Tuy vậy, vốn FDI vẫn đổ vào lĩnh vực sản xuất, tạo điều kiện cho ngành bất động sản cũng có những chuyển biến tích cực.
Thêm vào đó, với việc đạt tăng trưởng dương trong năm 2020 bất chấp tác động của dịch Covid-19 đến các hoạt động kinh tế, Việt Nam đang trở thành ứng cử viên sáng giá cho quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ở châu Á.
Đánh giá về hoạt động FDI trong năm 2021, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho rằng, các nhà đầu tư quốc tế đang rất quan tâm tới Việt Nam. Hiện môi trường đầu tư tại Việt Nam đang được cải thiện so với nhiều năm trước và Việt Nam đang nắm giữ các lợi thế lớn về môi trường đầu tư, chính trị ổn định, chính sách quản lý vốn hấp dẫn với đầu tư nước ngoài.
Thứ nhất, Việt Nam nắm giữ lợi thế nền tảng khi là một thị trường lớn mạnh với lĩnh vực nhân khẩu học trẻ, năng động, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam ngày càng nâng cao.
Các nền tảng cơ bản khiến cho Việt Nam trở nên hấp dẫn vẫn không thay đổi. Sự phát triển của bất động sản Việt Nam vẫn dựa trên mức tăng trưởng thu nhập, nhân khẩu học và đô thị hóa. Sự gia tăng nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng chính tại Hà Nội và TP.HCM được hỗ trợ bởi tính liên kết giữa các tỉnh.
Trước Covid-19, Việt Nam đã có vị thế tốt; song, ngay cả trong giai đoạn dịch bệnh có nhiều tác động không mấy khả quan lên thị trường toàn cầu, Việt Nam vẫn hoạt động tốt hơn hơn nhiều thị trường khác.
Thứ hai, môi trường đầu tư tại Việt Nam đang dần được cải thiện, với sự hỗ trợ đáng kể cho các ngành sản xuất, thương mại, dịch vụ, xuất nhập khẩu và bất động sản. Đang có những cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, như việc Chính phủ tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá đất, và các rào cản pháp lý đang được tích cực gỡ bỏ.
Giám đốc Savills Hà Nội cũng cho biết, các nhà đầu tư và phát triển bất động sản nước ngoài vẫn sẽ đối mặt với những thách thức nhất định khi tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam.
Ông phân tích: “Khó khăn của nhà đầu tư còn liên quan đến chất lượng đầu tư và khả năng tiếp cận. Đơn cử, với các nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng chất lượng như đường xá, hải cảng và hệ thống đường sắt vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên, các tỉnh có nhiều không gian kinh tế lại gặp hạn chế về cơ sở hạ tầng, gây ra khó khăn trong việc tiếp cận nguyên vật liệu hoặc gặp nhiều vấn đề trong việc vận chuyển sản phẩm.
Vì vậy, điều quan trọng là dự án phải nằm trong khu vực có khả năng tiếp cận dễ dàng với các đối tác chính và thuận tiện giao thông.
Một chiến lược rõ ràng, được thực thi tốt cùng một kế hoạch tài chính vững chắc là điều cần thiết cho nhà đầu tư.
Việt Nam đang cần nhiều hơn nữa các giải pháp công nghiệp 4.0 cho các dự án thông minh, chất lượng cao và rõ ràng để có thể dễ dàng đầu tư vào”.
Trong năm 2021, ba lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bao gồm bất động sản nhà ở, bất động sản văn phòng và bất động sản công nghiệp. Đặc biệt trong năm 2020 và 2021, nhu cầu về văn phòng sẽ tăng trưởng mạnh.
EVFTA và cơ hội đón dòng FDI thế hệ mới
Cuộc đua thu hút FDI đang nóng lên tại ASEAN
Các nước ASEAN đang nỗ lực hấp thụ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) nhằm tận dụng xu thế dịch chuyển chuỗi cung ứng đang ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Năng suất lao động phản ánh thất bại trong chính sách thu hút FDI
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được kỳ vọng sẽ đem tới công nghệ, quy trình quản lý, kinh nghiệm hoạt động cũng như đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, góp phần nâng cao năng suất. Tuy nhiên, điều ngược lại đang xảy ra trong thực tế.
Vốn FDI đổ vào Việt Nam 12,3 tỷ USD trong 4 tháng
Về cấu phần vốn FDI đổ vào Việt Nam 4 tháng qua, duy nhất vốn đăng ký từ dự án mới tăng mạnh 25%, còn lại phần vốn điều chỉnh và phần góp vốn, mua cổ phần đều giảm mạnh lần lượt 11% và 60%.
Vị thế quốc gia cho phép Việt Nam chọn lọc vốn FDI chất lượng cao
Trước sự biến động đầy phức tạp trên toàn thế giới, thế và lực của Việt Nam cũng đang chứng kiến sự chuyển biến rõ rệt. Bối cảnh này đặt ra yêu cầu phải có cách tiếp cận mới đối với công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) làm sao để hỗ trợ hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế.
Chúng ta đã đi bao xa trên con đường phát triển bền vững
Có lẽ đã đến lúc thay đổi góc nhìn về triển vọng và thực tiễn của sự phát triển bền vững tại Việt Nam.
Giải mã sức hút của shophouse Nghi Sơn Central Park
Bên cạnh việc kiến tạo không gian sống văn minh, chủ đầu tư Taseco Land còn đặc biệt chú trọng tính thẩm mỹ tinh tế cho các shophouse tại Nghi Sơn Central Park.
PV Gas theo đuổi các dự án khí tại Bắc Bộ
PV Gas vừa có cuộc làm việc với lãnh đạo TP. Hải Phòng về các dự án khí, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm khí tại khu vực Bắc Bộ.
Phố đi bộ nơi 'tọa độ kim cương' của Phổ Yên chính thức lộ diện
Phố đi bộ bên cạnh quảng trường Vạn Xuân sẽ sớm trở thành biểu tượng giao thương và điểm đến sôi động bậc nhất, giúp gia tăng giá trị bất động sản cho khu vực
LPBank dẫn đầu trong thanh toán quốc tế với giải thưởng từ JPMorgan Chase
LPBank nhận giải "Chất lượng thanh toán quốc tế xuất sắc" từ JPMorgan Chase, khẳng định vị thế dẫn đầu thanh toán quốc tế với giao dịch USD 3 năm liền (2022-2024).
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng chuẩn bị đi vào hoạt động
Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng đặt tại Quảng Ninh có công suất 120.000 xe/năm, sẽ đi vào chạy thử từ cuối năm 2024 và vận hành thương mại từ đầu năm 2025.
Vinhomes mua vào 247 triệu cổ phiếu quỹ
Ước tính Vinhomes đã chi gần 10.500 tỷ đồng cho gần 247 triệu cổ phiếu quỹ kể trên nếu tính giá trị giao dịch mỗi phiên theo giá đóng cửa.