KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Việc thoái vốn khỏi các lĩnh vực phân phối, bán lẻ nhằm giúp FPT tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là công nghệ và viễn thông.
Tập đoàn Synnex của Đài Loan thông báo đã hoàn tất thương vụ mua lại 47% công ty phân phối của FPT với giá trị 35 triệu USD. Sau đó công ty này sẽ được đổi tên thành Synnex FPT Distribution.
Đây là kế hoạch mở rộng hoạt động của Synnex ở Đông Nam Á, hướng vào Việt Nam, thị trường lớn thứ 3 sau Thái Lan và Indonesia. Công ty tại Việt Nam sẽ là thành viên trong hệ thống phân phối ITC toàn cầu của Synnex.
Trước đó, FPT thông báo HĐQT của tập đoàn này đã quyết định phương án thoái vốn khỏi FPT Trading và chỉ nắm giữ tối đa 48% cổ phần.
Theo đó, Tập đoàn sẽ bán 47% cổ phần cho một tập đoàn phân phối toàn cầu trong lĩnh vực sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông và linh kiện. Điều kiện của giao dịch là mức định giá công ty FPT Trading không thấp hơn 80 triệu USD.
Cán bộ của FPT Trading được mua tối đa 5% cổ phần của công ty. Dự kiến các giao dịch sẽ được hoàn thành trong năm nay.
Mô tả về đối tác nước ngoài của FPT được cho là thông tin xác nhận việc Synnex đã trở thành cổ đông chiến lược của FPT Trading. Từ vài tháng trước, truyền thông đã đưa tin tập đoàn Synnex đang đàm phán mua lại cổ phần của FPT Trading.
Tập đoàn công nghệ của Việt Nam đã lên kế hoạch thoái vốn khỏi mảng phân phối và bán lẻ từ 2 năm qua. Tháng trước, FPT đã bán 30% cổ phần của FPT Retail cho các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam do VinaCapital và Dragon Capital quản lý.
Sắp tới, Tập đoàn này sẽ bán tiếp 10% cổ phần tại FPT Retail và tiến hành niêm yết cổ phiếu của công ty này trên HOSE, dự kiến vào tháng 4/2018.
Thị trường phân phối sản phẩm công nghệ tại Việt Nam ngày càng cạnh tranh. Digiworld, FPT Trading và Petrosetco đều bị giảm thị phần do các hãng Samsung, Oppo và Apple đều làm việc trực tiếp với các nhà bán lẻ hoặc trực tiếp phân phối.
Trên thị trường bán lẻ, FPT Retail bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ bởi các tên tuổi lớn như Thế Giới Di Động và VinPro của Vingroup. Ngoài ra, đặc thù của thị trường bán lẻ thiết bị công nghệ ở Việt Nam còn có sự tham gia của hàng ngàn cửa hàng nhỏ lẻ, trung tâm mua sắm và siêu thị.
Việc thoái vốn khỏi các lĩnh vực phân phối, bán lẻ giúp FPT tập trung vào lĩnh vực cốt lõi là công nghệ và viễn thông. “FPT đang nâng cấp mình thành một tay chơi có hạng trong thị trường IT toàn cầu”, một đại diện của Tập đoàn nói với Nikkei Asia mới đây.
Hồi đầu tháng 9, FPT đã mở văn phòng thứ 5 tại thị trường Mỹ, đặt tại Denver, bang Colorado với khoảng 40 nhân viên làm việc. Các văn phòng này của FPT đang cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin cho hơn 20 khách hàng là các tập đoàn trong lĩnh vực sản xuất máy bay, thiết kế hệ thống điều khiển thang máy, truyền hình vệ tinh, ngân hàng…
Năm 2016, doanh thu từ thị trường Mỹ của FPT đạt 1.003 tỷ đồng trong số hơn 6.100 tỷ đồng từ nước ngoài.
7 tháng đầu năm 2017, Tập đoàn đạt doanh thu hợp nhất 23.587 tỷ đồng, tăng 13% và lợi nhuận trước thuế 1.686 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ.
Hai lĩnh vực cốt lõi là công nghệ và viễn thông chiếm 75% tổng lợi nhuận Tập đoàn, tăng trưởng lần lượt 39% và 16% so với cùng kỳ năm trước.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Đề xuất mua cổ phiếu quỹ để bảo vệ lợi ích cổ đông nhưng duy trì tăng trưởng cho doanh nghiệp để cổ đông hưởng lợi lại là bài toán khó với Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen - ông Lê Phước Vũ.
Trong khi chính sách bảo hộ ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp xuất khẩu thép thì Hoà Phát lại đang hưởng lợi lớn.
Với việc ký kết hợp đồng bao tiêu 40% sản lượng của nhà máy với PVChem, Hóa chất Đức Giang đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất xút có công suất lớn thứ hai toàn ngành tại Việt Nam.
Sau khi Chủ tịch Phạm Ánh Dương từ nhiệm vào năm ngoái, hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của An Phát bị ảnh hưởng đáng kể.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.