Doanh nghiệp
FPT đầu tư thêm 800 tỷ đồng vào mảng trí tuệ nhân tạo
FPT Smart Cloud, công ty con trực thuộc FPT đã được tập đoàn mẹ tăng vốn điều lệ, nhằm gia tăng vị thế trong mảng trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.
Tập đoàn FPT đã thông qua Nghị quyết tăng vốn điều lệ cho Công ty TNHH FPT Smart Cloud từ mức 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng.
FPT Smart Cloud là công ty con của FPT và sở hữu 100% vốn, đảm nhiệm mảng giải pháp trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây (Cloud Computing).
Ban lãnh đạo FPT Smart Cloud gồm ông Lê Hồng Việt, Tổng giám đốc và ông Nguyễn Thế Phương, Chủ tịch HĐQT, kiêm Phó tổng giám đốc Tập đoàn FPT.
Dù mới được thành lập từ tháng 8/2020, FPT Smart Cloud chính là đơn vị đã ra mắt FPT.AI, một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo đầu tiên tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, FPT Smart Cloud cũng cung cấp hơn 80 dịch vụ điện toán đám mây theo tiêu chuẩn quốc tế về kiến trúc và bảo mật, hỗ trợ cho hơn 3 ngàn doanh nghiệp khách hàng tại 15 quốc gia.
Việc tăng vốn điều lệ FPT Smart Cloud lên 1.000 tỷ đồng là chiến lược quan trọng trong kế hoạch dài hạn của FPT, nhằm đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực AI và điện toán đám mây.
Cùng với việc tăng vốn, FPT Smart Cloud sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động và tăng cường sự hiện diện tại các thị trường quốc tế. Trong tương lai, FPT Smart Cloud đặt mục tiêu mở rộng ra khu vực Đông Nam Á và các thị trường lớn khác.

Theo báo cáo từ Meta, năm 2023 thị trường trí tuệ nhân tạo (AI) toàn cầu đạt 196 tỷ USD, tăng trưởng hàng năm 37,3%.
Dự báo tăng trưởng của AI giai đoạn 2023-2030 khoảng 20 lần. Với dự báo tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân như vậy, trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đến mọi mặt của nền kinh tế và xã hội.
Trước làn sóng trí tuệ nhân tạo nở rộ, ông Lê Hồng Việt, Tổng giám đốc FPT Smart Cloud từng bày tỏ quan điểm cho rằng, tổ chức, doanh nghiệp trong nước nên xây dựng AI cho riêng mình.
Theo ông, Việt Nam có cơ hội bắt kịp trí tuệ nhân tạo toàn cầu và tạo ra nền công nghiệp AI mới. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang cạnh tranh bằng hai yếu tố: nhân công giá rẻ và năng suất lao động.
Tuy nhiên, lãnh đạo FPT Smart Cloud tin rằng, trong tương lai chỉ hai yếu tố đó là không đủ, mà cần phải cạnh tranh bằng con người, tự động hóa, công nghệ... để tạo ra năng suất cao hơn nữa.
"Chúng ta cần năng lực AI nội tại dành riêng cho Việt Nam. Điều này không chỉ tạo ra sự cạnh tranh trong cùng một quốc gia mà còn bảo vệ sự cạnh tranh, khác biệt cho Việt Nam", ông Việt nhấn mạnh.
Từ đây, vị chuyên gia gợi ý 5 điều cần làm, trong đó đầu tiên là đủ năng lực để tạo ra ứng dụng AI mà người Việt có thể sử dụng. Hai là phải tập hợp được dữ liệu từ chính phủ, người dân để làm chủ dữ liệu của chính mình.
Ba là hạ tầng công nghệ, xây dựng nền tảng để AI đi vào doanh nghiệp trơn tru hơn. Bốn là tạo ra nguồn lực dồi dào, thu hút những người nghiên cứu và phát triển công nghệ trên toàn cầu.
Cuối cùng là khơi thông thị trường trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp hiểu được AI đem lại những giá trị gì, tạo ra sự tăng trưởng về năng suất, tối ưu chi phí ra sao.
Chủ tịch FPT IS: AI và bán dẫn là cánh cửa cho người Việt trẻ
Lợi nhuận FPT Retail vượt kế hoạch năm
FPT Retail ghi nhận lợi nhuận trước thuế trong chín tháng đầu năm 2024 đạt 358 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm đề ra trước đó chỉ là 125 tỷ đồng.
FPT cán mốc tỷ USD doanh thu ký mới ở thị trường nước ngoài
Doanh thu ký mới của FPT ở thị trường nước ngoài tăng trưởng hơn 20% so với cùng kỳ 9 tháng đầu năm ngoái, với nhiều dự án có giá trị hợp đồng cao.
FPT thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và bán lẻ
Bán lẻ và năng lượng là những ngành then chốt tại Đức và cũng là những lĩnh vực mà FPT Software đã tích lũy nhiều kinh nghiệm chuyển đổi số.
Nhựa Duy Tân về tay người Thái
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động có thể lấn sân siêu ứng dụng đối đầu Grab, Shopee
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Sau chuối và bò, vì sao bầu Đức đi trồng dâu và cà phê?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
'Đại gia' chăn nuôi GreenFeed là ai?
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
Hành trình từ 'vực nợ' đến tham vọng lãi nghìn tỷ của HAGL
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.