Phát triển bền vững
Gáo nước lạnh với nhiều thị trường điện than sau động thái của Trung Quốc
Cam kết ngừng tài trợ điện than ở nước ngoài của Trung Quốc sẽ khiến mức tăng trưởng nhu cầu than toàn cầu giảm 1.100 triệu tấn, hàng loạt dự án điện than tại 20 quốc gia có nguy cơ lớn bị hủy bỏ.
Cam kết của Trung Quốc về việc chấm dứt tài trợ điện than ở nước ngoài mới đây sẽ ảnh hưởng đến 44 nhà máy điện than với tổng công suất 42.220MW đang được xem xét nhận tài trợ công từ các tổ chức nhà nước của Trung Quốc.
Số dự án này trải rộng trên 20 quốc gia thuộc khu vực châu Á, châu Phi, Nam Mỹ và Đông Âu, chiếm hơn 40% tổng công suất điện than mới tại các thị trường này, theo cập nhật mới đây từ Chương trình theo dõi tài chính công cho điện than toàn cầu của Tổ chức Giám sát năng lượng toàn cầu (GEM).
Đầu tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tuyên bố cam kết ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới tại nước ngoài.
Sau đó vài ngày, Ngân hàng Trung Quốc đã có động thái tiếp theo khi đưa ra thông báo sẽ không còn tài trợ cho các nhà máy điện than mới và các dự án than bên ngoài Trung Quốc, bắt đầu ngay từ đầu tháng 10/2021.
Nếu thông báo của Bắc Kinh nghiêm cấm tất cả nguồn tài chính công tài trợ cho điện than trong tương lai, tất cả 44 nhà máy điện than sẽ có nguy cơ bị hủy bỏ, do thiếu các lựa chọn tài trợ khác. Nguyên nhân là bởi đầu năm nay, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đã cam kết ngừng cho vay tài chính công đối với điện than ở nước ngoài.
Trong số 44 dự án trên, năm dự án đang được xem xét cấp vốn từ Ngân hàng Trung Quốc, và vì thế có nguy cơ bị ngân hàng hủy tài trợ ngay trong những ngày tới.
Nếu các nhà máy điện than bị hủy bỏ sau động thái của Bắc Kinh, GEM nhận định có thể tiết kiệm hơn 130 tỷ USD, bao gồm 50 tỷ USD chi phí xây dựng, cùng hơn 80 tỷ USD chi phí nhiên liệu và vận hành trong suốt thời gian hoạt động.
Ở châu Phi, việc hủy bỏ các nhà máy sẽ cắt giảm một nửa lượng điện than được đề xuất, bởi Trung Quốc là nước hỗ trợ tài chính lớn cho loại năng lượng này.
Việc hủy bỏ các dự án cũng sẽ loại bỏ hoàn toàn nhà máy điện than mới ở Kenya, Madagascar và Bờ Biển Ngà. Điều này sẽ giúp ba quốc gia đủ điều kiện gia nhập vào liên minh “Không có điện than mới” – một cam kết mới đây của Liên Hợp Quốc dành cho các quốc gia ngừng xây dựng các nhà máy điện than mới.
Tại châu Á, Bangladesh và Mông Cổ sẽ chịu ảnh hưởng lớn nhất, do số lượng nhà máy điện than dự kiến sẽ giảm hơn 90%. Hiện tại, đây là hai thị trường có số dự án đang được đề xuất nhiều thứ sáu và thứ tám trên thế giới.
Theo GEM, động thái của Trung Quốc cũng sẽ tác động lớn đến thị trường than đá toàn cầu, bởi nhiều quốc gia trong số 20 quốc gia bị ảnh hưởng trên nhập khẩu phần lớn than để phục vụ nhu cầu. Hai mươi quốc gia này cùng nhau chiếm hơn 10% lượng than nhập khẩu cho nhiệt điện vào năm 2019, tổng cộng là 130 triệu tấn.
Nếu 44 nhà máy điện than bị hủy bỏ, nhu cầu than trong tương lai ở các nước sẽ giảm khoảng 30 triệu tấn/năm, giáng một đòn mạnh vào triển vọng tương lai của các quốc gia xuất khẩu than.
Nhìn chung, tăng trưởng nhu cầu than toàn cầu trong tương lai sẽ giảm 1.100 triệu tấn suốt thời gian hoạt động của 44 nhà máy, ngăn chặn phát thải khoảng 8.000 triệu tấn carbon dioxide.
Ryan Driskell Tate, nhà nghiên cứu và nhà phân tích của Chương trình theo dõi khai thác than của GEM, cho biết: “Trước tuần trước, các nhà sản xuất than trên thế giới vẫn đang lên kế hoạch khai thác hơn 390 mỏ than mới. Nhưng thông báo của Trung Quốc vừa làm hỏng kế hoạch đó. Ngành điện than sẽ cảm nhận được gáo nước lạnh này từ đầu đến chân”.
Theo Chương trình theo dõi nhà máy điện than của GEM, Trung Quốc hiện vẫn là nơi có công suất điện than lớn nhất thế giới, với gần 97.000MW đang được xây dựng và 163.000MW khác đang được lên kế hoạch xây dựng.
Christine Shearer, Giám đốc Chương trình điện than của GEM, đánh giá: “Thông báo của Trung Quốc là hồi chuông báo tử của tài trợ công cho điện than ở nước ngoài, và nhiều nhà máy điện than đang đề xuất sẽ bị hủy bỏ do thiếu các lựa chọn tài chính thay thế”.
“Tin tốt là động thái của Trung Quốc sẽ giúp một số quốc gia không đổ hàng tỷ đô la vào các nhà máy điện than – thứ sẽ sớm trở thành tài sản bị mắc kẹt, do chi phí năng lượng tái tạo giảm và động lực nhằm hạn chế phát thải carbon”.
Ông Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ ngừng xuất khẩu nhà máy điện than
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.