Gạo ST25 được đưa vào thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản
Hường Hoàng
Chủ nhật, 25/09/2022 - 15:06
Mới đây, "gạo ngon nhất thế giới" ST25 của Việt Nam đã được đưa vào thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản, đánh dấu những bước phát triển mới của ST25 nói riêng và gạo Việt Nam nói chung tại thị trường khó tính này.
Cụ thể, ngày 2/9, gạo ST25 đã được sử dụng làm nguyên liệu để nấu món cơm chiên trong “bữa trưa đặc biệt” của Văn phòng Nội các Nhật Bản. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực tế, quá trình lần đầu tiên đưa gạo Việt Nam lên kệ hàng siêu thị Nhật Bản vào giữa năm nay, và sau đó là đưa ST25 lên thực đơn là của Văn phòng Nội các Nhật Bản là một hành trình lâu dài, gian nan và đáng tự hào.
Vượt qua 600 tiêu chí kỹ thuật, lần đầu tiên xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là một đất nước bảo hộ nông sản rất chặt chẽ, và gạo là một trong những sản phẩm đó. Vì vậy, mặc dù đã xuất khẩu gạo đến hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, thế nhưng 2022 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu gạo thành công sang thị trường khó tính này.
Ở Nhật Bản, gạo được nhập khẩu thông qua phương pháp đấu thầu chính phủ. Trong khi đó, vào năm 2012, khi lần đầu tiên xuất khẩu vào thị trường này, hạt gạo Việt Nam từng bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Do đó, sau này gạo Việt Nam thường bị gạt ra khỏi danh sách đấu thầu. Từ đó đến nay, gạo Việt Nam vào Nhật Bản thường là qua con đường phi mậu dịch với số lượng ít và thường được dùng để chế biến thực phẩm.
Cho đến năm ngoái, sau khi ra mắt ở thị trường Việt Nam, cha đẻ của loại “gạo ngon nhất thế giới” ST25 (Công ty CP Tập đoàn Tân Long) lập kế hoạch xuất khẩu sang Nhật Bản một lần nữa, các doanh nghiệp, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam đã cùng vào cuộc nhằm “chinh phục” lại thị trường này.
Để làm được điều đó, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản luôn tìm mọi ngõ ngách để gạo Việt Nam có thể đến với “bếp ăn” của người Nhật nhiều hơn. Thương vụ đã liên tục kết nối, quảng bá, giới thiệu gạo Việt tới người tiêu dùng Nhật, giúp họ hiểu gạo Việt Nam ăn rất hợp với những món ăn Nhật Bản.
Ngoài ra, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật đã sử dụng gạo Việt Nam để làm quà tặng cho các chính khách và lãnh đạo cấp cao của Nhật… qua đó giúp quảng bá gạo Việt Nam nhanh hơn.
Đặc biệt, theo ông Tạ Đức Minh, tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, để vào được thị trường, phân phối trực tiếp qua các kênh bán lẻ, sử dụng làm nguyên liệu trong các cơ quan, đơn vị tại Nhật…, gạo ST25 đã phải vượt qua 600 tiêu chí kỹ thuật rất cao mà phía Nhật đặt ra như: đất trồng, giống lúa, sâu bệnh, dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng gạo…
Sau hơn 1 năm đàm phán và trải qua nhiều kiểm định chất lượng gắt gao, gạo ST25 mang thương hiệu "A An" đã chính thức được Công ty CP Tập đoàn Tân Long phối hợp với Ngân hàng Kiraboshi xuất khẩu thành công vào thị trường Nhật Bản vào ngày 30/6 năm nay.
Theo ông Minh, danh tiếng "Gạo ngon nhất thế giới năm 2019" đã giúp gạo ST25 trở nên nổi tiếng, nhưng để vào được một thị trường khó tính thì cần phải minh chứng được chất lượng. Như vậy, việc xuất khẩu gạo thành công gạo ST25 sang thị trường Nhật Bản là một bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam không chỉ xuất khẩu gạo nhiều mà còn xuất khẩu gạo ngon, đáp ứng được những tiêu chuẩn rất cao của thị trường Nhật Bản.
Cho đến thực đơn của Văn phòng Nội các Nhật Bản
Ngay sau đó, ST25 đã được công ty Nikkokutrust (một doanh nghiệp chuyên cung cấp suất ăn cho các trường học, bệnh viện, cơ quan công sở tại Nhật) sử dụng vào thực đơn chế biến món ăn.
Với chất lượng hạt gạo có độ dẻo thơm và vị đậm ngọt tự nhiên, cơm được nấu từ gạo ST25 nhanh chóng được chế biến và kết hợp nhiều món phù hợp với văn hóa ẩm thực của người Nhật. Nhờ vậy, "bữa trưa đặc biệt" với hạt gạo ST25 của Việt Nam đã được các cán bộ của Văn phòng Nội các Nhật Bản đón nhận trong sự hồ hởi, vui vẻ.
Trong tờ giới thiệu đặt tại Văn phòng Nội các Nhật Bản thông tin, gạo thơm ST25 là loại gạo thơm ngon nổi tiếng đến từ Việt Nam với các quy trình gieo trồng, theo dõi chất lượng, thu hoạch, đóng gói và bảo quản đều được kiểm soát chặt chẽ.
Trước đó, catalogue giới thiệu ở các gian hàng trong lễ ra mắt gạo ST25 ở Nhật Bản cho biết loại gạo này sẽ được sử dụng trong các thực đơn như cơm gà nướng, cơm chiên, cơm bò xào. Đây là những món ăn thể hiển nét đặc trưng của nông sản Việt Nam, đồng thời có thể kết hợp hài hòa với ẩm thực Nhật Bản.
Ông Đức Minh cho biết hoạt động giới thiệu những nông sản chất lượng cao vào thị trường Nhật Bản thông qua những cơ quan, đơn vị, những người có tầm ảnh hưởng là một trong những cách thức rất hiệu quả để giúp các sản phẩm nông sản Việt Nam từng bước thuận lợi thâm nhập vào thị trường này.
Nổi tiếng là quốc gia có số lượng hàng giả, hàng nhái lớn nhất trên thế giới, Trung Quốc thường xuyên nằm trong danh sách theo dõi của nhiều quốc gia về quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với nỗ lực làm lành mạnh hóa nền kinh tế trong nước, môi trường sở hữu trí tuệ (SHTT) của Trung Quốc đang dần có sự hoàn thiện và trưởng thành.
Chẳng ai có thể nghi ngờ được giá trị tri thức khổng lồ của những sản phẩm trong ngành thời trang, cho dù đó là thời trang may sẵn hay thời trang cao cấp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thời trang vừa và nhỏ vẫn còn chưa chú ý đến việc bảo vệ những tài sản trí tuệ đó.
Sáng ngày 6/9/2022, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Hoàng Giang đã tiếp và làm việc với đoàn Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) do ông Hasan Kleib, Phó Tổng giám đốc WIPO phụ trách lĩnh vực phát triển quốc gia và khu vực, dẫn đầu.
Nước hoa N°5 của CHANEL được tung ra thị trường vào năm 1921 và nhanh chóng trở thành biểu tượng của sự tinh tế và sang trọng. Kể từ đó, dòng nước hoa này đã bị nhiều nhãn hàng bắt chước, đạo nhái. Và một trong số đó là nước hoa mang nhãn hiệu N°9 của Flower of Story.
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.