Giá dầu tiếp tục tăng trở lại trong vòng bốn tuần gần đây nhờ vào sự kết hợp của nhiều yếu tố. Các nhà phân tích cho biết,
Một số yếu tố cơ bản thúc đẩy giá dầu trong tuần vừa qua là căng thẳng tại Trung Đông, sự lo lắng về sụt giảm sản xuất tại Venezuela, sụt giảm bất ngờ của lượng dầu tồn kho của Mỹ cũng như khả năng kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung của các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.
Trên thực tế, các nhà kinh doanh dường như ít quan tâm tới dự báo tăng sản lượng của Mỹ cũng như việc tăng số lượng giàn khoan của quốc gia này do kì vọng những biện pháp trừng phạt được áp dụng lại đối với Iran sẽ giúp tăng giá dầu vì sự gián đoạn nguồn cung.
Trong tháng vừa qua, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh đã đạt mức cắt giảm sản lượng tới 138%, tăng so với con số 133% hồi tháng Một và đây là mức cao nhất kể từ khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung được bắt đầu hồi tháng 1/2017.
Theo kế hoạch, thỏa thuận này sẽ tiếp tục được mở rộng tới năm 2019 nhằm thắt chặt thị trường.
Một số yếu tố khác có thể đẩy giá dầu lên cao bao gồm sự mất giá của đồng Đô la Mỹ dù thị trường lạc quan với sự tăng trưởng của Mỹ, việc cắt giảm thuế, tăng chi tiêu ngân sách cũng như việc Cục Dự trữ Liên bang (FED) dự kiến tăng lãi suất vào năm 2018.
Ngoài ra, việc sụt giảm sản lượng liên tục từ Venezuela cũng là nguyên nhân đẩy giá dầu có thể trở lại thời kì đỉnh cao và những kịch bản sản xuất tồi tệ cho quốc gia này không còn xa lạ với công chúng nữa.
Venezuela có khả năng rơi vào sự suy thoái kinh tế tồi tệ hơn khi không có tiền để đầu tư, hay thậm chí là duy trì, vấn đề khủng hoảng nợ cũng như các lệnh trừng phạt đến từ Mỹ.
Sản lượng của quốc gia này đã giảm một nửa so với thời điểm 2005, đạt mức dưới 2 triệu thùng mỗi ngày. Trong tháng đầu năm nay, lượng sản xuất của Venezuela tiếp tục suy yếu thêm 52.000 thùng mỗi ngày và điều này có thể gây ra sự sụt giảm trong các kho dự trữ.
Giá dầu có thể tăng nhờ nhiều động lực nhưng sẽ phải đối mặt với rào cản lớn và viễn cảnh tốt đẹp sẽ không xảy ra nếu cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự diễn ra.
Ngoài ra, việc gia tăng số lượng giàn khoan cũng có thể khiến giá dầu quay đầu giảm. Theo báo cáo của Baker Hughes, số giàn khoan đã đạt con số 804, tăng 152 giàn so với thời điểm một năm trước.
Ông Leonid Fedun, Phó chủ tịch Lukoil, công ty sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai tại Nga cho biết nếu sản lượng dầu của Mỹ tiếp tục bùng nổ như tốc độ hiện tại, OPEC và Nga nên kéo dài thỏa thuận cắt giảm nguồn cung tới năm 2020.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của mình đã đạt được thỏa thuận về việc duy trì cắt giảm sản lượng dầu cho đến cuối năm 2018.
Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.
SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.
Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.
SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.
Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.