Phát triển bền vững

Giải bài toán tạo cạnh tranh trong phát triển năng lượng

Thu Phương Thứ sáu, 15/12/2017 - 06:34

Nhiều chuyên gia cho rằng, ngành năng lượng cần phải có một cái nhìn tổng thể, toàn diện, nếu không sẽ tiếp tục sai lầm, vấp váp và phải trả giá rất đắt như những bài học trong quá khứ về phát triển năng lượng.

6 bài học đắt giá của ngành năng lượng

Nhận định về tầm quan trọng của năng lượng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, tại Hội thảo "Kinh tế năng lượng và triển vọng", TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, ông luôn đau đáu với vấn đề về năng lượng. 

Ông Thành đề cao tính quan trọng của ngành năng lượng thậm chí còn hơn là công nghệ 4.0 hiện nay vì "có thực mới vực được đạo", tất cả mọi thứ để phục vụ nền kinh tế đều phải có năng lượng.

Tuy nhiên, theo vị chuyên gia kinh tế này, vấn đề năng lượng của Việt Nam đang là một bức tranh khá phức tạp. Hiện đang có một cách nhìn hơi thiên về tiêu cực đối với ngành này.

Giải bài toán tạo cạnh tranh trong phát triển năng lượng
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành

Ông Thành dẫn chứng 6 câu chuyện về ngành năng lượng trong những năm gần đây. 

Câu chuyện thứ nhất là việc chấm dứt phát triển năng lượng hạt nhân tại Việt Nam “mà lập luận để chấm dứt nó cũng hay như việc thuyết phục để cho nó xuất hiện trước đây”.

Câu chuyện thứ hai là việc khủng hoảng lãnh đạo tại Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt nam (PVN). Thứ ba là những vất vả của Chính phủ trong việc điều chỉnh giá điện. Thứ tư là kinh phí, chính sách cho việc bao tiêu cho nghị sự.

Thứ năm là nên hay không nên tăng phí môi trường đối với xăng dầu. Và cuối cùng là vấn đề Biển Đông, nơi tập trung nguồn tài nguyên rất lớn và vấn đề làm thế nào để tận dụng tài nguyên một cách hiệu quả.

Qua đó, ông Thành cho rằng, đánh giá ngành năng lượng cần phải có một cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn rất nhiều. Nếu không Việt Nam sẽ tiếp tục sai lầm, vấp váp và phải trả giá rất đắt như những bài học trong quá khứ.

Trên thế giới, khi nói đến năng lượng, có 4 điểm mà các nước phát triển quan tâm. Thứ nhất là nguồn cung, cơ cấu và tốc độ thay đổi cơ cấu.

Thứ hai là vấn đề về thị trường. Trước đây, chúng ta coi ngành điện là ngành không thương mại được, không nằm trong các cam kết quốc tế, không xuất nhập khẩu. Nhưng hiện nay, các nước trong ASEAN hay Trung Quốc đều đang rất phát triển ngành này.

Tiếp đến là vai trò của ngành năng lượng. Rõ ràng, chúng ta không thể nhìn nó như một ngành riêng biệt, rất mờ nhạt trong nền kinh tế 4.0. Ngược lại, năng lượng hiện nay luôn song hành với dịch vụ, hạ tầng năng lượng. Giá trị của những cái đó mang lại còn cao hơn rất nhiều so với năng lượng sơ cấp, đơn thuần, ông Thành nhấn mạnh.

Thứ tư là nhu cầu, lối sống cách tiêu dùng năng lượng, bài toán giữa sự cung ứng năng lượng với sự tăng trưởng cho tiêu dùng.

Đặc biệt, theo nguyên Phó viện trưởng Viện CIEM, quan trọng hơn, năng lượng còn là hội nhập. Chúng ta không thể né tránh về chiến lược phát triển năng lượng gắn với việc xây dựng chiến lược hội nhập cho Việt Nam. Đó mới chính là vấn đề cốt lõi.

Bởi năng lượng là địa chính trị, năng lượng thu hút tiền đầu tư với số vốn rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, là các đại gia trong cộng nghệ, tài chính... Do đó, trước khi nghiên cứu về hội nhập, cần phải nghiên cứu rất cụ thể quan hệ này. Trong chiến lược hội nhập của Việt Nam phải làm tốt chiến lược năng lượng

Giải pháp nào cho ngành năng lượng Việt Nam?

Tuy nhiên, ông Thành cũng cho rằng, đó mới là trên lý thuyết, trở lại với những khó khăn của Việt Nam về năng lượng, chiến lược năng lượng Việt Nam khác biệt rất nhiều so với thế giới.

Thứ nhất là cấu trúc năng lượng. Các yếu tố như năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch của Việt Nam rất ít. Đối với các nước khác trên thế giới, thuỷ điện chỉ chiếm dưới 20% thì tại Việt Nam lại đang phát triển thuỷ điện rất mạnh.

Cùng với đó, các doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn năng lượng hiện nay đang rơi vào khó khăn rất lớn, điển hình như 12 đại dự án của ngành đang khủng hoảng.

Mặt khác, giá năng lượng Việt Nam đang chịu áp lực quá nhiều tăng trưởng, đầu tư, tiêu dùng, xã hội. Trong 10 - 15 năm tới, nhu cầu tăng trưởng năng lượng sẽ ngày càng cao, do đó, áp lực nên giá năng lượng sẽ ngày càng lớn.

Từ khác biệt của ngành năng lượng của Việt Nam và xu hướng thế giới, ông Thành đề xuất giải pháp trong xây dựng chiến lược năng lượng.

Theo đó, vấn đề đặt ra là trước đây khi nói về giải pháp cho ngành năng lượng, các chuyên gia hầu như mới chỉ nói về việc ưu đãi, bao tiêu năng lượng. Trong khi đó, bài toán đặt ra là chúng ta nên dồn toàn bộ nguồn lực để nghiên cứu, lan toả, tạo năng lực đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hay tiếp tục hỗ trợ tài chính, thuế, bao tiêu sản phẩm? 

Đồng thời, cần tái cấu trúc các tập đoàn, tạo sự cạnh tranh trong lĩnh vực năng lượng. Đây là vấn đề rất khó khăn đặc biệt là hiện nay.

"Đã đến lúc chúng ta có một bài toán cụ thể về phát triển năng lượng, từ đó Việt Nam mới có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến hội nhập, phát triển. Đồng thời, tránh được những khó khăn và những bài học đau xót như trong thời gian qua", ông Thành khẳng định.

Đồng quan điểm, ông PGS.TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho rằng, năng lượng là một ngành mang tính chất nền tảng cho sự phát triển kinh tế. Khi bàn đến kinh tế năng lượng, cần có cái nhìn tổng thể hơn nữa. Cụ thể là gắn ngành năng lượng với xu thế toàn cầu, cách mạng 4.0 của thế giới.

Giải bài toán tạo cạnh tranh trong phát triển năng lượng 1
PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, lâu nay các hội thảo về năng lượng chủ yếu tập trung bàn về nguồn cung, Trong khi đó, các khía cạnh khác trong tổng thể ngành năng lượng còn bao gồm vấn đề tiêu dùng, sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao. Như vậy, rõ ràng là chúng ta đang bàn lệch, khiến cho lâu nay Việt Nam vẫn đang vật lộn với giá cả. Trong khi đó, hiệu quả kinh tế từ năng lượng còn thấp.

Với bối cảnh hiện nay, Việt Nam cần phối hợp cả hai giải pháp đó để có chiến lược phát triển năng lượng theo đúng nghĩa. Có như vậy, vấn đề phát triển năng lượng mới có thể giải quyết, ông Thiên nhấn mạnh.

Tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sản xuất, CPI, hộ nghèo?

Tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sản xuất, CPI, hộ nghèo?

Tiêu điểm -  6 năm
Liên quan đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2017, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí để làm rõ hơn những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sản xuất, CPI, hộ nghèo?

Tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến sản xuất, CPI, hộ nghèo?

Tiêu điểm -  6 năm
Liên quan đến việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2017, ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã có cuộc trao đổi với các cơ quan báo chí để làm rõ hơn những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận xã hội.
Trung Quốc tìm đến điện hạt nhân để xóa đi ác mộng mùa đông

Trung Quốc tìm đến điện hạt nhân để xóa đi ác mộng mùa đông

Quốc tế -  6 năm

Trong bối cảnh cắt giảm lượng tiêu thụ than tại miền Bắc, Trung Quốc đang tìm cách triển khai điện hạt nhân để cung cấp lò sưởi ổn định vào mùa đông.

Chủ tịch Vestas ASP: 'Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về phát triển điện gió'

Chủ tịch Vestas ASP: 'Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về phát triển điện gió'

Phát triển bền vững -  6 năm

Đó là lời khẳng định của ông Clive Turton, Chủ tịch Vestas châu Á – Thái Bình Dương về tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam bên cạnh sự kỳ vọng hợp tác trong tương lai tại thị trường này.

Thấy gì từ những kế hoạch điện mặt trời đầy tham vọng ở Việt Nam?

Thấy gì từ những kế hoạch điện mặt trời đầy tham vọng ở Việt Nam?

Leader talk -  6 năm

Năng lượng tái tạo có thể đóng vai trò lớn hơn trong lưới điện quốc gia, nhưng việc phát triển các nhà máy điện truyền thống sao cho hiệu quả hơn và giảm thiểu tác động đến môi trường sẽ là nền tảng cho chiến lược năng lượng của Việt Nam trong thập kỷ tới.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Tiêu điểm -  2 giờ

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng Vingroup nghiên cứu, xây dựng chương trình chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững tỉnh giai đoạn 2025 - 2030.

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

SeABank vừa được vinh danh nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay

Tài chính -  3 giờ

Đầu tư bền vững tương tự cách chúng ta chọn lọc, chỉ đánh bắt con cá đã đủ trưởng thành làm thực phẩm, để lại các con cá nhỏ để chúng tiếp tục sinh trưởng.

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Kim chỉ nam cho thương hiệu Việt trên sân chơi toàn cầu

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Dẫn dắt người tiêu dùng đồng hành cùng phát triển bền vững chính là kim chỉ nam cho các thương hiệu Việt tạo sự khác biệt và nâng tầm trên sân chơi toàn cầu.

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Buýt 'xanh' sẽ phủ kín Hà Nội vào năm 2035

Tiêu điểm -  4 giờ

Xe buýt điện, năng lượng xanh sẽ thay thế toàn bộ xe buýt diezel để vận tải hành khách công cộng Thủ đô vào năm 2035.

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Cách doanh nghiệp thúc đẩy tăng trưởng thông qua tác động xã hội

Diễn đàn quản trị -  4 giờ

Mục đích thương hiệu không chỉ giúp xây dựng niềm tin với khách hàng, mà còn thúc đẩy tăng trưởng và tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội và môi trường.

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tăng trưởng vượt bậc, Chứng khoán Kafi đẩy mạnh tăng vốn

Tài chính -  4 giờ

Từ năm 2022, sự góp mặt của cổ đông Uniben và đợt tăng vốn lên 1.000 tỷ đồng đã đem tới "bước ngoặt" cho sự phát triển của Chứng khoán Kafi.

Đọc nhiều