Chủ tịch Vestas ASP: 'Việt Nam có thể dẫn đầu khu vực về phát triển điện gió'
Đỗ Dung
Thứ hai, 11/12/2017 - 06:15
Đó là lời khẳng định của ông Clive Turton, Chủ tịch Vestas châu Á – Thái Bình Dương về tiềm năng khai thác năng lượng gió tại Việt Nam bên cạnh sự kỳ vọng hợp tác trong tương lai tại thị trường này.
Ông Clive Turton – Chủ tịch Vestas châu Á – Thái Bình Dương
Mới đây, Vestas châu Á - Thái Bình Dương (Vestas ASP) - một trong những công ty toàn cầu đi đầu trong ngành công nghệ năng lượng về các giải pháp năng lượng bền vững đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc tiến hành nghiên cứu sức gió cũng như phát triển chuỗi trang trại điện gió tại tỉnh Quảng Trị.
TheLEADER đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông Clive Turton, Chủ tịch Vestas ASP về tiềm năng phát triển điện gió tại Việt Nam và những dự định của Vestas tại đây.
Ông đánh giá như thế nào về khả năng phát triển điện gió của Việt Nam trong những năm tới?
Ông Clive Turton: Việt Nam là một quốc gia may mắn nhất trong khu vực với tiềm năng về gió khoảng 50.000MW và trong thời đại công nghệ ngày càng được nâng cao, con số này hoàn toàn có thể lớn hơn nhiều trong tương lai.
Năm nay con số tiền năng là 50.000MW nhưng năm sau có thể nâng lên thành 60.000MW và điều này tạo ra cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài và những nhà phát triển nội địa.
Theo tôi, Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để trở thành nước dẫn đầu khu vực về phát triển năng lượng gió bởi quốc gia này sở hữu nguồn năng lượng tự nhiên rất lớn.
Không chỉ vậy, Việt Nam còn có lực lượng lao động trẻ và năng động cũng như rất nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp cùng các nhà đầu tư địa phương thông minh và các nhà đầu tư ngoại đầy tiềm năng.
Thị trường này có thể tiến triển nhanh hơn nữa với các dòng tiền và các dự án mới.
Khi tiến hành các dự án điện gió, quỹ đất và sự ổn định của nguồn năng lượng có phải là những vấn đề lớn không, thưa ông?
Ông Clive Turton: Vestas bắt đầu phát triển công nghiệp điện gió từ những năm 1970 và hiện là một trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực này. Chúng tôi đưa ra những sản phẩm và các giải pháp mới cho thị trường thông qua việc phát triển các công nghệ tiên tiến nhất.
Về vấn đề quỹ đất thì trên thực tế, chúng tôi không đòi hỏi nhiều diện tích đất hơn so với các dự án nhiệt điện hay thủy điện. Việc tìm đất cho các dự án năng lượng gió thực chất dễ hơn rất nhiều do người dân cảm thấy thoải mái hơn đối với việc sống bên cạnh một dự án điện gió so với một dự án nhiệt điện.
Còn vấn đề sự ổn định thì đây là câu hỏi mà những nhà đầu tư cũng như những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này đang giải quyết. Với Vestas, đây cũng không phải là một vấn đề quá lớn vì chúng tôi đã có kinh nghiệm giữ ổn định nguồn năng lượng thông qua các biện pháp công nghệ và kĩ thuật.
Một nhà máy điện gió tại Quảng Trị.
Để ngành công nghiệp điện gió tại Việt Nam được phát triển mạnh mẽ hơn, ông có kiến nghị gì?
Ông Clive Turton: Tôi nghĩ thị trường Việt Nam còn có thể tiến xa hơn nữa nếu những nhà đầu tư thấy được tương lai rõ ràng về doanh thu từ các dự án.
Ngoài ra thì những chính sách phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam cần được làm một cách rõ hơn, minh bạch hơn đối với các nhà đầu tư và những người phát triển dự án.
Xin ông cho biết thêm về việc đầu tư của Vestas hiện nay và dự kiến tương lai trong lĩnh vực điện gió tại Việt Nam?
Ông Clive Turton: Hiện nay chúng tôi đã phát triển 6 dự án tại Việt Nam và có kế hoạch kết hợp với các đối tác trong một số dự án mới. Tôi kỳ vọng trong năm tới Vestas sẽ phát triển thêm khoảng 6 dự án nữa tại đây.
Hiện tôi chưa chắc về lượng đầu tư nhưng Vestas sẽ đầu tư nhiều nhất có thể. Chúng tôi sẽ góp phần thúc đẩy năng lượng gió Việt Nam phát triển thông qua các giải pháp địa phương, sản phẩm địa phương và công việc tại địa phương.
Ngành công nghiệp điện gió là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất thế giới và khi chúng tôi xây dựng các trang trại gió tại Việt Nam, chúng tôi cố gắng tìm hiểu bản địa, công nghệ, kết nối mạng lưới với các chuyên gia công nghệ tại đây.
Khả năng vượt qua sự phụ thuộc vào các phương pháp sản xuất năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch của các quốc gia Đông Nam Á được đánh giá cao nhưng nó chỉ hiện diện khi ngành năng lượng tái tạo có thể thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa.
Một thỏa thuận đã được ký vào tuần trước giữa Tập đoàn Superblock PCL của Thái Lan và một đối tác trong nước nhằm phát triển dự án năng lượng tái tạo ở Việt Nam.
Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.
Việc đưa toà nhà AgriS Building vào vận hành là lời khẳng định mạnh mẽ của AgriS về chiến lược phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn, hiện thực hóa các cam kết xanh, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2035.
Khi áp lực chuyển đổi sang mô hình phát triển bền vững ngày càng gia tăng, các doanh nghiệp Việt Nam đang chủ động tiếp cận các công nghệ năng lượng xanh nhằm tối ưu hóa chi phí, giảm phát thải và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.