Phát triển bền vững
Giảm phát thải, ‘hái’ ra tiền
Giảm phát thải vừa là giải pháp bảo vệ môi trường, vừa là “kênh” kiếm tiền mới cho người dân và doanh nghiệp.

Vụ hè thu năm 2024, gần 600 nông hộ tại Kiên Giang thu về lợi nhuận tăng hơn 50% nhờ vào thực hành các giải pháp canh tác lúa bền vững theo chương trình phối hợp giữa Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh với Tổ chức Phát triển Hà Lan.
Còn tại Hợp tác xã Hưng Lợi, huyện Long Phú, thí điểm tham gia Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long giúp các nông hộ thành viên bán được gạo với giá cao hơn khoảng 3 nghìn đồng/kg, chưa kể phần chi phí tiết kiệm khi giảm phân, giảm nước tưới.
Song song với đó, các thành viên của Hợp tác xã Hưng Lợi không còn đốt bỏ rơm như những mùa vụ trước đây, thay bằng việc dùng máy cuộn rơm để thu gom và bán lại. Với cách làm này, mỗi ha lúa, bà con nông dân thu lợi thêm khoảng 600 nghìn đồng.
Nhiều cách “kiếm tiền” từ giảm phát thải
Một trong những mục tiêu của Đề án 1 triệu ha lúa bền vững là gia tăng thu nhập cho bà con nông dân đạt mức trên 40% năm 2025 và trên 50% vào năm 2030. Trong đó, một phần thu nhập đến từ việc bán tín chỉ carbon.
Từ năm 2022, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cam kết với Chính phủ về việc nhận chuyển nhượng tín chỉ carbon từ đề án 1 triệu ha lúa bền vững, với đơn giá khoảng 10 USD/tín chỉ. Ước tính, nếu đề án được triển khai thành công, bà con nông dân có thể thu về được khoảng 50 – 100 triệu USD mỗi năm.
Cuối năm 2023, WB cũng đã chi trả hơn 50 triệu USD cho Việt Nam qua giao dịch chuyển nhượng 10,3 triệu tấn carbon giảm thải từ phát triển, chống suy thoái rừng vùng Bắc Trung Bộ. Số tiền này được chính quyền địa phương chia cho người dân trực tiếp tham gia bảo vệ rừng, không nhiều nhưng cũng phần nào cải thiện sinh kế cho bà con.
Đáng chú ý, bên cạnh rừng nhiệt đới, Việt Nam cũng sở hữu nhiều hệ sinh thái như rừng ngập mặn, san hô, có khả năng hấp thụ khí thải carbon tốt hơn gấp nhiều lần. Nếu có kế hoạch bảo tồn, phát triển cùng kiểm đếm, đo đạc, những hệ sinh thái này hoàn toàn có thể tạo ra lợi nhuận về tài chính.
Chuyển nhượng lượng giảm phát thải và tín chỉ carbon là những công cụ đem lại lợi ích kinh tế cho các nỗ lực giảm nhẹ cường độ phát thải và chống biến đổi khí hậu. Công cụ này tạo ra động lực để doanh nghiệp và người dân thực hành các giải pháp giảm phát thải.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải bán tín chỉ carbon, doanh nghiệp và người dân vẫn có thể gia tăng lợi nhuận nhờ vào các giải pháp giảm phát thải.
Một trong những cách kiếm tiền từ giảm phát thải là bán phần rác thải phát sinh cho các đơn vị có khả năng thu gom, tái chế. Thực tế, không ít người dân từ hàng chục năm nay đã có thói quen thu nhặt lại những phế liệu có giá trị để bán cho người đồng nát, ve chai, từ chai lọ nhựa, đồ điện tử, nồi niêu cũ hỏng cho đến tóc rối, lông gà lông vịt.
Ở quy mô doanh nghiệp, việc chuyển nhượng phế thải đang trở nên phổ biến trong một vài năm trở lại đây. Điển hình như tại KCN Khánh Phú IP, Công ty khí gas Ninh Bình đã ký hợp đồng mua lại khí thải carbon từ Công ty Phân bón Ninh Bình để sản xuất CO2 lỏng phục vụ sản xuất thực phẩm và dược phẩm.
Ở khu vực miền Nam, một số doanh nghiệp sản xuất thủy sản đã tận dụng phần phụ phẩm như xương cá, đầu tôm để sản xuất nguyên liệu thực phẩm, dược mỹ phẩm, cũng góp phần đáng kể trong nguồn thu của doanh nghiệp.
Hòa chung vào bức tranh giảm phát thải, một số đơn vị đang triển khai dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp bền vững hóa chuỗi cung ứng, qua đó vừa kiếm được tiền, vừa giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận.
Một số dịch vụ phổ biến đang được triển khai tại Việt Nam có thể kể đến như tư vấn về kiểm đếm, đo đạc, lên kế hoạch giảm thiểu khí nhà kính, ứng dụng công nghệ số trong tối ưu hóa chuỗi cung ứng để giảm phát thải…, được cung cấp bởi cả những doanh nghiệp lớn như Schneider Electric, FPT IS cho đến các doanh nghiệp nhỏ, khởi nghiệp Klinova, Green In.
Nông dân Việt hưởng ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0
Giảm phát thải carbon trong ngành logistics
Biến đổi khí hậu, thách thức to lớn của thế kỷ XXI, đang đặt ra những vấn đề nan giải cho mọi ngành nghề, trong đó có ngành logistics (kho vận).
Gần 2.200 doanh nghiệp phải kiểm kê khí thải
Kiểm kê khí thải sẽ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với gần 2,2 nghìn doanh nghiệp tại Việt Nam, theo Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Bamboo Capital ‘lấn sân’ thị trường tín chỉ carbon
Công ty chuyên về trồng rừng được Bamboo Capital thành lập để đón đầu cơ hội từ thị trường tín chỉ carbon.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài chính về việc bỏ thuế khoán
Từ 2026, thuế khoán sẽ bị bãi bỏ, hàng triệu hộ kinh doanh loay hoay chuẩn bị, trong khi Bộ Tài chính khẳng định hỗ trợ toàn diện.
13 năm liền được chọn mua nhiều nhất: Vinamilk có gì đặc biệt?
13 năm qua, thương hiệu Vinamilk là cái tên dẫn đầu danh sách được chọn mua nhiều nhất ngành sữa và FMCG, theo báo cáo từ Kantar Việt Nam.
Không 'bỏ nữ giới lại phía sau', doanh nghiệp sẽ 'xanh' hơn
Thiếu vắng lãnh đạo và lao động nữ cản trở doanh nghiệp Việt dẫn đầu kinh tế xanh, làm giảm sức cạnh tranh và khả năng thu hút đầu tư xanh.
Người bán hàng rong không phải dùng hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử, máy tính tiền được kết nối dữ liệu với cơ quan thuế sẽ chỉ áp dụng cho những hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm.
Tập đoàn FLC họp bất thường để thay đổi nhân sự cấp cao
Tập đoàn FLC sẽ tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát tại đại hội.
Cán bộ nhân viên SeABank chung tay làm sạch 11 bãi biển vì môi trường xanh
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Ngày Đại dương thế giới 8/6, trong ngày 7/6, hàng trăm cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tại 11 tỉnh/thành đồng loạt ra quân dọn dẹp, thu gom rác thải ở các bờ biển theo chương trình “Ocean cleanup 2025”.
Vũ khí chiến lược của Shark Nguyễn Xuân Phú trên sân chơi toàn cầu
Hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp sẽ tạo nên ranh giới rõ ràng giữa một thương hiệu có nền tảng và một nhà buôn đổi nhãn.