Leader talk

Giáo dục tăng sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài

Phương Linh Thứ tư, 20/11/2019 - 14:23

Ông Troy Griffiths, Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam chia sẻ về nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam

Năm 2018 là đánh dấu sự kiện Nghị định 86 một nghị định quan trọng của ngành giáo dục Việt Nam đi vào thực tiễn. Hơn 1 năm qua, Nghị định này đã có tác động như thế nào lên nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục?

Ông Troy Griffiths: Nghị định 86, có hiệu lực từ ngày 01/8/2018 có mục đích thúc đẩy thành lập các trường quốc tế tại Việt Nam bởi số lượng các trường này còn đang khá hạn chế trong thời gian gần đây.

Trước thời điểm Nghị định 86 có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài đã gặp phải nhiều rào cản trong hoạt động đầu tư lĩnh vực giáo dục, ví dụ như giới hạn tỷ lệ học sinh Việt Nam: 10% đối với cấp tiểu học và 20% đối với cấp trung học. 

Các trường quốc tế tại Việt Nam vì vậy phụ thuộc nhiều vào tuyển sinh học sinh nước ngoài. Từ khi Nghị định này có hiệu lực, các trường quốc tế đã tận dụng cơ hội và thúc đẩy hoạt động tuyển sinh học sinh Việt Nam. Động thái này chắc chắn đã các tác động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cân nhắc cơ hội hấp dẫn của thị trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Thời điểm này vẫn còn là quá sớm để hiểu hết được tác động của Nghị định 86, tuy vậy có thể thấy mức độ quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đến lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam đã tăng đáng kể. 

FDI vào giáo dục trong giai đoạn từ tháng 8/2019 khi Nghị định 86 có hiệu lực đến tháng 10/2019 đã đạt 97 triệu USD. Các hoạt động M&A, cụ thể là mua cổ phiếu trong lĩnh vực giáo dục chiếm đa số, 37% trong tổng FDI giai đoạn này. Có thể thấy rõ rằng các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đến chiến lược hợp tác hơn để giảm thiểu rủi ro.

Tuy vậy, xét một cách tổng thể thì giáo dục chỉ chiếm chưa đến 2% tổng lượng FDI vào Việt Nam. Chi phí thuế cao, yêu cầu về nhân sự, số vốn yêu cầu tối thiếu đối với đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó là quy trình phê duyệt phức tạp là một số rào cản đáng kể đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nghị định 86 đi vào thực tiễn đã đơn giản hóa yêu cầu đối với nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư vào giáo dục.

Học phí ở các trường quốc tế có thể khá cao, nhất là đối với thu nhập của hộ gia đình Việt. Điều này có ảnh hưởng đến nhu cầu theo học các trường quốc tế tại Việt Nam không thưa ông?

Ông Troy Griffiths: Số lượng trường quốc tế tại Việt Nam có học phí vừa túi tiền khá hạn chế, nhưng thường thì những trường có khuôn viên cũ và nhỏ với tiện ích ở mức cơ bản thì sẽ có mức học phí khiêm tốn hơn. 

Khảo sát học phí trường quốc tế mới nhất của ExpatFinder cho thấy học phí trung bình hàng năm của các trường quốc tế tại Việt Nam là 17.940 USD, xếp thứ 13 trên toàn thế giới và xếp thứ 5 tại châu Á. Các nước có học phí cao hơn có thể kể đến là Trung Quốc, Singapore, Hong Kong và Australia. 

Mực học phí thấp nhất tại các trường quốc tế ở mức 5.000 USD, vẫn chưa được coi là vừa túi tiền. Tuy vậy, vẫn sẽ luôn có một nguồn cầu đáng kể cho các trường quốc tế ở châu Á, bởi đây là bước đệm cho con cái họ để ứng tuyển cho các trường đại học danh tiếng ở phương Tây.

Bên cạnh đó, nhu cầu ứng tuyển của con các chuyên gia người nước ngoài tại Việt Nam cũng đang tăng lên. Việt Nam sẽ thu hút thêm FDI sau khi ký kết các hiệp định thương mại cũng như trở thành điểm đến thay thế lý tưởng cho các công ty đa quốc gia trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Số lượng người nước ngoài đến làm việc tại Việt nam sẽ tăng, mang theo gia đình của họ, từ đó tạo ra một lượng cầu đáng kể cho giáo dục quốc tế, đặc biệt là tại các thành phố thu hút nhiều FDI

Trong năm 2018, Việt Nam có hơn 320.000 lao động nước ngoài, tăng trung bình 8%/năm từ năm 2008. Một khảo sát trên các lao động nước ngoài năm 2019 của HSBC đã cho thấy Việt Nam tăng hạng từ vị trí 19 lên vị trí 10 trên bảng xếp hạng các nước có "môi trường làm việc và sống hấp dẫn" bởi chi phí sinh hoạt thấp và thu nhập đang tăng lên.

Về mặt luật định, Việt Nam đã thực sự tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục chưa hay còn có những lĩnh vực có thể cải thiện để thu hút thêm đầu tư nước ngoài?

Ông Troy Griffiths: Trong năm 2018, ngành giáo dục đã có 2 nghị định quan trọng: Nghị định 135 và Nghị định 86. Hai nghị định này đã đơn giản hóa điều kiện đầu tư vào lĩnh vực giáo dục cho cả nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Cụ thể, Nghị định 135 đã đơn giản hóa yêu cầu về mặt pháp lý, vận hành và rút ngắn quy trình thủ tục hành chính, còn Nghị định 86 đã giảm yêu cầu về nhân sự và tăng hạn mức tuyển sinh học sinh Việt Nam.

Tuy vậy, vẫn tồn tại những rào cản nhất định, ví dụ như Nghị định 86 vẫn yêu cầu giấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập cơ sở giáo dục. Thủ tục này khác so với các lĩnh vực đầu tư có điều kiện khác (chỉ yêu cầu giấy phép kinh doanh).

Thêm vào đó, Nghị định 86 cũng chưa đơn giản hóa pháp nhân. Nhà đầu tư trong lĩnh vực giáo dục cần thành lập trường – đây là một pháp nhân. Nhưng để thành lập trường, nhà đầu tư phải thành lập doanh nghiệp và có tư cách pháp nhân. Thủ tục này tạo ra 2 pháp nhân, từ đó có thể gây chồng chéo trong cơ cấu tổ chức.

Ông dự báo ra sao về tương lai của việc thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam?

Ông Troy Griffiths: Đầu tư nước ngoài vào giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, với xu hướng hợp tác là chiến lược then chốt. Các chỉ số của thị trường sẽ duy trì ở mức khả quan. 

Khảo sát của ExpatFinder cho thấy học phí tại các trường quốc tế trên toàn cầu đã tăng 19% so với năm 2017, trong số đó một số nước có mức tăng còn cao hơn. Trong tương lai, học phí dự kiến sẽ tiếp tục tăng, với động lực từ những thay đổi trong nguồn nhân lực toàn cầu và chi phí sinh hoạt. 

Forbes dự báo ngành giáo dục sẽ ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với trị giá lên đến 89 tỷ USD vào năm 2026. Nguồn cầu cho giáo dục chất lượng cao được duy trì nhờ điều kiện sống cao hơn và cơ cấu dân số vàng. 

Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Startup giáo dục MindX nhận vốn 500.000 USD

Khởi nghiệp -  5 năm

Được thành lập từ năm 2015 đến nay, MindX đã có 5 trung tâm tại Hà Nội và TP HCM, đào tạo hơn 8.500 học sinh, sinh viên và người đã đi làm.

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Startup VietFuture vươn lên trong lĩnh vực giáo dục ngoài trường học

Khởi nghiệp -  5 năm

Được ấp ủ từ năm 2014, chính thức phát triển từ năm 2015, startup giáo dục VietFuture ra đời với sứ mệnh bổ sung kiến thức, kĩ năng sống cho con trẻ - đặc biệt là trẻ em tại các thành phố lớn, dựa trên nền tảng đạo đức, thái độ và trách nhiệm.

Công ty khởi nghiệp giáo dục Everest Education nhận đầu tư 4 triệu USD

Công ty khởi nghiệp giáo dục Everest Education nhận đầu tư 4 triệu USD

Khởi nghiệp -  5 năm

Everest Education cho biết nguồn vốn sẽ được sử dụng để hỗ trợ tài chính cho sự phát triển của các trung tâm đào tạo học thuật của công ty.

Mặt trái trong mô hình giáo dục của Việt Nam

Mặt trái trong mô hình giáo dục của Việt Nam

Diễn đàn quản trị -  5 năm

Chuyên gia giáo dục Đỗ Mạnh Cường cho rằng, nguyên nhân của những vấn nạn trong giáo dục hiện nay như bạo lực học đường là bởi nền giáo dục của Việt Nam chủ yếu đang đi theo mô hình công nghiệp.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  57 phút

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  1 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  1 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  1 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  3 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  4 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  4 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.