Tiêu điểm
Giao thương Việt – Mỹ sắp cán mốc 100 tỷ USD
Những khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải khi giao thương với đối tác Hoa Kỳ là rất lớn nhưng nhìn chung, theo đánh giá của các hiệp hội và cơ quan nhà nước, cơ hội vẫn nhiều hơn thách thức.

Năm 2020, lần đầu tiên, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vượt mốc 90 tỷ USD. Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ mười của Hoa Kỳ trong khi Hoa Kỳ cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Ông Vũ Thắng Vượng, Đại diện Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương) cho biết, bất chấp tác động của đại dịch, con số kim ngạch hai chiều năm 2021 dự kiến đạt mức kỷ lục 100 tỷ USD. Ông Vượng cho rằng, mục tiêu chính sách và các hành động trong thời gian tới là hướng đến duy trì và đảm bảo ổn định thị trường để các doanh nghiệp yên tâm làm ăn vì Hoa Kỳ đã là thị trường xuất khẩu số 1 của Việt Nam.
Nhận định về bối cảnh hiện nay, đại diện Bộ Công thương chỉ ra, chính quyền Mỹ hiện có xu hướng đảo ngược các chính sách thương mại – đầu tư mang tính tranh cãi trước đây sang cách tiếp cận ôn hoà và cẩn trọng hơn, dựa trên luật lệ, tính dự báo và ít gây sốc hơn.
Chính quyền Mỹ cũng đã phát ra các tín hiệu đầu tiên về ưu tiên phát triển kinh tế thương mại với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để thúc đẩy nền kinh tế đang bị cho là đình trệ trong quá trình phát triển.
Mỹ là quốc gia có lợi thế về công nghệ với các tập đoàn mạnh về thương mại số. Do đó, chính quyền nước này có xu hướng thúc đẩy và gây sức ép để các đối tác phải mở cửa thị trường trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ số.
Ngoài ra, ông Vượng cho rằng, trong các cuộc đàm phán với đối tác sắp tới, lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ chú trọng những nội dung liên quan đến lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ; đồng thời, giám sát chính sách tiền tệ của các nước và buộc các đối tác phải có những nhượng bộ nhất định trong quá trình đàm phán.
Với sự chuyển hướng của Mỹ sang ưu tiên hợp tác với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Việt Nam nhờ vị trí thuận lợi ở khu vực rất có thể trở thành một trong những đối tác quan trọng nhất, thu hút Hoa Kỳ vào các lĩnh vực trọng tâm mà họ đang quan tâm như kinh tế số, năng lượng, hạ tầng, hàng không.
“Dịch Covid đang từng bước được kiểm soát tại Hoa Kỳ, việc tiêm vaccine diện rộng phát huy tác dụng và các chỉ số đã có sự phục hồi thì sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong thời gian ngắn tới đây”, ông Vượng nói trong diễn đàn "Thúc đẩy giao thương Việt Nam - Hoa Kỳ trong bối cảnh mới".
Tuy nhiên, ông Vượng lưu ý, càng quan hệ sâu rộng với đối tác lớn hơn nhiều thì thách thức ngày càng lớn, nổi bật trong đó là việc bị gây áp lực trên bàn đàm phán. Bên cạnh đó, yêu cầu và khả năng đáp ứng trong lĩnh vực kinh tế số còn có sự chênh lệch lớn nên cần giải quyết cẩn thận trong thời gian tới.
Đáng chú ý, ông Vượng cho biết, trên bàn đàm phán, phía Hoa Kỳ chưa bao giờ coi Việt Nam là nước đang phát triển, chưa có khuôn khổ pháp lý đầy đủ. “Thay vào đó, họ coi Việt Nam là đối tác thương mại đầy đủ, thậm chí là hưởng lợi từ bất ổn toàn cầu. Nên động thái của ta trong thời gian tới là tính toán kỹ lưỡng và cân đối cho hài hoà, phù hợp”, ông Vượng nói.
Cơ hội nhiều hơn thách thức trong mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai nước là điều được nhiều doanh nghiệp và chuyên gia nhận định.
Ông Đào Trọng Khoa, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho biết, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nhưng cũng có các quy định ngặt nghèo cả về hàng không và vận tải biển.
Nhiều vấn đề cũng phát sinh trong thời gian qua, đặc biệt là thời gian và chi phí vận tải đường biển gia tăng. Cụ thể, vận chuyển biển từ Việt Nam sang Mỹ tăng gấp 5-6 lần, tàu đến dỡ hàng phải đợi 1 tháng tới cảng, đợi 1-2 tuần mới có xe tải.
Do đó, cơ hội vận chuyển bằng hàng không trở nên tăng mạnh. Đường bay thẳng thường lệ đến Mỹ mà Vietnam Airlines mới được cấp phép sẽ mở ra cơ hội lớn cho logistics. Ông Khoa cũng cho rằng, hợp tác logistics rất quan trọng, trong đó đặc biệt chú trọng đến năng lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Về hợp tác đầu tư, ông Vũ Văn Chung, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư) cho rằng, dù Mỹ áp dụng các tiêu chuẩn về điều kiện và luật pháp chính sách rất cao nhưng trong những năm qua, cơ chế chính sách của Việt Nam đều được các nhà đầu tư đánh giá rất cao sau một quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, hoàn thiện thể chế.
Theo ông Chung, mặc dù Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn bởi dịch Covid-19, nhưng các nhà đầu tư Hoa Kỳ đều khẳng định, dịch chỉ là vấn đề trước mắt. Họ đánh giá cao môi trường đầu tư vào Việt Nam và khẳng định tiếp tục đầu tư trung hạn, dài hạn.
Tiềm lực kinh tế của Việt Nam có sự phát triển mạnh trong thời gian qua. Bên cạnh các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, lực lượng doanh nghiệp, đặc biệt khối tư nhân phát triển rất mạnh mẽ. Đây là điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho việc kết nối hợp tác giữa các nhà đầu tư Hoa Kỳ và các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam trong thời gian tới.
Các chính sách thu hút đầu tư cũng đã có những thay đổi theo hướng phù hợp với các tiêu chí thúc đẩy đầu tư Mỹ. Đáng chú ý, Nghị quyết về thu hút đầu tư đến năm 2030 của Việt Nam xác định rõ định hướng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với các tiêu chí cao hơn, thu hút đầu tư có chọn lọc, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam.
Ông Trần Phương Lâm, Tổng Thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội (Hansiba) cho rằng, đây là thời điểm tốt để các doanh nghiệp Mỹ tận dụng cơ hội đầu tư vào Việt Nam khi các doanh nghiệp Việt Nam đang phục hồi sản xuất, đặc biệt là xu hướng đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ sản xuất.
Đại diện Hansiba cho hay, hiện nay, các quỹ đầu tư của Hoa Kỳ đang hoạt động tích cực khi chuẩn bị quỹ đất khu công nghiệp để xây dựng chuỗi nhà xưởng phục vụ tái hoạt động sản xuất, để tái phục hồi hoạt động nhanh chóng.
Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Hoa Kỳ nghiên cứu việc tài trợ vốn, tiến tới việc hợp tác phát triển sản xuất, xây dựng các khu hạ tầng sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế, tận dụng cơ hội mới trong tương lai.
Tảng băng chìm trong chuỗi giá trị thương mại điện tử
Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch
Trong tháng 11/2021, tỉnh Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, thương mại như tuần văn hóa - du lịch Bình Liêu, hội chợ OCOP Quảng Ninh 2021, hội nghị kết nối các cơ sở sản xuất với tiêu thụ nông sản...
Đã có 42 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại
2 ngày trước thời điểm 31/10/2021 để hưởng giá mua điện FIT theo Quyết định 39 của Thủ tướng, đã có tổng cộng 42 nhà máy điện gió được công nhận vận hành thương mại (COD).
Xúc tiến xuất khẩu vẫn 'chạy' trong đại dịch
Các thương vụ, cơ quan xúc tiến thương mại đang tích cực phối hợp tổ chức các hình thức kết nối giao thương, quảng bá hàng Việt Nam ở nước ngoài.
Hợp tác thương mại Việt - Mỹ chưa tương xứng với tiềm năng
Năng lượng, kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị thông minh, tài chính ngân hàng, giáo dục đào tạo, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao…sẽ là những lĩnh vực được chú trọng trong thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ.
Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.
Quốc hội chốt giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT còn 8%, áp dụng tới cuối năm 2026 nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Truy xuất nguồn gốc: 'Giấy thông hành' cho hàng Việt ra thế giới
Truy xuất nguồn gốc đóng vai trò quyết định trong năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, khi các thị trường EU, Mỹ liên tục siết chặt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thành lập khu thương mại tự do Đà Nẵng hơn 1.881ha
Khu thương mại tự do Đà Nẵng có quy mô khoảng 1.881 ha, phân bổ tại nhiều vị trí không liền kề trên địa bàn quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng.
Vietjet đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 từ Rolls-Royce
Hãng hàng không Vietjet vừa ký thỏa thuận với Rolls-Royce để đặt mua thêm 40 động cơ Trent 7000 nhằm vận hành đội bay Airbus A330neo, nâng tổng số động cơ dòng này mà hãng đặt hàng lên 80.
Thaco Auto xuất khẩu xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 sang Thái Lan
Xe bus cao cấp Mercedes-Benz RS 1936 do Thaco auto thiết kế và sản xuất vừa được giới thiệu và xuất khẩu sang Thái Lan, qua đó khẳng định năng lực làm chủ công nghệ và chất lượng sản phẩm của Thaco auto đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Hình hài miền Tây hậu sáp nhập tỉnh, thành phố
Sáp nhập tỉnh, thành phố định hình rõ nét vai trò của các địa phương trong bức tranh chung về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Luật Doanh nghiệp sửa đổi siết phát hành trái phiếu riêng lẻ
Quốc hội thông qua Luật Doanh nghiệp sửa đổi, trong đó siết điều kiện phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm kiểm soát rủi ro thanh toán của doanh nghiệp.
Ngày hội Môi giới bất động sản 2025: Sẵn sàng bứt tốc
Ngày hội Môi giới bất động sản Việt Nam 2025 với chủ đề "FLY UP – VARS vững tâm, vươn tầm mới" sẽ chính thức diễn ra vào ngày 27–28/6 tại TP. Bắc Giang.
Quốc hội chốt giảm thuế VAT 2% đến hết năm 2026
Quốc hội thông qua nghị quyết giảm thuế VAT còn 8%, áp dụng tới cuối năm 2026 nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.
Ấn tượng từ Gala ROXMei 'Đẹp và chất' của ROX Group
Gala “Đẹp và chất" tối 15/6 đã đưa cán bộ nhân viên ROX Group và khách mời đi qua hành trình đầy cảm xúc từ những khoảnh khắc đẹp nhất trong mùa ROXMei 2025, thời khắc ý nghĩa khởi đầu cho hành trình 30 năm thuận ích đến những phút giây thăng hoa cùng âm nhạc.