Giấy phép con trong xuất khẩu gạo: Chờ được cởi trói

An Chi Thứ tư, 06/09/2017 - 14:13

Bộ Công Thương vừa chính thức công bố dự thảo mới nhất thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo với hàng loạt đổi mới mạnh mẽ.

Nhiều nội dung mới quy định về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo. Ảnh VTV

Nhiều quy định "trói" doanh nghiệp

Mặc dù Bộ Công Thương đã bỏ Quyết định số 6139/QĐ-BCT quy hoạch thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, những điều kiện trong Nghị định 109/2010/NĐ-CP vẫn đang là rào cản đối với không ít doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Theo đó, Nghị định 109/NĐ-CP/2010 ngày 1/11/2010 quy định các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng một số yêu cầu nhất định. Cụ thể, Nghị định 109 quy định để trở thành doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có ít nhất một kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc và có ít nhất một cơ sở xay, xát gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ. 

Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cho rằng, để làm được kho đủ khả năng chứa 5.000 tấn gạo, chi phí rất lớn khoảng 20 - 25 tỷ đồng. Với những doanh nghiệp đang xuất khẩu gạo mà không thể đáp ứng điều kiện, kết quả là phải đóng cửa, hoặc tìm cách sáp nhập, gom hàng và bán lại cho các doanh nghiệp có quyền xuất khẩu để tồn tại. 

Một bất cập nổi cộm khác tại Nghị định 109 là muốn xuất khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Như vậy, vô hình trung, khi doanh nghiệp xuất khẩu cung cấp thông tin về hợp đồng cho VFA cũng chính là cung cấp thông tin cho đối thủ cạnh tranh của mình. 

Bên cạnh đó việc kiểm soát giá, không bán gạo dưới giá sàn cũng được nhiều doanh nghiệp cho là thực sự hợp lý. Bởi trên thực tế, có nhiều trường hợp, khi giá lúa gạo trong nước thấp, doanh nghiệp mua thấp và có thể bán đi kiếm lời. Tuy nhiên, theo quy định trong Nghị định 109, doanh nghiệp không được bán dưới giá sàn nên khi giá sàn chưa kịp điều chỉnh thay đổi kịp thời với thực tế, doanh nghiệp không thể xuất khẩu gạo. Từ đó dẫn đến hàng hóa tồn đọng, ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế trong nước.

Trước khi có Nghị định 109, toàn quốc có khoảng 230 doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn khoảng 80 doanh nghiệp xuất khẩu ở các phạm vi khác nhau. Đáng chú ý là, doanh nghiệp xuất khẩu mới tham gia vào thị trường rất ít. Hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu gạo ngày càng gặp nhiều khó khăn.

Thay đổi là vấn đề cấp thiết

Trước thực trạng này, đầu năm 2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định bãi bỏ quy hoạch thương nhân kinh doanh và xuất khẩu gạo, đồng thời thành lập ban soạn thảo xây dựng Nghị định mới thay thế Nghị định 109.

Vừa qua, Dự thảo thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu lúa gạo được Bộ Công thương công bố mới đây đã có hàng loạt đổi mới mạnh mẽ. Theo đó, dự thảo có nhiều nội dung sửa đổi như doanh nghiệp xuất khẩu gạo không bắt buộc phải sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo; không quy định quy mô kho chứa thóc, gạo, công suất cơ sở xay, xát, chế biến, không khống chế địa bàn đầu tư xây dựng. Thay vào đó, chỉ quy định kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo phải bảo đảm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

Đồng thời, dự thảo cũng bỏ quy định thực hiện thủ tục kiểm tra, xác nhận điều kiện kinh doanh của Sở Công Thương. Thay vào đó là cơ chế thương nhân tự kê khai thông tin, tự chịu trách nhiệm về cam kết đáp ứng điều kiện kinh doanh, chỉ tổ chức hậu kiểm. Cùng với đó, dự thảo cũng bãi bỏ quy định tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo và quy định giá sàn gạo xuất khẩu; bãi bỏ quy định về đăng ký hợp đồng tại VFA…

Với dự thảo nghị định này, Bộ Công Thương ước tính, sau khi có hiệu lực, số thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo sẽ tăng thêm khoảng 60% - 70% so với hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều thương nhân sẽ được trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng gạo đặc thù như gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo dược liệu… mà không cần đáp ứng những điều kiện kinh doanh, không cần xin cấp giấy chứng nhận.

Tại văn bản góp ý Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, việc sửa đổi các quy định bất cập tại Nghị định 109/2010/NĐ-CP là việc làm cất thiết giúp loại bỏ các rào cản không cần thiết, đặc biệt là các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với mặt hàng gạo của Việt Nam. Việc giảm các rào cản kinh doanh này sẽ mang lại nhiều lợi ích, không chỉ về mặt kinh tế mà cả các vấn đề an sinh xã hội.

Việc sửa đổi nghị định sẽ làm tăng thêm các doanh nghiệp gia nhập thị trường xuất khẩu gạo, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản Việt Nam trên thế giới. Các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường sẽ chủ động tìm kiếm các thị trường mới, hoặc các phân khúc thị trường chưa được tiếp cận. Điều này sẽ làm đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó tăng cơ hội để có thể xây dựng thương hiệu gạo quốc gia

Bên cạnh đó, việc tồn tại ổn định các doanh nghiệp trên thị trường (không có doanh nghiệp mới gia nhập, và cũng không có doanh nghiệp rút khỏi thị trường) sẽ làm tăng nguy cơ của những thỏa thuận ngầm nhằm "phân chia địa bàn" thu mua lúa gạo. Việc hạ các điều kiện gia nhập thị trường sẽ giúp người nông dân có thêm nhiều sự lựa chọn khi bán gạo của mình cho các doanh nghiệp xuất khẩu, từ đó nâng cao vị thế của nông dân trong việc đàm phán giá bán, tránh bị ép giá như thời gian qua.

Do đó, việc sửa đổi Nghị định 109 theo hướng mở rộng quyền tự do kinh doanh xuất khẩu gạo là rất cần thiết. Cùng với việc bỏ quy hoạch thương nhân xuất khẩu gạo, việc sửa đổi Nghị định 109 được kỳ vọng sẽ giúp ngành lúa gạo của Việt Nam có những bước phát triển trong thời gian tới, VCCI nhấn mạnh.

Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'

Xóa bỏ giấy phép con: 'Nếu lần này Chính phủ thất bại, chúng ta sẽ mất đi cơ hội'

Leader talk -  7 năm

Theo ông Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng CIEM, nếu các bộ ngành đã không thể tự thay đổi thì Chính phủ buộc phải áp đặt cho các bộ, giao chỉ tiêu cắt giảm cụ thể, bắt buộc phải thực hiện và tìm kiếm phương thức quản lý mới.

Giấy phép con và những 'chuyện đi đêm' trong lĩnh vực bất động sản

Giấy phép con và những 'chuyện đi đêm' trong lĩnh vực bất động sản

Leader talk -  7 năm

Trong kinh doanh bất động sản, chuyện chạy đua xin giấy phép và những cuộc đi đêm của doanh nghiệp không phải là chuyện hiếm và vẫn thường được người trong giới rỉ tai nhau trong cả nghị trường lẫn những buổi tán gẫu, trà đạo vỉa hè công cộng.

5 nguyên tắc chuẩn OECD để xóa bỏ giấy phép con

5 nguyên tắc chuẩn OECD để xóa bỏ giấy phép con

Tiêu điểm -  7 năm

Chính phủ đã có yêu cầu các bộ ngành rà soát để bãi bỏ các điều kiện hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh theo nguyên tắc thị trường của OECD. Vậy, tiêu chuẩn OECD là gì?

Giấy phép con: Cố tình hành doanh nghiệp để kiếm 'phí bôi trơn'

Giấy phép con: Cố tình hành doanh nghiệp để kiếm 'phí bôi trơn'

Leader talk -  7 năm

Giấy phép con được sinh ra để làm lợi cho một số đơn vị, các cơ quan quản lý có lợi nên mới đề ra điều kiện, nếu mở cửa hết ra thì họ sẽ không được lợi gì cả, Nguyễn Khắc Hiếu, Giám đốc Công ty CP Nghệ thuật quốc tế AZ chia sẻ.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  4 phút

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 giờ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Điều hành giá điện hợp lý: Bài toán khó bao giờ mới có lời giải?

Tiêu điểm -  10 giờ

Cân bằng giữa tính giá điện theo cơ chế thị trường và ổn định xã hội vẫn luôn là bài toán khó tồn tại nhiều năm qua, nhưng bắt buộc phải giải trong thời gian tới.

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Doanh nghiệp điện tái tạo: 'Người vui, kẻ buồn' với khung giá điện 2025

Tiêu điểm -  11 giờ

Không ít doanh nghiệp đang trao gửi niềm tin vào việc tháo gỡ các dự án điện tái tạo gặp vướng mắc cũng như dư địa mở ra từ Quy hoạch điện VIII và khung giá điện 2025.

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Biến số then chốt kích hoạt chu kỳ tăng trưởng chưa từng có của Việt Nam

Tiêu điểm -  1 ngày

Các chuyên gia cho rằng, chỉ khi có sự đột phá về khoa học công nghệ và thể chế, Việt Nam mới có thể thoát khỏi cái bóng của mô hình tăng trưởng cũ và tạo dựng được động lực phát triển trong kỷ nguyên mới.

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?

Tiêu điểm -  4 phút

Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'

Doanh nghiệp -  2 giờ

Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa

Tiêu điểm -  2 giờ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  3 giờ

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Doanh nghiệp -  4 giờ

Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

Doanh nghiệp -  8 giờ

Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  8 giờ

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.