Doanh nghiệp
Go-Viet tham vọng xây dựng nền tảng đa dịch vụ từ ứng dụng gọi xe
Sau 6 tuần thử nghiệm, Go-Viet tuyên bố nắm giữ 35% thị phần xe ôm công nghệ và đang chuẩn bị tung ra dịch vụ Go-Car (gọi xe 4 bánh), làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tại nhà, ví điện tử.
Chiều 12/9, Go-Viet, ứng dụng được công ty công nghệ Go-Jek của Indonesia hậu thuẫn đã chính thức ra mắt thị trường Hà Nội. Thời gian đầu, 2 dịch vụ được triển khai là Go-Bike (dịch vụ gọi xe công nghệ 2 bánh) và Go-Send (dịch vụ chuyển phát nhanh).
Trước đó, ứng dụng Go-Viet đã được triển khai thử nghiệm từ hồi giữa tháng 7/2018. Đại diện công ty cho biết, sau 6 tuần, Go-Viet thu hút hơn 25.000 tài xế và đạt hơn 1,5 triệu lượt tải về ở Việt Nam.
"Chúng tôi tràn đầy hy vọng về tương lai của Go-Viet tại thị trường Việt Nam. Bởi tính cho tới thời điểm hiện tại, Go-Viet đã nắm giữ tới 35% thị phần xe ôm công nghệ tại TP. HCM sau thời gian rất ngắn triển khai”, ông Nadiem Makarim, CEO Go-Jek nói.
Ông không phủ nhận, đây chỉ là những hiệu ứng mang tính ngắn hạn, khi Go-Viet liên tục tung ra các chương trình giảm giá, khuyến mãi "sập sàn" nhằm giành giật thị phần cũng như thu hút các tài xế.
Nhưng vị CEO này vẫn tin tưởng: "Tiềm năng của Go-Viet là rất lớn, nhờ sở hữu nguồn lực tài chính dồi dào, nền tảng công nghệ hiện tại và nhân sự bản địa giàu kinh nghiệm".
Bên cạnh đó, phía Go-Viet cho biết, đang gấp rút tung ra dịch vụ Go-Car (dịch vụ gọi xe công nghệ 4 bánh) cạnh tranh với Grab Car, sớm nhất là 4 tháng nữa. Đồng nghĩa, mảng kinh doanh béo bở nhất của Grab tại Việt Nam đang bị đe dọa.
Ngoài ra, động thái này được cho là sẽ thay đổi đáng kể cục diện thị trường ứng dụng gọi xe công nghệ tại Việt Nam, khi người tiêu dùng trong nước có thêm sự lựa chọn.

Thực tế tại thị trường gọi xe công nghệ Việt Nam, Go-Viet được Go-Jek hậu thuẫn là một trong số ít các ứng dụng có khả năng đối đầu trực tiếp với Grab ở thời điểm này.
Go-Jek đang định giá 5 tỷ USD, còn Grab nhỉnh hơn với 6 tỷ USD. Go-Jek tuyên bố dành 500 triệu USD để mở rộng sang các thị trường thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
Ông Nadiem Makarim tiết lộ, Việt Nam là thị trường quốc tế đầu tiên được Go-Jek chọn để triển khai ngoài Indonesia. Ông nhận thấy, giữa 2 thị trường có nhiều điểm tương đồng, như dân số trẻ, hiểu biết nhiều về công nghệ và thói quen sử dụng điện thoại thường xuyên.
Về phía Grab - đơn vị được cho là đối đầu trực tiếp với Go-Viet ở Việt Nam, bà Tan Hooi Ling - đồng sáng lập Grab tuyên bố cách đây ít ngày: "50% người tiêu dùng ở Việt Nam sẽ dùng dịch vụ của công ty vào năm 2020".
Không xem đây là lời đe dọa, ông Nguyễn Vũ Đức - đồng sáng lập kiêm CEO Go-Viet nói với TheLEADER, công ty mong muốn có nhiều đối thủ cạnh tranh để có các bài học, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ.
"Trước hết, chúng tôi luôn tôn trọng tất cả các đối thủ tham gia thị trường. Nhưng không phải vì thế, mà chúng tôi chùn tay, hay khoan nhượng với họ", ông Đức nói.
Nhà sáng lập Go-Viet khẳng định không hề lo ngại khi các đối thủ đưa ra các mục tiêu về thị phần. Ngược lại, ông xem đây là động lực để ứng dụng của mình vượt lên trên tất cả.
"Chúng tôi không đơn thuần là một ứng dụng riêng lẻ chỉ để gọi xe, hay giao hàng... Từ đầu, Go-Viet đã xác định là một nền tảng đa dịch vụ theo yêu cầu, với mục tiêu giúp cải thiện và nâng cao đời sống người Việt Nam. Do đó, thời gian tới, chúng tôi sẽ ra mắt thêm nhiều dịch vụ hơn nữa, như gọi xe 4 bánh, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe tại nhà, ví điện tử...", ông Nguyễn Vũ Đức chia sẻ.
Gần đây nhất, thị trường gọi xe Việt Nam đã đón nhận 2 cái tên mới. FastGo - ứng dụng gọi xe của Việt Nam, thuộc Tập đoàn NextTech công bố nhận vốn 3 triệu USD, đã thu hút được hơn 20.000 lái xe.
Trong khi đó, VNG cũng nhảy vào thị trường gọi xe và đặt món trực tuyến, bằng việc phát triển thêm tính năng gọi xe cho ứng dụng Zalo.
Ước tính, quy mô thị trường gọi xe Việt Nam là khoảng 1,7 tỷ USD. Ngoài Grab đang dẫn đầu thị trường, vần còn hơn 50% thị phần gọi xe vẫn dành cho các ứng dụng gọi xe khác và cả các hãng taxi truyền thống.
Dù đang chiếm thị phần lớn tại thị trường gọi xe Việt Nam, Grab đã liên tục tung ra các hoạt động giảm giá, khuyến mãi nhằm giữ vững thị phần. Bên cạnh đó, hãng này còn tung ra nhiều chương trình thu hút tài xế mới, cũng như từ các đối thủ.
Một số tài xế của Grab Việt Nam cho biết, vài tháng trở lại đây, số cuốc xe mỗi ngày có phần vơi đi, nên thu nhập của họ giảm. Trong khi nhu cầu gọi xe qua ứng dụng không tăng, số lượng tài xế lại ngày một nhiều lên đã dẫn tới tình trạng nói trên.
Nắm được điểm mấu chốt này, Grab Việt Nam đã trình lên Bộ GTVT đề xuất mở rộng ứng dụng tại các tỉnh như Ninh Thuận, Đồng Tháp, Gia Lai... Nhưng phía Bộ GTVT đã bác bỏ đề xuất, đồng thời yêu cầu Grab triển khai dịch vụ đúng theo đề án thí điểm tại 5 tỉnh thành là Hà Nội, TP. HCM, Khánh Hòa, Đà Nẵng và Quảng Ninh.
GO-VIET đã có cả ngàn tài xế đối đầu Grab sau một tháng ra mắt
Ứng dụng gọi xe Việt Nam chiêu mộ 10.000 tài xế chỉ sau 2 tháng hoạt động
Ứng dụng gọi xe FastGo hiện không thu phí chiết khấu đối với tài xế lái xe theo tỷ lệ %, mà chỉ thu phí dịch vụ không quá 30.000 đồng/ngày.
Zalo nhảy vào thị trường gọi xe và đặt món trực tuyến
Với hơn 100 triệu người dùng sau gần 6 năm hoạt động, Zalo sẽ trở thành một đối thủ đáng gờm dành cho Grab, GO-JEK khi bắt đầu thử nghiệm 2 dịch vụ mới là Zalo Taxi và Zalo Food tại Việt Nam.
Ứng dụng GO-VIET được GO-JEK hậu thuẫn bắt đầu thử nghiệm gọi xe tại TP. HCM
Sau lần thử nghiệm này, ứng dụng GO-VIET sẽ chính thức được ra mắt vào tháng 9 năm nay với kỳ vọng thay đổi thị trường ứng dụng gọi xe Việt Nam.
Ứng dụng gọi xe ngoại dần thâu tóm thị phần taxi tại Việt Nam
Taxi truyền thống ngày một xuống dốc, ứng dụng gọi xe nội vừa ra mắt đã liên tục bị phàn nàn tạo điều kiện cho kế hoạch đánh chiếm thị trường Việt Nam của Grab, hay sắp tới là Go-Jek trở nên thênh thang, rộng mở.
Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản
Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.
'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm
Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.
Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.
Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần
Hodeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 424 tỷ đồng năm 2025, tăng 633% so với thực hiện năm ngoái. Cơ sở nào để doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu “khủng”?
Giá vàng hôm nay 9/5: Cắm đầu sau khi Mỹ - Anh đạt thoả thuận
Giá vàng hôm nay 9/5 giảm thêm 0,5 - 1 triệu đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.
Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68
Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.
Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân
Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.
Vietnam Airlines mở lại đường bay Hà Nội - Moscow
Sau ba năm tạm dừng, đường bay thẳng kết nối Hà Nội với Moscow chính thức hoạt động trở lại vào ngày 8/5 với 254 hành khách từ Việt Nam.
Đàm phán thương mại với Mỹ về thuế đối ứng, Việt Nam cần lưu ý gì?
Ngoài vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, Việt Nam cần tính đến khả năng những thỏa thuận trong đàm phán thương mại với Mỹ ảnh hưởng tới các cam kết với những nước khác.
Chủ tịch CEO Group: 'Đã xuất hiện các điều kiện thuận lợi chưa từng có'
Năm nay CEO Group chuẩn bị mọi nền tảng - chiến lược mới, con người, tài chính, quỹ đất và các nguồn lực cần thiết khác - để bước vào giai đoạn “tiến công” từ năm 2026.
Sumitomo đầu tư khu công nghiệp 2.900 tỷ đồng tại Thanh Hóa
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa chấp thuận chủ trương đầu tư và chấp thuận nhà đầu tư cho dự án KCN Thăng Long Thanh Hóa.